Mục lục
1. Hình ảnh phân sống ở trẻ ăn dặm và cách nhận biết
Phân sống ở trẻ ăn dặm là tình trạng thức ăn không tiêu hóa và hấp thu triệt để khi vào cơ thể mà một phần hoặc toàn bộ bị đào thải trực tiếp ra ngoài theo phân.
Tình trạng này kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ, có thể gây suy dinh dưỡng, thấp còi. Vì thế các phụ huynh đang có con trong giai đoạn ăn dặm cần nhận biết các dấu hiệu của phân sống để có biện pháp xử lý kịp thời.
Các dấu hiệu phân sống ở trẻ ăn dặm cụ thể như sau:
Trẻ quấy khóc nhiều: Thức ăn không được phân cắt mà tồn đọng trong ống tiêu hóa do thiếu hụt men tiêu hóa khiến bé cảm thấy đầy bụng, chướng bụng, khó chịu và quấy khóc nhiều.
Phân của trẻ dạng lỏng hoặc sền sệt: Thức ăn và chất dinh dưỡng khi tới đại tràng sẽ diễn ra quá trình tái hấp thu nước, dinh dưỡng và các ion khoáng. Tuy nhiên với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, nhu động ruột quá nhanh khiến quá trình tái hấp thu chưa kịp diễn ra, khiến nước và dưỡng chất được tống ra ngoài theo phân, gây hiện tượng phân lỏng.
Phân của trẻ có nhiều lợn cợn: Lợn cợn hạt trắng hoặc các sợi thức ăn chưa tiêu hóa là hình ảnh phân sống điển hình ở trẻ ăn dặm.
Màu sắc phân bất thường: Bình thường phân của trẻ sẽ có màu vàng, nhưng đối với các trẻ bị đi ngoài sống phân, phân có thể có màu vàng ngả xanh hoặc màu xanh.
Phân có nhiều chất nhầy hoặc có thể xuất hiện máu: Tình trạng trẻ bị đi ngoài phân sống kéo theo chất nhầy kéo dài có thể khiến niêm mạc hậu môn bị tổn thương, gây chảy máu.
Dựa vào các dấu hiệu nêu trên, phụ huynh có thể phán đoán được con của mình có bị đi ngoài phân sống hay không. Từ đó tìm ra các biện pháp khắc phục tình trạng này.
Hình phân bất thường ở trẻ ăn dặm
2. Chăm sóc trẻ đi ngoài phân sống như thế nào?
Hình ảnh phân sống ở trẻ ăn dặm là dấu hiệu bất thường, cảnh báo đường tiêu hóa của trẻ đang gặp vấn đề, có thể bắt nguồn từ chế độ ăn dặm. Vì vậy các mẹ cần có biện pháp chăm sóc trẻ bị đi ngoài sống phân để nhanh chóng khắc phục tình trạng này.
2.1. Theo dõi phân của trẻ và điều trị kịp thời
Trong giai đoạn đầu đời, nhất là khi trẻ chuyển sang chế độ ăn dặm, mẹ cần thường xuyên để ý đến tình trạng phân của trẻ.
Khi phát hiện các dấu hiệu phân sống, mẹ cần tìm ra nguyên nhân gây ra tình trạng này và loại bỏ nó, có thể nhờ đến sự tư vấn, hỗ trợ của nhân viên y tế.
Việc phát hiện sớm hình ảnh phân sống ở trẻ ăn dặm sẽ tránh cho con phải chịu đựng tình trạng này lâu ngày, gây khó tiêu, đầy bụng.
2.2. Điều chỉnh chế độ ăn dặm của trẻ
Trẻ đi ngoài phân sống có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu thường xuất phát từ các sai lầm trong chế độ ăn dặm của trẻ như cho trẻ ăn dặm quá sớm, ép trẻ ăn quá nhiều, chế độ dinh dưỡng thiếu cân bằng…
Vì vậy điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng là điều đầu tiên các mẹ nên nghĩ tới khi các bé bị đi ngoài phân sống trong giai đoạn ăn dặm.
Với trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi nên xay nhỏ thức ăn, lựa chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, ít chất xơ, hạn chế dầu mỡ, không ép trẻ ăn quá nhiều và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính của trẻ.
