Mục lục
1. Tác dụng của táo với sức khỏe của bé
Khi bé được 6 tháng tuổi, các mẹ chắc chắn đều sẽ nghĩ đến việc lên thực đơn ăn dặm cho bé. Trái cây thường được ưa chuộng vì chứa nhiều vitamin lại rất ngon miệng. Trong số các loại trái cây, táo hấp cho bé ăn dặm thường là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh, vì chúng không chỉ dễ chế biến mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe của bé. Một trái táo chỉ chứa khoảng 52 calo, nhưng lại dồi dào chất xơ, protein. Sau đây là những lợi ích của táo với bé yêu:
Phòng ngừa táo bón cho bé yêu: Bé trong giai đoạn ăn dặm thường gặp vấn đề về tiêu hóa khi phải làm quen với thức ăn mới. Táo nghiền giúp giảm nguy cơ táo bón do chứa nhiều chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Điều này hỗ trợ tiêu hóa và giảm rủi ro bệnh viêm ruột.
Tăng cường hệ miễn dịch cho bé: Trong giai đoạn sau 6 tháng tuổi, bé tiếp xúc với môi trường nhiều hơn và nhiều tác nhân gây bệnh. Táo chứa nhiều vitamin C và hỗ trợ hệ miễn dịch, giúp bé chống lại các bệnh truyền nhiễm.
Bảo vệ hệ thần kinh: Táo nghiền là lựa chọn tốt để hỗ trợ phát triển hệ thần kinh của bé. Các chất chống oxy hóa trong táo giúp bảo vệ tế bào thần kinh, trong khi beta-carotene và axit folic hỗ trợ sự phát triển của các tế bào thần kinh trong não trẻ.
Táo hấp cho bé ăn dặm chứa nhiều vitamin và rất ngon miệng
“Bé 6 tháng ăn táo có cần hấp không?” cũng là câu hỏi được nhiều mẹ bỉm quan tâm trước khi tìm công thức chế biến táo. Việc hấp chín táo sẽ giúp trái cây trở nên mềm và trẻ dễ ăn hơn. Tuy nhiên trong quá trình hấp chín nếu ba mẹ không thực hiện đúng cách sẽ dễ làm hao hụt các chất dinh dưỡng, đặc biệt là 1 số vitamin dễ tan trong nước và bay hơi mất. Ba mẹ xem ngay 5 cách hấp táo đơn giản, dễ dàng và giàu dinh dưỡng cho bé dưới đây nhé.
2. Những cách chế biến táo hấp cho bé ăn dặm siêu đơn giản
Các món ăn ăn dặm với táo nghiền khá đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian. Nguyên liệu đơn giản bao gồm táo, hoặc kết hợp thêm 1 số trái cây khác. Mẹ tham khảo các công thức táo hấp cho bé ăn dặm sau nhé!
2.1 Táo hấp
Mẹ chọn trái táo tươi và chín đẹp. Tiếp đó gọt vỏ và loại bỏ hạt, cắt táo thành miếng nhỏ để hấp. Sau khi miếng táo đã chín mềm, mẹ dùng thìa nghiền mịn hoặc sử dụng máy sinh tố xay mịn. Mẹ nên hấp thay vì luộc để có thể giữ nguyên nhiều chất dinh dưỡng. Táo hơi nguội là mẹ có thể cho bé ăn được rồi.
2.2 Táo nghiền với chuối chín
Táo hấp cho bé ăn dặm có thể kết hợp với chuối chín - một loại quả lành tính cũng rất tốt cho trẻ mới tập ăn. Để làm món này, mẹ chuẩn bị táo hấp chín như trên. Sau đó nghiền thêm cùng chuối chín. Món ăn dặm thơm ngọt này chắc chắn sẽ hấp dẫn bé.
Táo nghiền với chuối chín
2.3 Táo nghiền cùng lê và sữa chua
Để thực hiện món ăn dặm này, mẹ hấp táo và lê cùng lúc. Sau khi hai loại trái cây này đã chín mềm mẹ đem xay hoặc nghiền mịn cùng sữa chua. Sữa chua là nguồn bổ sung lợi khuẩn quan trọng cho đường ruột, giúp cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Tuy nhiên, khi nghiền cùng sữa chua, hãy giữ táo và lê ở nhiệt độ nguội để tránh tình trạng nhiệt độ cao gây tổn thương và làm chết lợi khuẩn.
