Mục lục
1. Nên bắt đầu cho bé ăn dặm khi nào?
Đa số các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ có thể cho bé bắt đầu tập ăn dặm từ 4 - 6 tháng tuổi. Trong đó, 6 tháng là thời điểm được khuyến khích nhiều nhất, do tại thời điểm này lượng dinh dưỡng trong sữa mẹ không còn đáp ứng đủ cho nhu cầu của bé điển hình là sắt và kẽm. Ngoài ra, lúc này con cũng bắt đầu biết ngồi và mọc răng phù hợp cho việc tiêu hóa thức ăn. Một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết con đã sẵn sàng ăn dặm:
Con hay nhìn người khác ăn và với tay đòi thức ăn.
Hay đưa thứ gì đó vào miệng.
Trẻ bắt đầu nhai và di chuyển hàm lên xuống.
Con có thể điều chỉnh lưỡi tốt.
Việc xác định thời gian cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm là vô cùng quan trọng. Nếu mẹ cho con ăn dặm quá sớm, lúc này hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa được hoàn thiện dẫn đến con khó tiêu, rối loạn tiêu hóa, hấp thu dinh dưỡng kém. Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm quá muộn, con không được đáp ứng đầy đủ dinh dưỡng nên sẽ phát triển kém hơn so với thông thường.
6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp nhất cho trẻ bắt đầu tập ăn dặm
Mời mẹ tham khảo thêm: Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng đủ chất
2. Quy trình ăn dặm cho bé từ khi bắt đầu
Ăn dặm là cột mốc quan trọng cho trẻ được tiếp xúc với nguồn thực phẩm phong phú hơn. Tuy nhiên, với các mẹ lần đầu nuôi con thì đây thực sự là việc không đơn giản chút nào. Dưới đây là quy trình ăn dặm cho bé Neo kids giới thiệu cho mẹ tham khảo thêm khi chuẩn bị cho bé 6 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm:
2.1 Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho bé
Để bắt đầu quá trình ăn dặm cho bé, trước hết mẹ nên lựa chọn những đồ dùng tập ăn dặm phù hợp cho bé. Để giúp trải nghiệm tập ăn uống của con trở nên thú vị và hiệu quả hơn, các dụng cụ mẹ cần chuẩn bị ngay từ ban đầu gồm có:
Ghế ăn dặm: Giúp bé giữ được thăng bằng khi ngồi ăn mà không cần có sự hỗ trợ từ mẹ. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại ghế ăn dặm với phân khúc giá khác nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và không gian nhà mà mẹ cân nhắc để lựa chọn chiếc ghế phù hợp nhất với con.
Yếm ăn dặm bằng silicon: Trẻ từ 6 tháng tuổi tập ăn dặm có thể khám phá thức ăn bằng nhiều cách khác nhau như: cầm, nắm, nếm,...khiến thức ăn bị rơi vãi. Chính vì vậy mẹ cần một chiếc yếm silicon dễ dàng vệ sinh để giữ quần áo con không bị thức ăn rấy bẩn.
Thìa ăn dặm: Nên là thìa có chất liệu mềm dẻo, giúp bé không bị nôn trớ. Bé chỉ cần tiếp nhận một lượng nhỏ thức ăn mỗi lần đút, vì vậy mẹ không cần lo lắng dù thìa của con nhỏ xíu đâu nha.
Bát ăn dặm: Nên chọn loại chống vỡ, bền bỉ, có nhiều màu sắc và hình vui nhộn để tạo hứng thú khi ăn cho con. Bát ăn dặm thường có nhiều ngăn giúp mẹ dễ dàng phân loại và bày nhiều loại thức ăn cùng một lúc cho con.
Cốc tập uống: Do bé ăn dặm cũng cần được bổ sung thêm nước nên mẹ đừng quên chuẩn bị cho con một cốc nước ở bên cạnh nhé. Mẹ nên lựa chọn các loại cốc có thiết kế quai cầm và ống hút giúp con uống nước dễ dàng hơn, bên cạnh đó, bé còn có thể học cách tự cầm và uống nước.
