Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng giúp con đủ chất, tăng cân

3.0/5 (2 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ lên 7 tháng tuổi có thể tự ngồi dậy hay mọc chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy bên cạnh thức ăn chính là sữa mẹ, trẻ 7 tháng tuổi cần làm quen với các bữa ăn dặm phong phú đa dạng. Cùng tìm hiểu lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi khoa học, giúp trẻ tăng cân, tăng chiều cao đúng tiêu chuẩn mẹ nhé.

1. Em bé 7 tháng tuổi cần được bổ sung chất gì khi ăn dặm?

Khi bước sang tháng thứ 7, cân nặng và chiều cao của bé gái cần đạt từ 6,8 – 8,7kg và 65 - 70cm, còn đối với bé trai cần đạt từ 7,5 – 9,3kg và 67 – 71,5cm. Để bé có thể đạt chiều cao và cân nặng như tiêu chuẩn vừa nêu, ba mẹ nên xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ với đầy đủ các nhóm chất.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ 7 tháng tuổi được tiếp xúc với nhiều loại thực phẩm sẽ giúp đường ruột phát triển tốt hơn. Trẻ 7 tháng tuổi sẽ dần ăn  nhiều loại thực phẩm phong phú, đa dạng, gồm 3 nhóm chính là chất đạm, chất xơ và tinh bột. Ngoài ra, mẹ có thể kết hợp thêm các loại trái cây, rau củ vào khẩu phần ăn dặm của bé.

 

Trẻ 7 tháng cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn dặm

2. Nguyên tắc xây dựng lịch ăn dặm cho trẻ 7 tháng

Bước sang tháng thứ 7, trẻ có thể đã có những chiếc răng sữa đầu tiên. Vì vậy trong lịch ăn dặm của bé, ngoài sữa, cháo hoặc súp xay nhuyễn, ba mẹ nên cho con tiếp xúc thêm với thức ăn thô. Khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé 7 tháng, có một số nguyên tắc mẹ bỉm cần chú ý:

  • Đảm bảo đủ chất: Thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng tuổi cần phải cung cấp đủ chất đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất. Đây là nguyên tắc quan trọng nhằm giúp bé có đủ năng lượng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ.

  • Lượng thức ăn cần phụ thuộc vào cân nặng của bé: Lượng thức ăn của một bé nặng 8kg sẽ khác với bé nặng 9kg. Vì vậy mẹ cần theo dõi cân nặng của trẻ để lên khẩu phần ăn dặm sao cho phù hợp.

  • Cho trẻ ăn dặm đúng giờ: Ăn đúng giờ là nguyên tắc không thể bỏ qua để thiết lập đồng hồ sinh học cho bé, giúp con tăng cân đều. Do đó mẹ cần xây dựng lịch trình ăn dặm hàng ngày cho trẻ một cách khoa học, hợp lý.

  • Duy trì cho bé bú mẹ hoặc uống sữa công thức: Bên cạnh các bữa ăn dặm hàng ngày, sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chủ yếu của các em bé 7 tháng tuổi. 

  • Bổ sung men vi sinh nhằm giú trẻ ăn ngon, kích thích tiêu hóa, tạo cảm giác ngon miệng và thèm ăn sinh lý. Mẹ tham khảo dòng sản phẩm men rất phổ biến là Bioamicus, Biogaia...
  • Không nêm gia vị khi chế biến các món ăn dặm: Trẻ 7 tháng tuổi chưa có cảm nhận rõ ràng về mùi vị món ăn, chưa kể việc sử dụng các loại gia vị như muối, đường, hạt nêm… có thể gây hại đến chức năng thận còn non nớt của trẻ.

  • Bắt đầu với một lượng thức ăn nhỏ: Khi bé lần đầu tiếp xúc với bất kỳ loại thực phẩm nào, ba mẹ nên cho em ăn thử một lượng nhỏ trước. Sau đó ba mẹ cần theo dõi và quan sát xem con có dấu hiệu bị dị ứng hay không. Đặc biệt là các loại thực phẩm thường gây dị ứng như tôm, hải sản, đậu phộng, trứng..



Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho các bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi


3. Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi tăng cân, đủ chất

Trong tháng thứ 7, sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính và tốt nhất cho bé. Vì vậy khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé, mẹ nên cho con ăn từ ít đến nhiều, chủ yếu để con tập làm quen với các dạng thức ăn khác nhau.

Tùy thuộc vào từng bé mà mẹ có thể lên lịch ăn dặm khác nhau. Điều quan trọng nhất các mẹ cần quan chú ý đó là theo dõi sự phát triển và nhu cầu ăn uống của con để xây dựng lịch ăn dặm phù hợp.

Dưới đây là lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mà mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con yêu nhà mình như sau:

  • 7h sáng: Cho bé thức giấc bằng cách kéo rèm, bật đèn sáng. Sau đó mẹ nên tiến hành vệ sinh cá nhân, thay bỉm hoặc quần áo cho con.

  • 7h30 sáng: Cho bé uống sữa mẹ hoặc sữa công thức, trong quá trình này mẹ có thể trò chuyện cùng con.

  • 10h - 12h: Cho bé ăn dặm và ăn thêm sữa, tuy nhiên mẹ nên lưu ý chỉ cho bé ăn dặm với lượng nhỏ, chủ yếu giúp trẻ làm quen với thức ăn, không nên có ép trẻ ăn nhiều trong giai đoạn này.

  • 14h30 - 15h: Mẹ tiếp tục cho bé ăn sữa để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng và năng lượng cho bé phát triển trong giai đoạn này.

  • 17h - 17h30: Cho bé ăn dặm bữa thứ hai trong ngày, lượng thức ăn cần phù hợp với cân nặng của trẻ.

Ngoài ra tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ mà mẹ có thể cho trẻ bú thêm một cữ sữa vào ban đêm hoặc cho trẻ ngủ liền mạch đến sáng.


Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng chủ yếu giúp trẻ làm quen với các loại thực phẩm khác ngoài sữa

4. Lịch ăn dặm cho bé trong giai đoạn 7 tháng tuổi theo các phương pháp

Mỗi bậc phụ huynh có thể xây dựng lịch ăn dặm phù hợp cho em bé 7 tháng tuổi của mình. Đặc biệt khi nuôi dạy trẻ theo các phương pháp khác nhau thì lịch ăn dặm sẽ có sự thay đổi ít nhiều.

Dưới đây là lịch ăn dặm của trẻ 7 tháng tuổi theo các phương pháp khác nhau:

4.1. Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng theo Easy

Lên lịch ăn dặm theo Easy cho bé 7 tháng giúp mang đến nhiều lợi ích như giúp con ăn ngon, ngủ tốt mà mẹ nhàn tênh. Vì phương pháp này sẽ giúp mẹ cho em bé ăn ngủ, sinh hoạt theo khung giờ cố định, từ đó mẹ có thể ngủ và nghỉ ngơi đủ 8 tiếng/đêm.

Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng theo Easy mà các mẹ có thể tham khảo như sau:

  • 7h sáng: Mẹ đánh thức bé và cho con ăn sữa (sữa mẹ hoặc sữa công thức). Sau đó mẹ có thể chơi cùng con khoảng 2 tiếng, trước khi bé ngủ giấc đầu tiên trong ngày.

  • 9h – 11h: Mẹ cho bé đi ngủ giấc đầu tiên, kéo dài khoảng 1,5 đến 2 tiếng đồng hồ.

  • 11h – 14h: Mẹ cho bé thức dậy và chuẩn bị bữa ăn theo thứ tự ăn sữa trước, ăn dặm sau.

  • 14h – 15h: Cho bé ngủ giấc thứ 2 trong ngày, giấc ngủ này sẽ kéo dài từ 1 – 1,5 tiếng đồng hồ.

  • 15h – 17h: Mẹ cho bé thức dậy và ăn một cữ sữa. Trong thời gian này mẹ nên chơi cùng với con, trò chuyện… cố gắng để bé thức cho đến giấc ngủ đêm.

