Bảng tăng cân của trẻ sơ sinh theo từng tháng cho biết điều gì?

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Theo dõi bảng tăng cân của trẻ sơ sinh sẽ giúp ba mẹ so sánh cân nặng, tốc độ tăng trưởng của con so với quy chuẩn. Từ đó có thể kịp thời điều chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt phù hợp để trẻ phát triển tối ưu. Trong bài viết dưới đây Neokids sẽ giúp mẹ tổng hợp bảng cân nặng của trẻ sơ sinh theo công bố của WHO.

1. Tại sao cần theo dõi bảng tăng cân của trẻ sơ sinh?

Việc theo dõi cân nặng, chiều cao của trẻ, nhất là trong giai đoạn sơ sinh là hết sức cần thiết để đảm bảo con đang phát triển bình thường. Bởi vì:

  • Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong những chỉ số quan trọng mà bác sĩ có thể sử dụng để xác định tình trạng sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

  • Các bậc phụ huynh có thể sử dụng bảng cân nặng để áp dụng các phương pháp chăm sóc phù hợp hơn.

Trẻ nhẹ cân hoặc thừa cân so với tiêu chuẩn có thể tiềm ẩn nhiều mối nguy cơ, đe dọa đến sự phát triển của các bé. 

  • Các nguy cơ sức khỏe khi trẻ nhẹ cân: Trong ngắn hạn trẻ có thể gặp các vấn đề về hô hấp, dễ bị nhiễm trùng, vàng da, hạ đường huyết… Trong dài hạn trẻ có thể đối mặt với các vấn đề về chậm phát triển trí não, vận động, khả năng học tập kém….

  • Các nguy cơ sức khỏe khi trẻ thừa cân: Trẻ sơ sinh thừa cân có nguy cơ cao phải đối mặt với các bệnh lý như huyết áp cao, tiểu đường, các bệnh đường hô hấp…

Vì thế theo dõi tốc độ tăng cân – chiều cao của trẻ theo độ tuổi sẽ góp phần giúp ba mẹ theo sát quá trình tăng trưởng và phát triển của con.

2. Bảng cân nặng, chiều cao của trẻ sơ sinh chuẩn WHO

Dưới đây là bảng tăng cân của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi đối với bé trai và bé gái được Tổ chức Y tế Thế giới WHO cập nhật mới đây nhất.


Cụ thể cân nặng của trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn như sau:

  • Đối với các bé mới sinh: Cân nặng trung bình của các em bé mới chào đời là khoảng 3,3kg và có chiều dài 50cm. Đồng thời chu vi vòng đầu của bé trai là khoảng 34,3cm và bé gái là 33,8cm.

  • Với em bé chào đời được 4 ngày tuổi: Trong khoảng thời gian này, cân nặng của bé sẽ giảm từ 5-10% so với lúc mới sinh, do cơ thể trẻ bị mất nước qua đường hô hấp, bài tiết nước tiểu…

  • Trẻ từ 5 ngày tuổi đến 3 tháng tuổi: Sau khoảng 2 tuần tuổi cân nặng của trẻ mới trở lại như lúc mới sinh. Trong giai đoạn này thì cân nặng của trẻ sẽ tăng khoảng 15 - 30g.

  • Trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi: Trong giai đoạn này cân nặng của bé có thể tăng lên 225g sau mỗi 2 tuần và khi 6 tháng tuổi cân nặng có thể tăng gấp đôi cân nặng lúc mới sinh.

  • Trẻ từ 7 – 12 tháng tuổi: Lúc này cân nặng trung bình của bé sẽ tăng khoảng 500g/tháng. Khi được 12 tháng tuổi, em bé sẽ có cân nặng gấp khoảng 3 lần lúc mới sinh và chiều cao khoảng 72 – 76cm.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Cân nặng của trẻ sơ sinh có thể bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố, có thể kể đến như giới tính thai nhi, gen di truyền, dinh dưỡng trong thai kỳ… Trong đó các yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến cân nặng của trẻ sơ sinh bao gồm:

  • Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh: Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến cân nặng của trẻ sơ sinh, trong đó sữa mẹ và sữa công thức là 2 nguồn dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng cân của trẻ. Ngoài ra, khi trẻ ngoài 6 tháng tuổi, mẹ cần bổ sung thêm các thực phẩm khác ngoài sữa thông qua những bữa ăn dặm. 

  • Môi trường sống của trẻ sơ sinh: Nếu trẻ sơ sinh phải sống ở môi trường ô nhiễm hoặc gần mầm bệnh, chắc chắn bé sẽ phải thường xuyên đối mặt với các bệnh lý, viêm nhiễm do vi khuẩn, virus… Khi đó cơ thể trẻ cần “huy động” nhiều năng lượng. nguồn lực nội sinh để chiến thắng được mầm bệnh. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhẹ cân, còi cọc, suy dinh dưỡng ở những trẻ phải sống trong môi trường “thiếu lành mạnh”.