Tấm lót sàn: Trang bị thêm tấm lót sàn sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian dọn dẹp sau mỗi bữa ăn của con.
Máy chế biến thức ăn như: Máy xay, máy nghiền, máy ép hoa quả, rây... sẽ là những trợ thủ đắc lực giúp mẹ chế biến bữa ăn cho bé dễ dàng hơn, tiết kiệm thời gian công sức và cho ra các món ăn phù hợp với khả năng nhai, nuốt của con hơn.
Khăn lau miệng, làm sạch
Chuẩn bị dụng cụ ăn dặm phù hợp cho bé
2.2 Lựa chọn thực phẩm ăn dặm
Lựa chọn thực phẩm cho bé ăn dặm, mẹ nên đảm bảo cân đối 4 nhóm chất thiết yếu cho bé gồm: Tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất. Thiết kế thực đơn ăn dặm cho bé đầy đủ theo từng giai đoạn phát triển.
Lúc mới tập ăn dặm, mẹ nên cho con ăn riêng biệt từng loại thức ăn. Lựa chọn các loại thực phẩm có vị ngọt dịu gần giống sữa mẹ để con tập làm quen. Ban đầu mẹ có thể cho con ăn dặm bằng bột ngũ cốc trước, sau đó là chất đạm và chất béo, cuối cùng mới cho con tập ăn rau xanh.
Lựa chọn thực phẩm bổ sung cho bé cân đối 4 nhóm chất thiết yếu
Xem ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 7-8 tháng giúp tăng cân, khoẻ mạnh
2.3 Tìm hiểu nguyên tắc cho bé tập ăn dặm
Nắm chắc các nguyên tắc cơ bản là yếu tố quan trọng trong quy trình ăn dặm cho bé. Khi mới bắt đầu ăn dặm mẹ nên:
Cho con ăn lượng thức ăn từ ít đến nhiều.
Không cần nêm thêm gia vị vào thức ăn của con.
Tập ăn từ thức ăn lỏng đến đặc.
Cho bé ăn dặm kết hợp với bú mẹ hoặc sữa công thức (không cắt tuyệt đối khẩu phần sữa của con).
2.4 Lựa chọn phương pháp tập ăn dặm phù hợp với con
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi được giới thiệu. Mỗi một phương pháp sẽ có ưu và nhược điểm riêng, chính vì vậy trước khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất cho bé. Một số phương pháp cho con ăn dặm phổ biến hiện nay như:
Phương pháp ăn dặm truyền thống
Với phương pháp này, thức ăn sẽ được mẹ xay nhuyễn, nghiền nát sau đó đút từng thìa cho bé ăn. Phương pháp này giúp mẹ chuyển từ từ thức ăn từ dạng lỏng sang rắn cho con làm quen dần với thức ăn.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy phương pháp ăn dặm này gây nhược điểm là dễ gây tình trạng thừa cân và kén ăn cho trẻ sau này.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy
Là phương pháp cho con tự lựa chọn cách ăn và món ăn theo nhu cầu của mình. Với cách tập ăn dặm này, mẹ cần chế biến thức ăn thành dạng que cho con dễ cầm nắm và cho vào miệng.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp là giúp con được ăn theo đúng nhu cầu, bé được tiếp xúc với đa dạng thức ăn và xác định được muốn ăn món nào. Con ăn đúng và đủ sẽ hạn chế tình trạng dư thừa thức ăn gây rối loạn tiêu hóa và biếng ăn về sau.
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy: Bé tự chọn món ăn và cách ăn
Phương pháp tập ăn dặm với túi nhai và bình bóp
Đây cũng là phương pháp được khá nhiều ba mẹ áp dụng vào quy trình ăn dặm cho bé. Mẹ sẽ cho thức ăn thô như trái cây, rau củ, thịt,... vào túi tập nhai có nhiều lỗ thoát thức ăn rồi đưa bé cầm tự nhai.
