Mục lục
1. Tại sao nên cho bé ăn dặm sau 6 tuổi?
Trong những tháng đầu sau khi sinh, việc bú sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp đủ dinh dưỡng cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, sữa mẹ hoặc sữa công thức không còn đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Thời điểm này, ăn dặm là cần thiết để tránh tình trạng còi xương, chậm lớn, thiếu máu, và các vấn đề sức khỏe khác.
Thời điểm phù hợp nhất để cho bé ăn dặm là 6 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa phát triển đầy đủ để tiêu hóa và hấp thu thức ăn đặc ngoài sữa mẹ hoặc sữa công thức. Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu như sự quan tâm của trẻ đối với thức ăn, khả năng cầm nắm và sử dụng thìa dĩa, khả năng ngồi vững, và phản xạ nhai chóp chép.
Nếu trẻ đã có các dấu hiệu trên và đủ 6 tháng tuổi mà vẫn không hứng thú với thức ăn, bố mẹ cần kiên nhẫn hướng dẫn và không nên ép buộc. Việc này giúp tránh tình trạng trẻ bú nhiều hơn bình thường và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển từ chế độ ăn sữa sang ăn dặm.
2. Bé 6 tháng ăn dặm được những gì?
Trẻ 6 tháng ăn dặm được những gì là câu hỏi mà nhiều mẹ còn băn khoăn. Thời điểm này, mẹ không nên nóng vội nghĩ rằng con ăn được càng nhiều càng tốt. Thời điểm này, bắt đầu với trái cây là sự lựa chọn dễ dàng nhất. Đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất phong phú giúp bé phát triển toàn diện trong giai đoạn ăn dặm. Mẹ có thể cho bé ăn dặm với chuối, cam, quýt, đu đủ, xoài, táo, lê, bơ. Ngoài ra còn có những nhóm chất sau:
2.1 Nhóm ngũ cốc
Gạo tẻ, gạo nếp, và gạo lứt là những nguồn dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là nhóm tinh bột mà bé cần trong giai đoạn ăn dặm. Trong số này, gạo lứt đem lại một lợi ích đặc biệt, với lớp vỏ lụa giàu vitamin nhóm B (B1, B3, B6), vitamin E, sắt, và chất xơ.
Mẹ có thể chế biến gạo thành thức ăn phù hợp cho bé bằng cách xay nhuyễn và nấu thành bột loãng hoặc nấu cháo loãng. Để làm giàu thêm dinh dưỡng và đa dạng khẩu phần, mẹ cũng có thể thêm vào cháo các loại yến mạch, hạt quinoa, đậu gà,... Những thực phẩm này không chỉ giúp cải thiện hương vị mà còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau cho bé. Việc thay đổi bữa ăn giúp bé trở nên quen thuộc với nhiều loại thực phẩm và khích lệ sự phát triển toàn diện.
Mẹ nên bổ sung ngũ cốc vào chế độ ăn dặm
2.2 Nhóm rau củ
Các loại rau củ có hương vị ngọt tự nhiên giúp kích thích vị giác của bé, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tập ăn. Trẻ ăn dặm ở độ tuổi 6 tháng có thể bắt đầu với nhiều loại rau củ như khoai lang, khoai tây, bí ngô, cà rốt, củ dền, rau cải, rau ngót, và nhiều loại khác.
Khi chế biến các loại củ, mẹ nên nghiền mịn và trộn với sữa để tạo thành bột loãng, giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Riêng đối với rau, quá trình xay nhỏ và nấu cùng cháo sẽ giúp thức ăn trở nên mềm nhuyễn, tăng khả năng tiêu thụ của bé. Một điều quan trọng cần lưu ý là đảm bảo thức ăn không quá đặc, nhằm tránh tình trạng bé gặp khó khăn khi ăn.
Công thức ăn dặm cho bé 6 tháng nên có thêm rau củ
2.3 Nhóm chất đạm
Nhóm chất đạm đóng vai trò quan trọng trong dinh dưỡng của trẻ, đặc biệt là trong giai đoạn ăn dặm và các giai đoạn phát triển tiếp theo. Chất đạm có trong nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là trong thịt đỏ và thịt trắng như thịt lợn, thịt gà, thịt bò, tôm, cá,...
Tuy nhiên, trong chế độ ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi, không cần thiết phải bổ sung quá nhiều loại thịt. Mẹ có thể bắt đầu cho bé tập ăn với lòng đỏ trứng gà, ức gà, bò. Điều này giúp bé làm quen với hương vị thịt và chuẩn bị cho việc thử nghiệm các loại thịt khác trong những giai đoạn ăn dặm tiếp theo.
2.4 Nhóm chất béo
Bên cạnh việc chú trọng đến các nguồn chất đạm và vitamin, mẹ cũng cần lưu ý đến chất béo, một dưỡng chất quan trọng khác đối với sự phát triển của trẻ nhỏ. Khi chuẩn bị đồ ăn dặm cho con, mẹ có thể thêm một chút dầu thực như dầu gấc, dầu oliu, và dầu cá hồi. Các loại dầu này chứa nhiều axit béo omega-3 và các chất dinh dưỡng quan trọng khác, có lợi cho sự phát triển của não và hệ thần kinh.
Nhóm chất béo có lợi nên có trong thực đơn cho bé ăn dặm
3. Gợi ý thực đơn ăn dặm cho bé ăn ngon thun thút
Để đa dạng thực đơn và kích thích vị giác của bé khi bắt đầu ăn dặm, mẹ có thể thử nghiệm một số công thức ăn dặm cho bé 6 tháng sau:
Cháo gạo nấu loãng: Nấu cháo theo tỉ lệ 1 thìa gạo và 10 thìa nước. Sau đó, rây cháo qua dụng cụ dây hoặc sử dụng máy xay để đạt được độ mịn và loãng.
