Thực đơn ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng giúp tăng cân, con khỏe mẹ nhàn

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Sữa mẹ rất quan trọng trong 1000 ngày đầu đời của trẻ. Do đó, chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong vòng 6 tháng đầu, có thể kéo dài đến 24 tháng. Tuy nhiên trẻ 7 - 8 tháng cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình phát triển nên mẹ cần tăng cường thêm chế độ ăn dặm vào chế độ ăn hàng ngày. Dưới đây là thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng được tham vấn bởi chuyên gia Neo Kids mẹ có thể tham khảo!

1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 7 - 8 tháng

So với giai đoạn 5 - 6 tháng tuổi, trẻ chỉ bú sữa mẹ kết hợp với cháo rây hoặc bột loãng thì đến giai đoạn 7 - 8 tháng tuổi mẹ cần thay đổi thường xuyên chế độ ăn dặm của trẻ. Bởi trẻ trong giai đoạn này bắt đầu phát triển mạnh mẽ, cơ thể cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Do đó, lúc này bữa ăn của con cần đa dạng nhiều loại thực phẩm để đáp ứng được nhu cầu của trẻ cũng như giúp đường ruột phát triển hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý bổ sung đủ 3 nhóm chất chính tinh bột, chất đạm, chất xơ kết hợp thêm trái cây tươi vào khẩu phần ăn hàng ngày.

Bên cạnh đó, mẹ vẫn nên cho con ăn các món ăn dặm lỏng, không cho ăn đặc quá sớm để tránh gây tổn thương hệ tiêu của non nớt của con.

Đặc biệt, việc bổ sung hàm lượng lớn vitamin D trong giai đoạn này có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự hấp thu canxi hỗ trợ cho quá trình phát triển mạnh mẽ của răng và xương. Ngoài ra, omega 3 và sắt cũng rất cần thiết cho sự phát triển trí não và nhận thức của trẻ.


Trẻ 7 - 8 tháng cần được bổ sung đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng

2. Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng

2.1. Bổ sung đủ chất

Bé 7 8 tháng tuổi đang trong giai đoạn phát triển và vận động nhiều hơn nên nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng cao. Đồng thời, ở giai đoạn này con dần ít phụ thuộc vào sữa mẹ nên việc bổ sung chế độ ăn dặm để cân bằng dinh dưỡng cho con là rất cần thiết.

Chuyên gia khuyến cáo, trẻ trong giai đoạn này cần được bổ sung đủ 4 nhóm chất: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và chất khoáng. Các thực phẩm nên được bổ sung trong giai đoạn này mẹ có thể tham khảo:

  • Các loại thịt: Thịt gà, bò và lợn là những loại thực phẩm chủ yếu cung cấp nhiều protein cho cơ thể trẻ. Các loại thịt có thể được băm nhuyễn hoặc xay nhỏ nấu cùng với bột ăn dặm để con tiêu hóa và hấp thu tối đa. Ngoài ra, mẹ có thể thay thế một vài bữa trong tuần thành tôm hoặc cua với lượng ít.

  • Rau xanh: Đây là nguồn bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ rất dồi dào. Việc bổ sung rau xanh sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn có lợi tại đường ruột hoạt động. Ngoài ra, nhiều loại rau xanh có mùi vị và màu sắc hấp dẫn như cà rốt, đậu bắp, rau má hay bông cải xanh,...Mẹ nên xay nhuyễn rau nấu cùng cháo rây hoặc bột ăn dặm hoặc luộc các loại rau củ cho cho con tập ăn. 

  • Hoa quả tươi: Các loại trái cây tươi cũng là nguồn cung cấp các nguyên tố vi lượng cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển của con trong giai đoạn này. Một số loại trái cây như quả óc chó, việt quất, mâm xôi giàu omega 3 rất tốt cho sự phát triển trí não. Với công thức chế biến đa dạng ép lấy nước uống hoặc xay nhuyễn cho vào bột ăn dặm.

2.2. Cân đối lượng thức ăn theo cân nặng của trẻ

Chế độ ăn dặm của con nên được xây dựng dựa vào cân nặng và nhu cầu của trẻ. Các mẹ không nên bắt ép trẻ ăn nhiều hơn so với khả năng. Nhưng ngược lại cũng không nên bỏ bê để con ăn quá ít vì có thể dẫn đến tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Giai đoạn 7 8 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn rất quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên lúc này sữa mẹ không thể đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng ngày càng tăng của trẻ. Chính vì thế chuyên gia khuyến cáo với trẻ từ 7 - 8 tháng tuổi, mẹ nên bổ sung thêm 2 - 3 bữa cháo và 1 - 2 bữa phụ trong ngày.


Cân đối thực đơn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với cân nặng của trẻ

2.3. Phương pháp phù hợp

Trẻ 7 - 8 tháng tuổi hệ tiêu hóa vẫn còn yếu nên mẹ cần có phương pháp phù hợp để cho bé làm quen dần với mùi vị của đồ ăn. Một số trẻ ở giai đoạn này đã bắt đầu mọc răng nên mẹ có thể không cần xay nhuyễn quá. Đồng thời mẹ cần thay đổi các loại thức ăn hàng ngày để con không bị chán ăn và đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất. 

Đặc biệt, tuyệt đối không cho con xem ti vi hoặc điện thoại khi đang ăn bởi điều này sẽ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn của bé.