Phương pháp này sẽ giúp thức ăn không bị rơi vãi. Mẹ không cần quá lo lắng về việc con dễ bị hóc nghẹn khi ăn dặm. Chất liệu túi mềm dẻo, không làm tổn thương lưỡi và nướu của con. Túi dễ rửa sạch, tiết kiệm thời gian dọn dẹp cho mẹ.
3. Nên bắt đầu ăn dặm như thế nào?
Để bắt đầu bữa ăn dặm cho con, mẹ cần:
Để bé ngồi ngay ngắn: sử dụng ghế ngồi ăn dặm có độ cao phù hợp, tập cho con thói quen ngồi vào ghế ăn đúng giờ. Cho con ngồi ngay ngắn để tránh bị sặc trong bữa ăn.
Cho bé làm quen với một bữa ăn cơ bản, tạo cho bé thói quen ăn uống lành mạnh. Mẹ có thể cho con bú trước một ít sữa trước khi ăn thức ăn đặc để quá trình làm quen được thuận lợi hơn.
Quan sát phản ứng của con sau bữa ăn: Nếu con tỏ ra vui vẻ, háo hức khi tiếp nhận đồ ăn thì đó là dấu hiệu con đã sẵn sàng cho giai đoạn ăn dặm. Ngược lại, nếu bé nhăn mặt, ngậm chặt miệng, phun thức ăn cho thấy con chưa sẵn sàng với thức ăn mới, mẹ không nên ép con. Việc có một bữa ăn hợp tác vui vẻ sẽ tốt hơn rất nhiều so với ép con phải ăn đúng như lịch trình cố định.
Một số điều mẹ cần lưu ý thêm: tư thế ngồi của bé, bú ít sữa trước, phản ứng sau ăn
4. Quy trình ăn dặm cho bé - Một số cột mốc mẹ cần lưu ý
Ở mỗi giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng và vận động của bé là khác nhau. Khi bắt đầu cho bé tập ăn dặm, mẹ cần chú ý một số cột mốc quan trọng như sau:
Giai đoạn ăn bột (từ 6 tháng tuổi)
Trẻ bắt đầu có thể ăn các loại bột dinh dưỡng , bột tự làm. Khi cho trẻ ăn bột, ba mẹ cần đảm bảo lựa chọn loại bột có uy tín, vệ sinh an toàn và có chưa đầy đủ dinh dưỡng.
Giai đoạn ăn cháo (9 - 10 tháng tuổi)
Giai đoạn này, bé đã có thể ăn thức ăn đặc hơn như cháo. Mẹ có thể hầm riêng lấy một nồi cháo nhừ, sau mỗi bữa ăn múc ra bát và trộn cùng với thức ăn kèm như thịt, cá, rau củ chín,... Có thể thêm một ít dầu vào cháo cho đủ dưỡng chất hơn.
Giai đoạn ăn cơm
Bắt đầu khi trẻ có đủ khoảng 20 răng và có thể nhai nuốt thành thạo. Mẹ nên nấu cơm nát nhừ ra một chút, tập cho bé ăn cùng canh và thức ăn. Mẹ lưu ý cắt nhỏ rau nấu canh để con dễ nhai và không bị hóc.
Lịch ăn dặm cho bé từ 6 tháng tuổi (Ảnh sưu tầm)
Nuôi con là một hành trình dài mà ba mẹ phải không ngừng học hỏi để con phát triển theo cách tốt nhất. Và qua bài viết trên, Neo kids đã cung cấp thêm cho mẹ thông tin về quy trình ăn dặm cho bé đầy đủ và chi tiết nhất. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì hãy để lại dưới phần bình luận để được các chuyên gia giải đáp tận tình mẹ nhé!
Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.
Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:
Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA: Link 1
Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3
Vitamin C Neo Kids: Link 4
Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.