Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản mà mẹ cần phải biết

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là tình trạng viêm cấp của cây khí - phế quản, tình trạng này thường xuất hiện sau những đợt nhiễm trùng đường hô hấp. Vậy dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản là gì? và điều trị như thế nào cho hiệu quả? Bài viết sẽ giải đáp cho bạn thắc mắc này.

1. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ là bệnh gì?

Có 2 loại viêm phế quản đó là viêm phế quản cấp và viêm phế quản mạn tính. 

Viêm phế quản cấp là tình trạng viêm nhiễm của cây khí - phế quản, tình trạng này thường xảy ra sau những đợt viêm nhiễm đường hô hấp trên (xảy ra ở những bệnh nhân không rối loạn phổi mạn). Viêm phế quản cấp thường chỉ diễn biến trong 1 thời gian ngắn, nhưng những cơn ho có thể kéo dài trong suốt vài tuần sau đó. 

Viêm phế quản mạn tính ở trẻ em là tình trạng viêm phế quản tái đi tái lại nhiều lần, khiến các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng gây ho, đờm và khó thở.


Viêm phế quản ở trẻ nhỏ 

2. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản ở trẻ em

Viêm phế quản cấp ở trẻ nhỏ là 1 phần của nhiễm trùng đường hô hấp trên, nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do nhiễm Virus (Rhinovirus, virus cúm A hoặc B, Parainfluenza, Metapneumovirus,...). Có dưới 5% trường hợp viêm phế quản cấp gây ra do vi khuẩn, những chủng vi khuẩn điển hình gây bệnh là Mycoplasma pneumoniae, Chlamydia pneumoniae,...

Ban đầu Virus sẽ ảnh hưởng đến mũi, xoang và đường họng của trẻ, sau đó sẽ di chuyển đến niêm mạc phế quản - phổi, tại đây, khi cơ thể chống lại những tác nhân gây bệnh sẽ hình thành nên chất nhầy, và có hiện tượng sưng viêm. 


3. Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ mắc phải viêm phế quản, đặc biệt là viêm phế quản cấp tính, tuy nhiên triệu chứng ban đầu của bệnh thường không rõ ràng dễ nhầm lẫn với các bệnh khác.

3.1. Trẻ bỏ bú, quấy khóc hoặc li bì 

Dấu hiệu trẻ bị viêm phế quản ban đầu mà bố mẹ cần lưu ý là: trẻ ít bú, có dấu hiệu bỏ bú, chán ăn, nôn trớ, cảm thấy đau và tức ở vùng ngực, quấy khóc,...

Trong trường hợp nặng trẻ có thể xuất hiện những cơn ho kéo dài, sốt cao hoặc thậm chí là mất ý thức.


Trẻ bỏ bú, quấy khóc hoặc li bì khi bị viêm phế quản

3.2. Những triệu chứng điển hình 

Trẻ bị viêm phế quản có những triệu chứng và biểu hiện điển hình của viêm nhiễm đường hô hấp trên như:

  • Ho, ho thành cơn hoặc ho có đờm.

  • Sốt, trong trường hợp nặng bệnh nhân có thể gặp tình trạng sốt cao không hạ.

  • Có các cơn khò khè, nhịp thở nông và nhanh.

  • Chảy nước mũi đi kèm với nghẹt mũi.

  • Có tiếng Rales khi tiến hành nghe phổi.

Các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn vào ban đêm, do đó bậc phụ huynh cần theo dõi con sát sao để có thể xử trí kịp thời khi có biến cố xảy ra.

Nếu xuất hiện các triệu chứng này cần phải lập tức đưa trẻ đi cấp cứu:

Trẻ có hiện tượng tím tái, khó thở. Bé bị viêm phế quản thường thở khò khè, do dịch nhầy đường hô hấp khi bị tắc trong thanh quản có thể gây chèn ép đường thở. Để đánh giá được mức độ khó thở ở trẻ, cần để trẻ nằm im trong khoảng một phút, tiến hành đếm nhịp thở của trẻ. Đếm 3 lần để có được kết quả chính xác nhất.

