Mục lục
1.Nguyên nhân khiến trẻ lờ đờ mệt mỏi
Nguyên nhân khiến trẻ lờ đờ mệt mỏi vô cùng đa dạng. Chúng có thể xuất phát từ nguyên nhân khá đơn giản nhưng đôi khi lại là dấu hiệu của bệnh lý cần được phát hiện và điều trị sớm. Trẻ lờ đờ mệt mỏi thường do một số nguyên nhân phổ biến sau:
Do rối loạn giấc ngủ
Thông thường, trẻ em cần ngủ đủ khoảng 8 - 10 tiếng mỗi đêm. Nếu giấc ngủ của trẻ bị rút ngắn, hoặc trẻ ngủ không sâu giấc sẽ dễ khiến con cảm thấy mệt mỏi và mất tập trung ở ban ngày. Tình trạng rối loạn giấc ngủ có thể gặp ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào của con. Tuy nhiên, thường gặp nhất ở trẻ trong độ tuổi đi học do trẻ hay phải thức khuya hoàn thành bài tập và gặp nhiều căng thẳng hơn.
Do thiếu vitamin và khoáng chất
Các vi chất là yếu tố cần thiết đảm bảo cho sự phát triển bình thường của bé. Chúng đảm bảo cho các hoạt động thể chất và trí não của con được diễn ra bình thường. Trẻ bị thiếu hụt vi chất thường có biểu hiện chậm chạp, mệt mỏi, khó chịu và dễ cáu gắt hơn. Đặc biệt trong đó, các vitamin giữ nhiệm vụ quan trọng trong việc chuyển hóa năng lượng từ thức ăn, phục vụ cho hoạt động hàng ngày của bé. Thiếu hụt vitamin, con thường cảm thấy mệt mỏi do bị thiếu năng lượng và đề kháng kém.
Do mắc bệnh lý
Trẻ mệt mỏi, lờ đờ đôi khi còn là hậu quả của một bệnh lý nào đó mà ba mẹ không nên chủ quan. Một số bệnh lý thường gặp khiến trẻ lờ đờ mệt mỏi, đặc biệt trong khí hậu lạnh khô khi mùa đông sắp đến như: trẻ bị viêm họng, viêm phổi, viêm tai giữa, chân tay miệng, thuỷ đậu,...
Ngoài ba nguyên nhân phổ biến ở trên, tình trạng trẻ lờ đờ mệt mỏi còn có thể do con không có thói quen sinh hoạt khoa học, trẻ lâu ngày lười vận động hoặc nhiều trường hợp không xác định được nguyên nhân chính.
Trẻ lờ đờ mệt mỏi đôi khi là dấu hiệu của một bệnh lý
2.Trẻ lờ đờ mệt mỏi mẹ phải làm sao?
Trẻ lờ đờ mệt mỏi khiến không ít ba mẹ cảm thấy lo lắng do không biết phải làm sao. Tình trạng này khi kéo dài sẽ gây ảnh ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động thể chất và tâm lý của con. Để giúp con cải thiện vấn đề này mẹ có thể tham khảo một số giải pháp như sau:
2.1 Bổ sung vitamin nâng cao đề kháng
Thiếu hụt vitamin và dưỡng chất là nguyên nhân phổ biến khiến trẻ mệt mỏi và mất tập trung. Các vi chất như kẽm, selen, crom, các vitamin,... giúp hỗ trợ và cải thiện hệ miễn dịch của trẻ, giúp bé ăn ngon, giảm tình trạng ốm vặt, căng thẳng và mệt mỏi.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo đối với trẻ lờ đờ mệt mỏi, đề kháng kém, ba mẹ nên lưu ý bổ sung đầy đủ 4 nhóm vitamin quan trọng sau cho bé:
Vitamin A
Là dưỡng chất có vai trò quan trọng trong xây dựng cơ bắp. Thiếu hụt vitamin A khiến cơ yếu và bé thường cảm thấy mệt mỏi. Để bổ sung vitamin A cho con, mẹ có thể sử dụng các thực phẩm như cà rốt, khoai lang, xoài, đu đủ, rau bina,...
Vitamin C
Giúp tăng cường khả năng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng tổng thể của bé. Ngoài ra vitamin C còn đảm bảo hoạt động bình thường của tế bào trong cơ thể. Mức hoạt động của tế bào thấp sẽ khiến bé cảm thấy uể oải, mệt mỏi, kém tập trung. Cam, quýt, bưởi, dứa, ớt chuông, bông cải xanh, quả anh đào là nguồn thực phẩm giàu vitamin C mà mẹ có thể cho bé dùng hàng ngày.
Các vitamin nhóm B (Vitamin 3B)
Là nhóm dưỡng chất quan trọng đóng góp nhiều vai trò khác nhau giúp bé phát triển toàn diện. Vitamin B1 cần thiết cho sự phát triển chức năng của hệ thần kinh của bé. Thiếu vitamin B1, bé thường tư duy kém, phản xạ chậm chạp. Vitamin B1 có nhiều trong thịt nạc, cá, rau họ đậu, sữa, các loại hạt, gạo còn nguyên cám.