3. Các món ăn dặm dành cho bé 7 8 tháng

Có khá nhiều loại thực phẩm có thể lựa chọn vào thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng. Dưới đây là 5 món ăn và cách chế biến mẹ có thể tham khảo để không còn phải đau đầu mỗi khi đến giờ ăn của con.

3.1. Cháo bí đỏ thịt heo

Nguyên liệu gồm: bột gạo, thịt lợn nạc, bí đỏ, dầu gấc

Cách tiến hành:

  • Cho bột gạo vào nước theo tỷ lệ 1:5 rồi đun lên.

  • Luộc thịt và bí đỏ đã cắt khúc nhỏ, chín thì vớt ra để nguội.

  • Sau đó đem xay thịt cho nhỏ, còn bí đỏ thì nghiền nhuyễn rồi cho cả hai vào nồi cháo đang đun.

  • Khi cháo chín thì cho thêm 1 nửa thìa dầu gấc vào rồi tắt bếp.


Cháo bí đỏ thịt heo bổ sung hàm lượng protein và nhiều loại vitamin cho trẻ

3.2. Súp đậu hũ non

Nguyên liệu: Bột gạo, lòng đỏ trứng gà, sữa tươi, đậu hũ non

Cách chế biến:

  • Cho 1 nửa lòng đỏ trứng gà và sữa vào nồi, đun sôi. Sau đó cho một ít bột gạo vào để tạo độ đặc sánh cho súp.

  • Nghiền nhuyễn đậu hũ non và cho vào phần sốt sữa trứng ở trên là đã có được món súp đậu hũ non cho con thưởng thức.

3.3. Cháo tôm cà rốt

Nguyên liệu: Bột gạo, cà rốt, tôm tươi, dầu óc chó

Cách tiến hành:

  • Tôm tươi lột vỏ làm sạch bỏ đầu luộc chín rồi xay nhỏ.

  • Cà rốt cạo sạch vỏ, cắt khúc, luộc chín sau đó nghiền mịn.

  • Cho bột gạo vào nước đun sôi. Đến lúc gần chín thì cho cà rốt và tôm đã chế biến vào. 

  • Đun sôi thêm một lúc nữa thì thêm một ít dầu óc chó vào rồi tắt bếp.


Cháo tôm cà rốt chế biến đơn giản, hương vị thơm ngon dành cho trẻ

3.4. Cháo cà rốt ức gà

Nguyên liệu: Bột gạo, cà rốt, ức gà

Cách chế biến:

  • Ức gà rửa sạch xay nhuyễn rồi cho vào chảo xào cùng với dầu ăn

  • Cà rốt cắt khúc, luộc chín và nghiền nhuyễn

  • Bột gạo cho thêm nước với tỷ lệ 1:5 đun lửa vừa, gần chín thì cho thêm thịt gà và cà rốt đã chế biến rồi khuấy đều đến sôi thì tắt bếp.

3.5. Cháo bồ câu bắp ngọt

Nguyên liệu: Bột gạo, ngô ngọt, thịt chim bồ câu

Cách chế biến:

  • Chim bồ câu đã làm thịt, rửa sạch, luộc chín và xay nhuyễn.

  • Ngô ngọt tách hạt rồi cho phần hạt vào máy xay xay nhỏ

  • Bột gạo cho vào nồi nước luộc chim, đun với lửa vừa và khuấy đều

  • Xào chín thịt chim bồ câu với ngô ngọt rồi cho vào phần bột gạo đang đun, tiếp tục khuấy đều cho đến khi bột chín thì tắt bếp.


Cháo bồ câu bắp ngọt cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ

4. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng

Giai đoạn mới ăn dặm trẻ mất rất nhiều thời gian làm quen, do đó các mẹ phải thật kiên trì và dành nhiều thời gian để hiểu con. Dưới đây là mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 7 - 8 tháng chi tiết mẹ có thể tham khảo



Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

Thứ 7

Chủ nhật

6h

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

9h

Cháo bí đỏ thịt lợn

Cháo thịt bò

Cháo bí đỏ thịt lợn

Cháo thịt bò

Cháo thịt bò rau dền

Cháo khoai lang gan gà

Cháo thịt bò rau dền

10h

Nửa quả chuối tiêu

Nửa miếng đu đủ chín

Nửa quả chuối tiêu

Nửa miếng đu đủ chín

Lê xay nhỏ

Dâu tây nghiền

Lê xay nhỏ

11h

Sữa mẹ

Sữa mẹ

Sữa mẹ

Sữa mẹ

Sữa mẹ

Sữa mẹ

Sữa mẹ

14h

Súp trứng đậu hũ

Bột cua

Súp trứng đậu hũ

Bột cua

Súp cà chua cá

Súp khoai tây + su su luộc

Súp cà chua cá

16h

Nước cam ép

Nước ép táo

Nước cam ép

Nước ép táo

Sữa chua

Nước cam ép

Sữa chua

18h

Cháo tôm cà rốt

Cháo đậu xanh 

Cháo tôm cà rốt

Cháo đậu xanh

Cháo thịt băm rau ngót

Cháo đậu xanh

Cháo thịt băm rau ngót

21h

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Sữa mẹ hoặc sữa ng thức

Trên đây là mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 7 8 tháng đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho sự phát triển trong giai đoạn này. Nếu còn điều gì thắc mắc, mẹ vui lòng liên hệ ngay đến hotline 1900 5066 để được hỗ trợ sớm nhất. Chuyên gia Neo Kids sẽ luôn đồng hành cùng mẹ trên hành trình phát triển của con yêu!

Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.