2.4 Táo hấp nghiền cùng bơ
Trái bơ được coi là một loại siêu thực phẩm có lợi cho sức khỏe. Mẹ có thể tận dụng lợi ích này bằng cách kết hợp táo và bơ để tạo ra một món ăn dặm ngon, thơm ngon và béo ngậy cho bé yêu. Sau khi hấp chín táo, mẹ chỉ cần nghiền táo cùng với thịt trái bơ chín là có thể thực hiện món ăn. Mẹ lưu ý không nên hấp thịt trái bơ để đảm bảo giữ nguyên chất dinh dưỡng và hương vị tốt nhất cho bé.
Công thức Táo hấp nghiền cùng Bơ
2.5 Táo nghiền cùng xoài chín
Trong suốt 6 tháng đầu bé chủ yếu ăn sữa nên vị giác của bé thường quen với vị ngọt. Do đó, khi mẹ chuẩn bị món ăn dặm từ táo, việc kết hợp với các loại trái cây mềm, có hương vị ngọt sẽ giúp bé dễ chấp nhận hơn. Sau khi hấp chín táo, mẹ có thể nghiền nhuyễn táo cùng với xoài chín. Không cần thêm đường hay sữa, vì món ăn này đã có độ ngọt tự nhiên đủ để bé thưởng thức mà không cần phải thêm vào.
2.6 Táo nghiền cùng khoai lang
Táo hấp cho bé ăn dặm kết hợp cùng khoai lang là món ăn dặm hấp dẫn và dinh dưỡng cho bé. Đặc biệt, vị ngọt của khoai mật sẽ làm cho món ăn trở nên hấp dẫn đối với các bé mới bắt đầu ăn dặm. Khoai lang cũng mang lại lợi ích nhuận tràng, là sự lựa chọn tốt cho các bé có cơ địa nóng hoặc thường xuyên gặp tình trạng táo bón.Mẹ muốn tăng thêm hương vị có thể thêm chút phô mai cũng là một ý tưởng tuyệt vời!
Táo nghiền cùng khoai lang giúp bé hạn chế táo bón
3. Những lưu ý khi chế biến táo hấp cho bé ăn dặm
Món ăn táo hấp cho bé ăn dặm vừa nhiều dinh dưỡng, thơm ngon lại dễ làm đúng không các mẹ ơi. Khi thực hiện món ăn này mẹ nhớ chú ý một số điều sau nhé!
Chọn mua táo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo vệ sinh thực phẩm. Không nên chọn trái táo có dấu hiệu dập, héo để ảnh hưởng đến chất lượng.
Vệ sinh sạch dụng cụ chế biến, nấu nướng khi làm đồ ăn dặm cho bé.
Mẹ không nên cố gắng cho trẻ ăn dặm quá sớm. An toàn nhất là cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên ăn dặm. Mẹ cho bé ăn và xem phản ứng của bé để điều chỉnh dần nhé!
Nên nghiền nhuyễn táo trước khi ăn để tránh bé bị hóc, nghẹn.
Mẹ nên cho trẻ ăn trái cây như một bữa phụ hoặc cách bữa chính từ 1 - 2 giờ đồng hồ. Tuyệt đối không dùng món ăn dặm để thay thế bữa ăn chính của con mẹ nhé!
Vệ sinh tay trước khi chế biến đồ ăn dặm cho bé
Trên đây là 5 cách chế biến táo hấp cho bé ăn dặm mà chắc chắn sẽ khiến bé yêu của bạn thích thú. Món ăn dặm này không chỉ cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho sự phát triển toàn diện mà còn đem lại sự hào hứng cho bé trong mỗi bữa ăn. Mẹ có bất cứ thắc mắc gì cần tư vấn thêm hãy gọi ngay đến số hotline 1900 5066 để dược sĩ tư vấn. Hãy để Neokids đồng hành cùng mẹ trong hành trình nuôi con đầy hạnh phúc nhé!
Dược sĩ Đỗ Dương
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, chuyên ngành Dược Lâm Sàng.