[Cẩm nang] Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì để không thiếu chất?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì là điều mà nhiều phụ huynh luôn thắc mắc, nhất là những ai lần đầu làm ba mẹ. Hãy cùng tìm hiểu các món ăn trong những ngày ăn dặm đầu tiên và các lưu ý cần thiết trong bài viết này nhé.

1. Trẻ từ mấy tháng nên bắt đầu ăn dặm?

Ăn dặm là giai đoạn thường bắt đầu khi trẻ bắt đầu bước sang tháng thứ 6 và kéo dài đến 18 tháng tuổi. Trong thời kỳ này chất dinh dưỡng trong sữa mẹ không còn đảm bảo cung cấp đủ cho bé. Do đó, mẹ cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ những bữa ăn dặm để đáp ứng đủ nhu cầu của con.

Dưới đây là một số dấu hiệu chứng tỏ con đã sẵn sàng ăn dặm, giúp mẹ nhận biết và chuẩn bị cho con bước vào giai đoạn phát triển tất yếu này:

  • Trẻ thường nhai chóp chép như người lớn.

  • Con đòi ăn hoặc lè lưỡi khi thấy người bên cạnh ăn.

  • Bé có thể ngồi vững trên ghế ăn dặm, cổ cứng và há miệng khi mẹ đưa thức ăn lại gần.

  • Bé thường xuyên thức dậy vào ban đêm và đòi bú đêm trước khi ngủ.

  • Bé gái nặng khoảng 7,3kg và bé trai nặng 7,9kg thì mẹ có thể bắt đầu chuẩn bị cho con chuyển sang giai đoạn ăn dặm.


Mẹ có thể bắt đầu cho con ăn dặm khi trẻ có các dấu hiệu sẵn sàng ăn dặm

Mời mẹ xem thêm: Lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng chi tiết từng ngày

2. Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Bởi vì mục đích của giai đoạn này chỉ là tập làm quen với thức ăn đặc hơn sữa mẹ và ăn bằng thìa. Vì vậy trong những ngày đầu tiên của giai đoạn ăn dặm, ba mẹ cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

  • Thời gian ăn dặm: Bữa ăn dặm đầu tiên của bé nên bắt đầu vào buổi sáng khi mới thức dậy. Bởi đây là lúc trẻ còn đói và sẽ háu ăn nên có thể tiếp nhận đồ ăn dễ dàng hơn.

  • Lượng thức ăn: Trong lần ăn dặm đầu tiên, ba mẹ chỉ nên cho bé nếm thử một vài thìa bột ăn dặm và tăng dần nếu con cảm thấy hào hứng. Tuy nhiên không nên vượt quá 10 thìa/bữa ăn.

  • Thực đơn ăn dặm đầu tiên: Trong bữa ăn đầu tiên, mẹ nên cho trẻ ăn bột loãng và chỉ đặc hơn một chút so với sữa mẹ, để bé tập làm quen.

  • Duy trì lượng sữa: Dù bé đã bước sang giai đoạn ăn dặm nhưng sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của con. Mỗi ngày mẹ cần đảm bảo lượng sữa từ 500 -700ml sữa mẹ/sữa công thức.

  • Bắt đầu với bột ngọt: Bột ngọt là bột gạo, bột lúa mì, bột khoai lang… pha với sữa mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ quen dần với khẩu vị mới. Hoặc mẹ có thể cho con ăn các loại trái cây mềm như chuối, xoài, đu đủ…


Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ


3. Mẹ cần chuẩn bị gì khi con bắt đầu ăn dặm?

Trước khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, ba mẹ cần chuẩn bị sẵn sàng những điều sau đây:

  • Ghế ăn dặm phù hợp với trẻ: Ba mẹ nên lựa chọn loại ghế ăn dặm chắc chắn, phù hợp với chiều cao của trẻ để trẻ có thể ngồi thẳng khi ăn. Nếu bé chưa ngồi vững, mẹ có thể bế và đút cho con ăn trong những ngày đầu tiên.