Nhịp thở của trẻ được so sánh với bảng đánh giá ngưỡng thở nhanh theo tuổi dưới đây:


Độ tuổi

Nhịp thở

Trẻ dưới 2 tháng tuổi

Nhịp thở >= 60 lần/phút

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến 12 tháng tuổi

Nhịp thở >= 50 lần/phút

Trẻ từ 1 tuổi đến 5 tuổi

Nhịp thở >= 40 lần/phút

Nhịp thở của trẻ càng nhanh thì cho thấy tình trạng khó thở của trẻ càng nặng và nguy hiểm. Khi trẻ bị khó thở thường sẽ đi kèm theo tình trạng tím tái, tay chân lạnh ngắt hoặc sốt cao. 

Nếu trẻ sốt trên 39 độ C và không có dấu hiệu hạ nhiệt, co giật hoặc mất ý thức thì cần đưa trẻ đi cấp cứu ngay lập tức.


Đau họng, ho, sốt và quấy khóc là những triệu chứng của viêm phế quản ở trẻ 

4. Cách điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ

Viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Viêm phế quản là 1 bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa. Thông thường bệnh sẽ tự cải thiện sau khoảng từ 7 - 10 ngày, nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị kịp thời bệnh sẽ khỏi hẳn và không để lại bất cứ di chứng gì.

Dưới đây là 1 số biện pháp để cải thiện triệu chứng viêm phế quản ở trẻ nhỏ:

  • Vệ sinh mũi cho trẻ: Dùng NaCl 0,9% nhỏ hoặc xịt trực tiếp vào mũi, dùng ngày 2-3 lần để loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn ở mũi bé.

  • Vệ sinh họng: Cho bé súc miệng bằng dung dịch NaCl 0,9%, các chế phẩm có chứa Povidon-Iod, Chlorhexidine hoặc Nano bạc để vệ sinh đường họng tại chỗ cho bé, loại bỏ những vi khuẩn gây bệnh, cải thiện nhanh tình trạng đau và ngứa rát họng.

  • Giữ ấm cơ thể cho bé, việc nhiễm lạnh có thể làm trầm trọng hơn tình trạng viêm phế quản hoặc tiến triển nặng thành viêm phổi. 

  • Theo dõi thân nhiệt của bé, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ C thì cần cho bé uống Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định và liều lượng của bác sĩ. Cởi bớt quần áo, tiến hành chườm ấm để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

  • Không được tự ý lạm dụng thuốc kháng sinh: Nếu nguyên nhân gây viêm phế quản ở trẻ là do Virus thì việc sử dụng kháng sinh để sẽ không có đem lại hiệu quả điều trị, mà còn có thể làm gia tăng các chủng vi khuẩn kháng kháng sinh, gây ảnh hưởng về sau. 

  • Cho trẻ uống nhiều nước ấm: Uống nhiều nước vừa giúp bù lại lượng dịch bị mất khi bị sốt vừa giúp làm loãng đờm, giúp trẻ dễ thở và dễ tống xuất đờm ra khỏi đường hô hấp. 

  • Cha mẹ có thể cho bé dùng thêm mật ong để giảm ho: Hòa loãng mật ong với nước ấm rồi uống giúp làm dịu đường họng, loãng đờm và trừ ho hiệu quả. Tuy nhiên chỉ nên dùng mật ong cho trẻ trên 1 tuổi.


Vệ sinh mũi giúp để loại bỏ chất nhầy và bụi bẩn

Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho trẻ để giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hạn chế tình trạng tái phát:

  • Cho trẻ ăn những thức ăn lỏng như cháo, súp để bù lại lượng dịch bị mất trong quá trình sốt, thức ăn lỏng cũng giúp bé dễ nuốt hơn hạn chế tình trạng buồn nôn do họng bị viêm tấy.

  • Bổ sung nhiều loại trái cây và rau xanh vào khẩu phần ăn của bé để bổ sung các Vitamin, nguyên tố vi lượng nhằm củng cố hệ miễn dịch của bé giúp bé nhanh khỏi bệnh

  • Hạn chế những thực phẩm có sốt cay, quá nhiều gia vị hoặc các loại thức ăn nhanh.

Điều trị viêm phế quản ở trẻ nhỏ chủ yếu dựa vào triệu chứng bệnh, do đó cha mẹ cần theo dõi sát xao tình hình sức khỏe của con, đưa con đi thăm khám sớm nếu diễn biến bệnh trở nặng. Viêm phế quản ở trẻ nhỏ nếu được điều trị sớm sẽ giảm thiểu được tối đa những biến chứng về sau và, hạn chế tình trạng tái nhiễm.


Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect 

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.

Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:

  • Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).

  • Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).

  • Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.

Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.