  • 17h – 18h: Mẹ có thể tắm cho bé, ăn dặm, cuối cùng cho bé uống sữa và chuẩn bị cho giấc ngủ đêm.

  • 19h: Đây là thời gian cho bé tự ngủ. Hầu hết các bé áp dụng phương pháp Easy sẽ ngủ một giấc liền mạch cho đến sáng ngày hôm sau.


Lịch ăn dặm theo phương pháp Easy giúp trẻ ăn ngủ đúng giờ

4.2. Lịch ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 7 tháng

Nuôi con kiểu Nhật đòi hỏi các mẹ cần nhiều thời gian để tìm hiểu và thực hiện chế độ ăn dặm sao cho phù hợp với con yêu của mình. Trong lịch ăn dặm cho bé 7 tháng theo kiểu Nhật, mẹ có thể tăng bữa ăn dặm lên 2 bữa/ngày vào khoảng 10h sáng và 17h chiều. Cụ thể như sau:

  • 7h - 8h sáng: Thời gian để đánh thức trẻ và cho trẻ ăn cữ sữa đầu tiên trong ngày.

  • 9h30 - 10h30: Cho trẻ ăn dặm bằng trái cây nghiền, bột hoặc cháo xay nhuyễn.

  • 11h: Cho trẻ ăn cữ sữa tiếp theo vào ngủ trưa khoảng 1 – 1,5 tiếng.

  • 14h: Cho bé uống cữ sữa tiếp theo trong ngày.

  • 16h: Cho trẻ ăn bữa ăn bữa phụ với trái cây thô hoặc nước ép hoa quả.

  • 18h: Mẹ cho bé tắm và ăn dặm bữa thứ 2 trong ngày.

  • 19h: Cho bé ăn thêm sữa và chơi cùng cả gia đình.

  • 20h: Thời gian cho bé tự vào giấc ngủ đêm.


Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng tuổi

4.3. Lịch ăn dặm BLW cho trẻ 7 tháng

Phương pháp ăn dặm BLW (Baby Led Weaning) hay còn gọi là phương pháp ăn dặm tự chỉ huy, đây là phương pháp mà trẻ có thể tự quyết định món ăn, ăn theo ý muốn và ba mẹ phải tôn trọng điều đó.

Lịch ăn dặm BLW cho bé 7 tháng mà các mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé con nhà mình như sau:

  • 7h: Cho bé thức dậy, vệ sinh cá nhân, thay bỉm và cho bé ăn sữa.

  • 7h30: Mẹ có thể cho bé tự chơi hoặc chơi cùng bé.

  • 8h: Cho bé ăn nhẹ với trái cây tươi như chuối, thanh long, xoài chín…

  • 9h – 9h30: Cho bé ăn sữa và đi ngủ.

  • 11h: Đánh thức bé dậy, mẹ có thể chơi hoặc trò chuyện cùng con.

  • 12h: Cho bé ăn dặm với các loại rau củ hấp, tôm hấp, cá hồi hấp…

  • 12h30: Mẹ cho bé chơi thoải mái

  • 13h30: Mẹ tiếp tục cho bé ăn sữa và bắt đầu giấc ngủ trưa.

  • 15h30 – 17h: Mẹ cần đánh thức bé để bé dậy chơi. Trong thời gian này mẹ có thể tắm cho bé.

  • 17h – 17h30: Cho bé ăn dặm với cháo hoặc súp xay nhuyễn.

  • 18h30: Cho bé ăn sữa và chơi đùa, trò chuyện cùng mọi người trong gia đình, sau đó chuẩn bị cho bé đi ngủ đêm vào lúc 20h.


Lịch ăn dặm theo phương pháp BWL mang đến nhiều lợi ích cho mẹ và bé

Các mẹ có thể tham khảo các lịch ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trên đây để áp dụng hoặc điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh, thời gian của mẹ và các thành viên trong gia đình.

Đồng thời các mẹ cần lưu ý là việc lên lịch ăn dặm cho con cần được thực hiện đều đặn vào khung giờ nhất định để giúp con ăn ngon, ngủ tốt và làm quen được với nhiều loại thức ăn khác nhau.

Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.