  • Đồ dùng nấu ăn dặm cho bé như: Xoong nấu bột, dụng cụ chia thức ăn, cân để tính toán lượng thực phẩm phù hợp…

  • Bộ dụng cụ ăn dặm cho bé gồm: Bát, đỉa, muỗng, thìa ăn dặm… 

Trước bữa ăn dặm đầu tiên mẹ nên làm một số điều sau để bữa ăn diễn ra thuận lợi nhé:

  • Vệ sinh tay chân sạch sẽ trong quá trình chế biến thức ăn và khi cho trẻ ăn.

  • Hãy tắt hết tivi, hạn chế âm thanh xung quanh để trẻ tập trung vào việc ăn.

  • Chuẩn bị khăn sữa hoặc khăn vải xô để sẵn sàng lau miệng cho trẻ.

Ngoài những vật dụng kể trên thì ba mẹ cũng cần chuẩn bị một tinh thần vững vàng, sẵn sàng lắng nghe con. Bởi vì lần đầu ăn dặm bé có thể không hợp tác với mẹ, bé không chịu ăn, làm đổ đồ ăn hoặc chỉ ngậm chứ không nuốt… Đó đều là những biểu hiện rất bình thường ở hầu hết các bé khi bắt đầu ăn dặm. 

Do đó các phụ huynh không cần quá lo lắng hay quát mắng khiến trẻ sợ hãi. Thay vào đó bạn cần kiên nhẫn lắng nghe và thay đổi từ từ thực đơn để bé dần làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ.

Đặc biệt, mẹ cần lưu ý tuyệt đối không ép con ăn vì điều này có thể tạo nên ám ảnh cho trẻ. Tình trạng này sẽ dần dần cải thiện khi trẻ đã quen với chế độ ăn dặm và bị cuốn hút vào các thực đơn ăn dặm phong phú.


Trẻ có thể không hợp tác trong những lần ăn dặm đầu tiên


4. Trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì là tốt nhất?

Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho trẻ ăn gì là thắc mắc của rất nhiều mẹ, nhất là với những người lần đầu làm mẹ. Trong bữa ăn dặm đầu đời của bé, mẹ nên cho con ăn các loại bột ngọt pha sẵn hoặc bột từ rau củ quả. Sau đó mới chuyển dần đến các loại bột mặn từ thịt, cá và cuối cùng là hải sản.

Công thức làm bột ngọt cho bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ được thực hiện như sau:

  • Nguyên liệu cần có: Bột gạo xay nhuyễn, sữa mẹ hoặc sữa công thức.

  • Cách làm: Đầu tiên mẹ cần nấu chín bột với nước, sau đó đổ bột ra bát và pha thêm sữa mẹ hoặc sữa công thức vào. Trong lần đầu mẹ cần cho bé ăn bột thật loãng, càng gần với sữa càng tốt.

Công thức bột rau củ cho bữa ăn dặm đầu tiên của trẻ cũng rất đơn giản, cụ thể như sau:

  • Nguyên liệu cần có: Một loại rau củ quen thuộc như khoai lang, bí đỏ hoặc cà rốt… và sữa mẹ/sữa công thức.

  • Cách làm: Phần rau củ mẹ đem rửa sạch rồi luộc hoặc hấp kỹ cho chín mềm, sau đó đem xay nhuyễn mịn. Tiếp đến mẹ có thể cho sữa công thức hoặc sữa mẹ vào trộn đều và cho bé ăn.

Lưu ý trong quá trình cho bé ăn dặm, mẹ không nên dụ bé bằng việc cho xem tivi hoặc điện thoại. Điều này sẽ tạo thành thói quen khó bỏ, trẻ không thể tập trung vào bữa ăn và cảm nhận hương vị của các loại thực phẩm.


