Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần là đủ tiêu chuẩn?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
6 tháng là một cột mốc đánh dấu quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ. Lúc này, con bắt đầu được tiếp xúc với nhiều thứ mới mẻ, tập ăn những thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Điều này là khó khăn lớn cho ba mẹ khi không biết bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần là đủ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh giải tỏa được nỗi lo lắng này.

1. Bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần là đủ?

Bước sang tháng thứ 6 trẻ cần nhiều dinh dưỡng hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển mạnh mẽ. Do đó, ngoài sữa mẹ, bé cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng từ các thực phẩm hàng ngày. Chuyên gia khuyến cáo, trẻ 6 tháng tuổi vẫn cần bổ sung 800 - 900ml sữa/ngày và thêm vào đó khoảng 21,25 - 52,5g thực phẩm ăn dặm mỗi ngày. Tương ứng với ít nhất 1 bữa ăn dặm trong ngày và kèm theo bú sữa mẹ khoảng 200 - 400ml/cữ tương ứng với 4 - 6 cữ/ngày. Sau đó, có thể tăng lượng thức ăn lên dần khi con đã quen với chế độ ăn dặm. 

Bên cạnh việc tăng lượng thức ăn thì số bữa ăn dặm cũng cần tăng dần. Khi lượng ăn dặm tăng, con sẽ bú ít hoặc uống ít sữa hơn nhưng mẹ cần cân đối sao cho lượng sữa chiếm 70% trong khẩu phần ăn hàng ngày.  


Trẻ 6 tháng chỉ cần ăn dặm ngày 1 - 2 bữa là đủ

2. Phương pháp ăn dặm hợp lý khoa học cho bé 6 tháng

Hiện nay, có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến, đó là ăn dặm kiểu truyền thống, kiểu nhật và tự chỉ huy. Với mỗi phương pháp sẽ có lịch ăn dặm khác nhau:

2.1. Ăn dặm theo kiểu truyền thống

Với kiểu ăn dặm truyền thống thì chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo nên bổ sung cho con 2 bữa ăn dặm/ngày. Tuy nhiên, bữa ăn có thể thay đổi linh hoạt theo mong muốn và nhu cầu của con để tạo sự thoải mái, vui vẻ. Miễn là bữa ăn không quá sát với giờ bú để con có đủ thời gian tiêu hóa và hấp thu các dưỡng chất nạp vào. Thực đơn ăn dặm theo kiểu truyền thống cho trẻ có thể bao gồm các món sau:

  • Cháo mịn nấu với cà rốt

  • Súp khoai tây nghiền nhuyễn

  • Cháo bí đỏ cải xoăn

  • Khoai lang nghiền

  • Bột ăn dặm kết hợp rau củ xay

  • Bột bí ngô yến mạch

  • Bơ dầm sữa

Trong thời gian đầu mới tập ăn dặm thì mẹ cần chọn lựa những thực phẩm dễ tiêu, tránh gây kích ứng. Đồng thời cân đối, chia nhỏ thành nhiều cữ tránh quá tải cho hệ tiêu hóa. Thời gian này con đang tập làm quen với thực phẩm mới, vì thế mẹ không nên bắt ép.


Món ăn dặm cho bé 6 tháng cần được xay nhuyễn hoặc nghiền mịn

2.2. Ăn dặm theo kiểu Nhật

Mục đích của phương pháp này chủ yếu là giúp con cảm nhận được mùi vị của thức ăn, thúc đẩy phát triển vị giác. Do đó, trong thời gian đầu mẹ chỉ cần chuẩn bị cho con 1 bữa ăn dặm/ngày và vẫn duy trì bú sữa mẹ để đáp ứng đủ dinh dưỡng cho con. Khi chế biến đồ ăn dặm theo kiểu Nhật, mẹ cần đảm bảo được độ mịn và nhuyễn để con không bị nghẹn. Một số món ăn dặm theo kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng mẹ có thể tham khảo bao gồm:

  • Cháo cá lóc

  • Cá sốt đậu Hà Lan

  • Cháo bánh mì sữa chua

  • Cháo cà rốt nghiền mịn

  • Súp táo khoai lang

  • Cà rốt nghiền

Khi nấu cháo cho trẻ 6 tháng tuổi, mẹ nên nấu theo tỷ lệ gạo/nước là 1:10 để đảm bảo độ loãng. Lưu ý không nêm thêm muối vào đồ ăn và chỉ cho con ăn những loại thịt trắng như cá rô, cá lóc, cá thu, cá diêu hồng,...để tránh bị kích ứng đường ruột.