Vitamin B12 có vai trò chủ yếu liên quan đến quá trình tạo máu. Thiếu vitamin B12 sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng và chất lượng hồng cầu khiến trẻ có nguy cơ bị thiếu máu dẫn đến cơ thể ốm yếu suy nhược. Để bổ sung, mẹ có thể cho bé dùng các loại thực phẩm như thịt bò, thịt gia cầm, nấm đông khô, nấm hương,...
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý cung cấp đầy đủ vitamin B6 cho con. Thiếu vitamin B6, trẻ thường ngủ chập chờn không sâu giấc dẫn đến trẻ lờ đờ mệt mỏi, lờ đờ. Thịt bò, thịt gia cầm, khoai lang, khoai tây, ngô là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 mà mẹ có thể cho con sử dụng.
Vitamin D
Giúp hỗ trợ hấp thu canxi, góp phần vào cấu tạo và phát triển cơ, xương. Ngoài ra, vitamin D còn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, hỗ trợ hấp thu các vi chất dinh dưỡng và khoáng chất khác. Do đó, bé thường cảm thấy mệt mỏi, lười vận động khi không được bổ sung đủ vitamin D.
Bổ sung đầy đủ vitamin và dưỡng chất giúp bé tăng cường sức đề kháng
Mời mẹ tham khảo thêm: Top 7 thực phẩm tăng đề kháng cho trẻ
Để cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho con, bên cạnh việc bổ sung qua chế độ ăn uống mẹ có thể kết hợp sử dụng kèm các sản phẩm chứa vitamin tổng hợp để đáp ứng đủ nhu cầu hàng ngày cho con.
Hiện nay, trên thị trường đã có các dòng sản phẩm chứa lượng vitamin C chiết xuất từ quả anh đào kết hợp với linh chi hữu cơ giúp con hấp thu tốt và nâng cao sức đề kháng hiệu quả. Việc lựa chọn kết hợp sử dụng các sản phẩm bổ sung vừa giúp mẹ tiết kiệm thời gian vừa giúp con cảm thấy thoải mái, giảm bớt áp lực trong bữa ăn.
Việc bổ sung dinh dưỡng cho con phải được duy trì trong thời gian nhất định thì mới đem lại hiệu quả. Chính vì vậy, ba mẹ cần thực sự kiên nhẫn đồng hành cùng con nhé.
2.2 Xây dựng thói quen giúp bé ngủ ngon sâu giấc
Thói quen sinh hoạt hàng ngày là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ của con. Có một chế độ sinh hoạt khoa học, giúp con hình thành nên thói quen tốt cho sức khỏe sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh hơn.
Mẹ cùng con xây dựng một chế độ sinh hoạt nề nếp đúng giờ. Tập cho con đi ngủ sớm trước 22h để đảm bảo cho sức khỏe.
Vệ sinh giường ngủ thường xuyên, tạo không gian yên tĩnh để con cảm thấy thoải mái nhất khi ngủ.
Nên tránh để điện thoại và các thiết bị điện tử ở gần nơi trẻ ngủ.
Mẹ có thể dành thời gian kể chuyện hoặc hát ru cho con trước khi ngủ. Ôm ấp, vỗ về tạo cho con cảm giác yên tâm và có giấc ngủ ổn định hơn.
Không nên để bé vận động mạnh trước khi ngủ. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời với cường độ vừa phải.
Cho con ăn một lượng vừa phải hợp lý. Nhất là với trẻ sơ sinh thường bị tỉnh giấc vào ban đêm do bị đói hoặc lạnh.
Xây dựng một chế độ sinh hoạt khoa học giúp con có giấc ngủ “chất lượng” giảm tình trạng lờ đờ, mệt mỏi, kém tập trung
Có thể mẹ quan tâm: Trẻ hay ốm vặt nên bổ sung gì?
2.3 Trẻ lờ đờ mệt mỏi khi nào cần đi khám bác sĩ?
Thông thường, tình trạng trẻ lờ đờ mệt mỏi do thiếu ngủ hay chất dinh dưỡng thường sẽ được cải thiện trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, nếu thấy con mệt mỏi trong thời gian dài và kèm theo các dấu hiệu nghi ngờ của một bệnh lý nào đó, mẹ nên nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
Đặc biệt khi trẻ có dấu hiệu chán nản mệt mỏi do tâm lý, mẹ nên xem xét động viên khích lệ con hoặc có thể đưa bé đến gặp chuyên khoa tâm lý để giải quyết vấn đề càng sớm càng tốt. Trẻ lờ đờ mệt mỏi có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mặc dù trong hầu hết trường hợp, tình trạng này thường không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu ba mẹ không không có giải pháp xử trí đúng đắn kịp thời, sẽ gây nhiều ảnh hưởng xấu về thể chất lẫn tinh thần của bé sau này.
Qua bài viết trên, Neo Kids đã cung cấp thêm cho mẹ một số phương pháp xử lý khi thấy trẻ lờ đờ mệt mỏi. Mong rằng đây sẽ là những thông tin bổ ích hỗ trợ mẹ trong quá trình nuôi con an toàn, khỏe mạnh và khoa học.