Bột ăn dặm trong những ngày đầu tiên cần càng loãng càng tốt

Xem ngay: Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

5. Gợi ý thực đơn ăn dặm của trẻ trong tháng đầu tiên

Tùy thuộc vào từng bé và phương pháp ăn dặm mà mẹ sẽ lên thực đơn ăn dặm phù hợp cho con của mình. Dưới đây là gợi ý về thực đơn ăn dặm của trẻ trong tháng đầu tiên cho các mẹ tham khảo nhé:

  • Tuần đầu tiên: Mẹ cho bé ăn từ 5 - 10ml bột ăn dặm pha loãng với 1 bữa/ngày.

  • Tuần thứ 2: Ngoài 15 - 25ml bột ăn dặm/ngày, mẹ có thể bổ sung thêm bột rau củ nghiền vào bữa ăn của bé như bí đỏ 5g, cà rốt 5g, cà chua 5g… Mỗi loại thực phẩm mới mẹ nên cho trẻ có thời gian làm quen khoảng 3 bữa để trẻ nhận biết được mùi vị.

  • Tuần thứ 3: Khi trẻ đã quen với các bữa ăn dặm, mẹ có thể tăng khẩu phần ăn cho bé. Mỗi ngày bé có thể ăn khoảng 30 - 40ml bột ăn dặm, kết hợp thêm các loại rau củ với định lượng khoảng 10g. Tổng lượng thức ăn mà bé dung nạp mỗi ngày trong giai đoạn này khoảng 40 - 50ml.

  • Tuần thứ 4: Mẹ hãy tiếp tục duy trì thực đơn và khẩu phần ăn cho con tương tự tuần thứ 3 nhé.

Sau những bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ có thể tăng dần độ đặc của bột ăn dặm, đa dạng thêm các loại thực phẩm để hệ tiêu hóa của trẻ có thể thích nghi dần.


6. Những điều ba mẹ cần lưu ý khi con bắt đầu ăn dặm

Bởi vì bữa ăn dặm đầu tiên có thể quyết định hành trình ăn dặm phía sau của con có suôn sẻ hay không. Vì vậy ngoài việc quan tâm đến trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì, để con hợp tác trong giai đoạn này, ba mẹ còn phải lưu ý đến những điều sau:

  • Không nên cho trẻ ăn hải sản ngay bữa ăn dặm đầu tiên. Bởi lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt và cần có thời gian làm quen với từng loại thực phẩm. Do đó thực đơn ăn dặm của trẻ ban đầu chỉ là bột ăn dặm pha với sữa hoặc bột rau củ, sau đó mới đến các loại thịt, trứng… cuối cùng mới là hải sản.

  • Mỗi ngày mẹ chỉ nên cho trẻ thử 1 loại thức ăn mới, để con làm quen dần với mùi vị.

  • Khi tập cho con ăn món mới, mẹ nên bắt đầu vào buổi sáng để dễ quan sát các hiện tượng dị ứng hoặc rối loạn tiêu hóa nếu có và có thể xử lý kịp thời.

  • Mẹ cần tập cho trẻ làm quen với một bữa ăn chuẩn mực như cho trẻ ngồi thẳng, ăn từ thìa, nghỉ giữa những lần đút, ngừng ăn khi nó và tuyệt đối không ép trẻ ăn.

  • Trong những ngày đầu và suốt quá trình ăn dặm, mẹ cần theo sát các biểu hiện của con, xem con có bị ói, tiêu chảy hay dị ứng không. Nếu con không bị ói, phân mềm, vàng thì chứng tỏ con đang dung nạp và tiêu hóa tốt.

  • Trong thực đơn ăn dặm của trẻ dưới 12 tháng tuổi, mẹ không cần nêm bất cứ loại gia vị nào bao gồm cả muối, bột ngọt, đường, tiêu, mắm…


Mẹ cần tạo thói quen ăn dặm chuẩn khoa học cho trẻ ngay từ các bữa ăn đầu tiên

Trên đây là các thông tin liên quan giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ bắt đầu ăn dặm nên ăn gì và những điều cần chuẩn bị khi con chuẩn bị bước vào giai đoạn ăn dặm. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ chuẩn bị đầy đủ kiến thức, tinh thần, tâm lý trước khi cùng con bước vào một giai đoạn phát triển mới.


Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.