  • Do gen di truyền của trẻ: Các yếu tố di truyền bao gồm cân nặng mới sinh của bố và mẹ, nhóm máu, lượng mỡ thừa… có tác động đáng kể đến sự phát triển của trẻ sơ sinh.

  • Tình trạng sức khỏe của mẹ khi mang thai: Nếu trong thai kỳ, người mẹ ăn uống thiếu chất hoặc bị thiếu máu do thiếu sắt, thiếu máu do thiếu folate… thì thai nhi khi sinh ra có nguy cơ bị sinh non, nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn trong bản tăng cân của trẻ sơ sinh theo WHO.

  • Do ảnh hưởng từ các bệnh lý: Theo các chuyên gia, trẻ em mắc các bệnh lý bẩm sinh như tim bẩm sinh, lao, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn… thường có cân nặng thấp hơn và tốc độ tăng cân chậm hơn so với những em bé bình thường.

Cân nặng của trẻ sơ sinh có thể phụ thuộc vào một hoặc nhiều yếu tố nêu trên. Từ đó ba mẹ có thể tham khảo ý kiến chuyên gia hoặc điều chỉnh phương pháp chăm sóc sao cho phù hợp.


Sữa mẹ nguồn dinh dưỡng quan trọng có ảnh hưởng lớn đến tốc độ tăng cân của trẻ

4. Mẹ cần làm gì khi con nhẹ cân hoặc thừa cân

Theo dõi bảng tăng cân của trẻ sơ sinh, giúp ba mẹ phần nào đánh giá được tốc độ tăng trưởng của con có tốt hay không. Dưới đây là một số lời khuyên dành cho các phụ huynh có con thừa hoặc thiếu cân.

4.1. Phương pháp cải thiện cân nặng cho trẻ sơ sinh bị nhẹ cân

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ sơ sinh bị nhẹ cân là tình trạng em bé sinh ra có cân nặng nhẹ hơn mức -2SD theo bảng cân nặng của trẻ sơ sinh do WHO công bố. Khi đó các mẹ có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây để trẻ nhanh chóng đạt được cân nặng theo khuyến cáo:

  • Cho trẻ bú đúng cách: Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ. Vì vậy để trẻ tăng cân đều, mẹ cần đảm bảo cho con bú đủ lượng sữa theo khuyến cáo của các chuyên gia. Nếu sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ, ba mẹ cần xem xét bổ sung thêm sữa công thức vào chế độ dinh dưỡng của con.

  • Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của mẹ: Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sữa cho trẻ sơ sinh. Vì vậy mẹ cần ăn uống đầy đủ, đảm bảo bổ sung các vi chất, chất dinh dưỡng cần thiết để có nguồn sữa ổn định cho con.

  • Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ: Khi trẻ tròn 6 tháng tuổi, mẹ nên tập cho bé làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của bé đã có thể tiếp nhận được các loại thức ăn đặc hơn sữa. Từ đó giúp trẻ hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng phong phú hơn và được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào hơn.

  • Quan tâm đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Bên cạnh việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, mẹ cũng cần đảm bảo chất lượng giấc ngủ của trẻ. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ chậm tăng trưởng, còi cọc ở trẻ sơ sinh.


Dinh dưỡng của mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và số lượng sữa cho trẻ sơ sinh

4.2. Giải phải cho mẹ có trẻ sơ sinh thừa cân

Trẻ sơ sinh thừa cân là tình trạng các bé khi sinh ra có cân nặng vượt mức 2SD như đã công bố trong Bảng cân nặng sơ sinh của WHO. Khi đó các mẹ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Kiểm soát lượng sữa hàng ngày của trẻ: Nếu trẻ uống sữa mẹ, mẹ nên dùng máy hút sữa để hút sữa ra bình có hiển thị vạch đong. Như vậy mẹ có thể chủ động gia giảm được lượng sữa cho bé ở mức phù hợp với khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

  • Kiểm soát chế độ ăn dặm của trẻ: Mẹ nên xây dựng thực đơn ăn dặm chi tiết cho bé, đồng thời xác định rõ ràng lượng calo cần cắt giảm trong mỗi khẩu phần ăn để trẻ nhanh chóng về mức cân nặng tiêu chuẩn.

  • Tham khảo ý kiến chuyên gia: Vì giảm cân cho trẻ sơ sinh là một quá trình khó khăn, cần thời gian lâu dài. Do đó mẹ nên tham khảo sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có lời khuyên bổ ích.

Trên đây là các thông tin cơ bản về bảng tăng cân của trẻ sơ sinh, cũng như các thông tin xoay quanh vấn đề này. Hy vọng dựa vào bảng cân nặng của trẻ sơ sinh sẽ giúp các mẹ có chế độ dinh dưỡng và kế hoạch chăm sóc trẻ phù hợp, nhằm đảm bảo sự tăng trưởng và phát triển của trẻ nhé.

Dược sĩ Trần Thanh Bình
Dược sĩ Trần Thanh Bình

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

  • Facebook