Với trẻ trên 1 tuổi: Ngoài các lưu ý như trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ cần tăng dần độ đặc trong các bữa ăn dặm của trẻ. Xây dựng chế độ ăn đa dạng, cân bằng dinh dưỡng, phù hợp với nhu cầu của trẻ.
Trình tự ăn dặm của trẻ theo từng giai đoạn
2.3. Vệ sinh sạch sẽ
Bởi vì các vi khuẩn, vi sinh vật có thể dễ dàng tấn công vào hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ, gây mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột. Từ đó dẫn đến các trục trặc trong quá trình tiêu hóa.
Vì vậy các mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ bản thân, người chăm sóc trẻ và vệ sinh sạch sẽ cho trẻ để ngăn chặn tình trạng đi ngoài phân sống. Cụ thể như sau:
Đối với mẹ: Cần thường xuyên vệ sinh sạch sẽ đầu ngực, tránh để sữa bám lại, lên men khiến trẻ dễ bị nhiễm khuẩn khi bú.
Đối với trẻ: Các mẹ cần vệ sinh cẩn thận cho con, lau rửa nhẹ nhàng, sạch sẽ và thường xuyên.
Nếu trẻ đi ngoài phân sống kèm theo tổn thương niêm mạc hậu môn, mẹ cần vệ sinh nhẹ nhàng tại đó và nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ.
Ngoài ra mẹ cũng cần lựa chọn các loại thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng, uy tín, an toàn cho bé. Khi chế biến thức ăn cho trẻ, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ nấu nướng, bát, muôi ăn dặm của trẻ…
Trẻ bị đi ngoài phân sống cần được vệ sinh sạch sẽ và cẩn thận
2.4. Bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho trẻ
Mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột cũng là nguyên nhân khiến các bé bị đi ngoài phân sống. Chưa kể bổ sung lợi khuẩn trong giai đoạn này sẽ giúp trẻ tiêu hóa thức ăn hiệu quả, dễ dàng hơn.
Lưu ý khi phát hiện bé nhà mình bị đi ngoài sống phân, các mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc để điều trị cho trẻ. Việc này có thể khiến tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
3. Trẻ ăn dặm bị đi ngoài phân sống có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia, nếu trẻ đi ngoài phân sống, phân thể rắn hoặc dạng lợn cợn, có nước với tần suất 1 - 3 lần/ngày thì ba mẹ không cần quá lo lắng. Khi đó ba mẹ chỉ cần chú ý chăm sóc trẻ và điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp với con. Dần dần cơ thể trẻ sẽ tự phục hồi và đào thải các độc tố, cặn dư còn sót lại.
Các trường hợp đi ngoài phân sống sẽ khiến trẻ bị mất nước, vì vậy mẹ cần chú ý bù nước và các chất điện giải cho con, đồng thời mẹ cũng cần theo dõi sát sao các dấu hiệu bất thường của con để đưa ra hướng xử lý phù hợp.
Vậy khi nào trẻ ăn dặm bị đi ngoài phân sống cần đến gặp bác sĩ? Trong một số trường hợp, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường sau:
Bé bị đi ngoài phân sống hơn 4 - 5 lần/ngày, phân nhiều nước.
Bé bị đi ngoài phân lỏng hơn 10 lần/ngày thì có thể con đang bị tiêu chảy cấp.
Bé đi ngoài phân sống kéo dài liên tục, chậm tăng cân, biếng ăn, cơ thể mệt mỏi, phản xạ kém.
Trẻ nhỏ bị đi ngoài phân sống kèm sốt cao, nôn ói.
Khi đó ba mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và có hướng xử lý phù hợp, kịp thời.
Ba mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp
Trên đây là các thông tin cơ bản về hình ảnh phân sống ở trẻ ăn dặm. Khi gặp tình trạng này ba mẹ cần chú ý hơn trong quá trình chăm sóc trẻ, đồng thời thay đổi chế độ ăn phù hợp cho đến khi hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động bình thường trở lại.
Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.
Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:
Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA: Link 1
Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3
Vitamin C Neo Kids: Link 4
Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.