Cháo yến mạch hạt: Mẹ sử dụng yến mạch dạng bột hoặc yến mạch cán mỏng để nấu nhanh chín hơn. Nấu cháo yến mạch hạt với tỉ lệ tương tự như cháo gạo. Cháo yến mạch cung cấp thêm chất xơ và dưỡng chất cho bé.
Cháo bí ngô: Nấu bí ngô và nước với tỉ lệ 1 phần bí ngô và 5-6 phần nước. Rồi xay nhuyễn để có cháo mềm mịn.
Rau cải ngọt trộn đậu phụ: Rau cải ngọt sau khi luộc chín được xay nhuyễn hoặc rây mịn. Đậu phụ non sau khi luộc chín và dầm nát trộn cùng rau cải. Thêm nước rau củ hầm (nước dashi) để tạo thành hỗn hợp mịn và dễ ăn.
Cháo trứng: Sử dụng khoảng 5 thìa cháo và 1-2 thìa lòng đỏ trứng gà. Nước rau củ hầm đun sôi, sau đó thêm cháo xay vào. Đánh tan lòng đỏ trứng và đảo nhanh tay cho đến khi trứng chín. Thêm chút dầu gấc để gia vị và cung cấp chất béo cho bé.
Cháo khoai lang thịt gà: Cháo nấu chín cùng thịt ức gà, khoai lang, nước hầm rau củ. Sau đó rây mịn hoặc xay nhuyễn rồi thêm dầu gấc (hoặc dầu oliu, dầu mè). Món cháo thơm ngon với đầy dinh dưỡng đã hoàn thành rồi.
Quả bơ trộn sữa chua: Bơ cắt nhỏ và nghiền nhuyễn, sau đó trộn đều với một chút sữa chua để tạo hỗn hợp lỏng, sánh mịn. Công thức ăn dặm bổ sung chất xơ và men giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa cho bé yêu hiệu quả.
Cho bé ăn từ loãng đến đặc
4. Lưu ý khi cho bé 6 tháng ăn dặm
Mẹ đã nắm rõ bé 6 tháng ăn dặm được những gì cũng như một số công thức ăn dặm cho bé 6 tháng rồi đúng không nào. Trong quá trình cho bé ăn dặm, ngoài hai vấn đề trên mẹ cũng cần chú ý những điểm sau nhé:
Số lượng thức ăn dặm: Bắt đầu với lượng rất nhỏ, khoảng 5ml (tương đương 1 thìa nhỏ), sau đó tăng dần lên 30-60ml/lần ăn. Điều này giúp bé dần làm quen với thức ăn mới mà không làm tăng quá nhanh cảm giác ngon miệng.
Chuyển từ ngọt sang mặn: Bé nên bắt đầu ăn dặm từ các món có vị ngọt như cháo sữa, bí ngô sữa mẹ trước khi chuyển sang các món mặn như cháo thịt, cháo trứng. Điều này giúp bé thích ứng dần với hương vị mới.
Không nên sử dụng nhiều gia vị: Tránh sử dụng gia vị khi chế biến thức ăn dặm cho bé 6 tháng. Bé còn nhỏ và hệ tiêu hóa chưa đủ để tiêu hóa quá nhiều gia vị như muối, đường, hạt nêm. Thêm vào đó bản thân các nguyên liệu nấu ăn dặm cũng có độ ngọt hay mặn tự nhiên vừa đủ cho bé rồi.
Không nên sử dụng nhiều gia vị quá khi nấu ăn đồ ăn dặm
Bé nên ăn dặm sau khi đã bú sữa: Mẹ hãy bảo đảm bé đã bú mẹ hoặc uống sữa công thức trước khi ăn dặm để duy trì lượng sữa như bình thường. Tránh việc thay thế hoàn toàn uống sữa bằng ăn dặm.
Bắt đầu từ thức ăn nhuyễn và lỏng: Cho bé ăn những thức ăn nhuyễn và lỏng như cháo loãng, sau đó từ từ chuyển sang thức ăn sền sệt và đặc hơn khi bé quen với việc ăn dặm.
Đảm bảo cân đối 4 nhóm chất dinh dưỡng: Mỗi bữa ăn dặm cần đảm bảo đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng: đường bột, đạm, rau củ trái cây, chất béo.
Chọn thực phẩm sạch và an toàn: Lựa chọn thực phẩm sạch và an toàn, ưu tiên chọn rau củ quả theo mùa để đảm bảo chất lượng dinh dưỡng.
Dụng cụ nấu và trữ thức ăn: Rửa sạch và để khô dụng cụ nấu cháo, khay trữ thức ăn sau mỗi lần sử dụng. Tiệt trùng trước khi chế biến thức ăn để tránh gây nhiễm khuẩn đồ ăn của bé.
Thời gian sử dụng thức ăn: Thức ăn đã nấu chỉ nên để trong khoảng 2 giờ. Nếu thừa, mẹ nên ăn hoặc bỏ đi chứ không để lại cho bé ăn bữa sau.
Không ép bé ăn: Tránh cố ép bé ăn khi bé không hợp tác. Khi bé không muốn ăn mẹ có thể duy trì việc bú/uống sữa để đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết.
Tới đây hẳn mẹ đã nắm rõ bé 6 tháng ăn dặm được những gì và tự tin nấu cho con bữa ăn đầu tiên trong đời. Nếu mẹ có bất cứ băn khoăn gì hãy gọi ngay 1900 5066 để dược sĩ tư vấn ngay nhé!