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng

2.3. Ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy (BLW)

Tương tự như những phương pháp khác, thời gian đầu mẹ không nên đặt áp lực cho con phải ăn nhiều. Hãy để con ăn tự nhiên theo cách con muốn. Với phương pháp ăn dặm BLW, con sẽ được tự do khám phá các món ăn. Điều này sẽ giúp con vui vẻ, thoải mái khám phá các món ăn, đồng thời rèn luyện được tính tự lập và khả năng cầm, nhai, nuốt.

Các món ăn mẹ nên cắt nhỏ từng miếng để con có thể cầm nắm dễ dàng. Đồng thời chỉ nên để 3 - 4 món trong khay ăn dặm để con không bị rối khi chọn lựa. Một thực đơn ăn dặm theo kiểu tự chỉ huy sẽ bao gồm thịt, cá, trứng cùng các loại rau củ luộc, hoa quả xay mịn, cụ thể:

  • Trứng gà chiên, súp lơ, cà rốt luộc xay nhuyễn

  • Chả tôm hấp, Táo xay, bắp cải luộc

  • Thịt gà xay nhỏ cùng mộc nhĩ đem chiên thành từng viên, Bí đỏ và khoai tây hấp

  • Nui, đậu luộc, trứng chiên tôm

  • Măng tây hấp, bánh khoai lang chiên, dâu tây tráng miệng


Phương pháp ăn dặm kiểu tự chỉ huy (BLW)

3. Những điều cần lưu ý khi bắt đầu cho bé ăn dặm

Tập cho con ăn dặm là một hành trình dài và nhiều khó khăn, ba mẹ thường phải mất rất nhiều thời gian để nghiên cứu. Một số điều ba mẹ cần lưu ý trong thời gian đầu con đang tập làm quen với ăn dặm:

  • Lựa chọn nguồn thực phẩm, tươi, ngon đảm bảo vệ sinh

  • Món ăn được nấu chín và ăn luôn trong vòng 2 giờ, tránh đun lại nhiều lần làm hụt mất dinh dưỡng

  • Hạn chế sử dụng nhiều gia vị trong món ăn của trẻ, đặc biệt là muối và đường

  • Tập ăn dặm bắt đầu từ bột loãng đến đặc, từ bột ngọt đến mặn để hệ tiêu hóa kịp thích nghi

  • Bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng bao gồm: tinh bột - chất béo - chất đạm- vitamin & khoáng chất.

  • Thay đổi khẩu phần ăn, trang trí món ăn hấp dẫn, bắt mắt nhằm kích thích thị giác, cho con cảm giác hào hứng khi ăn.

Đặc biệt mẹ cũng nên thực hiện chế độ ăn theo giờ cố định để hình thành một thói quen hợp lý, khoa học. Tuy nhiên trẻ 6 tháng tuổi nguồn dinh dưỡng chủ yếu là từ sữa mẹ, thời gian này mẹ chỉ nên bổ sung 1 - 2 bữa ăn dặm/ngày để hệ tiêu hóa con không bị quá tải. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được tham vấn bởi chuyên gia dinh dưỡng dưới đây:

Bột đậu xanh +  bí đỏ


Bột gạo tẻ: 3 thìa cà phê

Bột đậu xanh: 2 thìa cà phê

Bí đỏ: 4 miếng nhỏ nghiền nát

Dầu ăn cho trẻ:  1 thìa cà phê

Nước: 1 bát con

Bột trứng

Bột gạo tẻ: 4 thìa cà phê

Trứng gà: 1 lòng đỏ trứng gà 

Rau xanh xay nhỏ

Nước: 1 bát con

Bột thịt

Bột gạo tẻ: 4 thìa cà phê

Thịt nạc: 2 thìa cà phê

Dầu ăn dành cho trẻ: 1 thìa cà phê

Nước: 1 bát con

Thông tin từ Viện dinh dưỡng quốc gia Việt Nam

Hy vọng bài viết này đã giúp các bậc phụ huynh giải đáp được thắc mắc bé 6 tháng ăn dặm ngày mấy lần. Thực tế, trong giai đoạn này, việc bổ sung thêm bữa ăn dặm chủ yếu để con dần làm quen với các thực phẩm mới. Do đó, bố mẹ cứ để con ăn uống một cách thoải mái nhất, tránh gây căng thẳng áp lực khiến con sợ. Nếu còn điều gì thắc mắc liên hệ ngay hotline 1900 5066 để được đội ngũ Neo Kids hỗ trợ sớm nhất bố mẹ nhé!


Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:


Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.