Mục lục
1. Bé 5-6 tháng đã ăn dặm được chưa?
Ăn dặm là phương pháp bổ sung dinh dưỡng cho con thông qua nguồn thực phẩm khác ngoài sữa mẹ như: tinh bột, thịt, cá, trứng, sữa, rau xanh, trái cây,... Tuy nhiên vẫn không thể thay thế hoàn toàn sữa mẹ.
Trẻ từ 5-6 tháng tuổi trở lên thì cần khoảng 700 Kcal/ngày trong khi đó sữa mẹ chỉ đủ cung cấp khoảng 450 Kcal/ngày. Nếu không cung cấp đủ lượng dinh dưỡng thì trẻ sẽ còi cọc, chậm lớn. Đồng thời, lượng sắt dự trữ trong cơ thể trẻ không còn, nếu chỉ bổ sung từ nguồn sữa mẹ thì nguy cơ thiếu máu thiếu sắt cao. Do đó, bổ sung thêm chế độ ăn dặm trong giai đoạn này là thực sự cần thiết để bù đắp phần năng lượng thiếu hụt này.
Trẻ 5 - 6 tháng mẹ hoàn toàn có thể bổ sung chế độ ăn dặm
Vậy liệu bổ sung ăn dặm sớm cho trẻ từ 4 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng tuổi liệu có ảnh hưởng gì không? Theo chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trước 4 tháng tuổi, hệ tiêu hóa của trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa tinh bột. Vì vậy, việc cho trẻ ăn dặm sớm sẽ gây nguy cơ chán sữa, bú ít đi dẫn đến thiếu hụt nhiều dưỡng chất quan trọng có trong sữa mẹ. Từ đó khiến sức đề kháng bị giảm sút, rối loạn tiêu hóa và trẻ dễ bị dị ứng thực phẩm vì hệ tiêu hóa vẫn chưa được hoàn thiện. Ngược lại nếu cho trẻ ăn dặm muộn thì sẽ không đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho quá trình phát triển.
Chính vì thế, “giai đoạn vàng” để mẹ có thể bổ sung bữa ăn dặm cho trẻ là vào khoảng 5 - 6 tháng tuổi. Mẹ có thể căn cứ vào một số dấu hiệu dưới đây để xác định được cơ thể con đã sẵn sàng đáp ứng với chế độ ăn dặm hay chưa:
Con ngẩng cao đầu với tư thế ngồi.
Hành động thè lưỡi để đẩy các vật lạ ra ngoài không còn nữa, thay vào đó con thụt lưỡi vào để thức ăn đi vào trong.
Thích thú khi nhìn thấy đồ ăn, tự chộp lấy thức ăn và hào hứng khi nhìn thấy đồ ăn.
Trẻ thường ngậm đồ chơi, thức ăn hay những vật cầm trên tay.
Lúc này mẹ có thể bắt đầu thử cho trẻ ăn dặm với các loại bột yến mạch, ngũ cốc loãng hoặc các loại trái cây, rau củ quả tươi để tập dần.
2. Nhóm chất dinh dưỡng cần thiết trong chế độ ăn dặm của trẻ
Xây dựng chế độ ăn khoa học đầy đủ các chất dinh dưỡng sẽ là nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàn diện của con. Vì vậy, nguyên tắc xây dựng chế độ ăn dặm cho trẻ trong giai đoạn 5 - 6 tháng cũng cần có đủ 5 nhóm dưỡng chất dưới đây. Ba mẹ theo dõi xem trẻ 6 tháng ăn dặm những gì nhé.
2.1. Tinh bột (Carbohydrate)
Tinh bột sau khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành Glucose cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống thần kinh và não bộ của trẻ.
Theo các nghiên cứu cho thấy, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên cần 10 - 15gr tinh bột/kg/ngày, 1 gr sẽ tương đương với 4Kcal. Do đó, trong khẩu phần ăn dặm của con, mẹ nên bắt đầu bằng các loại bột gạo hoặc ngũ cốc được nghiền nhuyễn để trẻ dễ ăn.
Một số nguồn thực phẩm giàu tinh bột
2.2. Chất béo (Lipid)
Lipid hay chất béo tham gia vào quá trình dự trữ, điều hòa các hoạt động trong cơ thể trẻ. Đồng thời, tăng cường khả năng hấp thu các loại vitamin tan trong dầu như A,D,E,K.
Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên ngoài việc bổ sung chất béo từ sữa mẹ thì cần cung cấp thêm 70% từ chất béo động vật (thịt, cá, bơ, phomai, sữa) và 30% chất béo thực vật từ các loại hạt và quả.
2.3. Protein
Đây là nhóm chất dinh dưỡng cơ bản cấu thành nên các tế bào quan trọng trong cơ thể. Đồng thời, protein góp phần cung cấp năng lượng và duy trì hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ. Đặc biệt với trẻ dưới 1 tuổi thì việc bổ sung đầy đủ protein sẽ giúp đảm bảo được tốc độ phát triển cơ, xương và các mô. Theo khuyến cáo, hàm lượng protein cho trẻ 5 - 6 tháng tuổi là 1,4g/kg cân nặng.
Thực phẩm giàu protein có thể bổ sung vào chế độ ăn dặm của trẻ
2.4. Vitamin và khoáng chất
Vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi cũng đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển toàn diện của trẻ. Vitamin A có trong cà rốt, bông cải xanh hay đậu nành rất tốt cho đôi mắt. Vitamin C từ các loại quả mọng như cam, xoài, bưởi mang lại một sức đề kháng tốt, hỗ trợ con chống lại sự xâm nhập gây hại từ các tác nhân bên ngoài môi trường. Hay vitamin B tham gia vào quá trình phát triển hệ thần kinh, hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển các tế bào.
Ngoài ra, các khoáng chất như sắt, kẽm, canxi được bổ sung từ chế độ ăn dặm sẽ hỗ trợ củng cố cơ xương, răng chắc khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng cho con. Mỗi ngày mẹ nên bổ sung cho con khoảng 300g rau củ để đảm bảo bổ sung đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho con.
3. Lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng theo từng giai đoạn
3.1. Nguyên tắc xây dựng lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng
Bắt đầu cho con ăn dặm với khẩu phần nhỏ
Để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần với chế độ dinh dưỡng mới trong thời gian đầu mẹ chỉ nên cho con làm quen với một lượng nhỏ bột ăn dặm. Các loại thực phẩm nên được xay mịn và cho trẻ nếm thử từng chút một để làm quen dần. Đồng thời không nên bắt ép trẻ ăn hết một lượng lớn bột ăn dặm ngay từ đầu khi con có thái độ không thích. Bởi điều này sẽ gây cảm giác sợ hãi cho trẻ khi chuyển qua chế độ ăn mới.
Ăn dặm từ bột loãng đến bột đặc
Trẻ mới ăn dặm mẹ nên bắt đầu với thức ăn lỏng, mịn để tránh bị sặc khi ăn. Sau khi con đã quen thì mẹ có thể tăng dần độ đặc của đồ ăn để con thích nghi dần.
Nên tập cho trẻ ăn dặm từ dạng bột loãng đến bột đặc
Ăn dặm từ ngọt đến mặn
Mẹ nên tập cho trẻ ăn dặm ngọt rồi mới chuyển dần sang mặn bởi vị ngọt gần giống với mùi vị sữa mẹ thì con sẽ dễ thích nghi hơn. Theo chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau 2 - 4 tuần áp dụng chế độ ăn dặm ngọt nếu hệ tiêu hóa của con đáp ứng tốt thì có thể chuyển sang mặn. Thường thì trong tháng thứ 5 sẽ cho con ăn dặm ngọt để làm quen và đến tháng thứ 6 trở đi mẹ có thể bắt đầu bằng chế độ ăn dặm mặn.
3.2. Lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng
Trẻ mới ăn dặm thường chưa quen nên rất khó. Một số trẻ hợp tác thì có thể sẽ rất thích thú khi được chuyển qua chế độ ăn dặm. Ngược lại cũng có rất nhiều trẻ bỏ ăn, biếng ăn khi chuyển qua chế độ ăn mới khiến nhiều mẹ bỉm không khỏi lo lắng. Để trẻ thích nghi dần thì mẹ có thể tham khảo thời gian biểu dưới đây:
Trong một tuần đầu để hệ tiêu hóa dần thích nghi với chế độ ăn dặm thì mẹ nên bổ sung cho con một lượng nhỏ khoảng 5 - 10ml cháo trắng.
Chuyển sang tuần tiếp theo, ngoài cháo trắng thì mẹ có thể bổ sung thêm 5mg bí đỏ, 5mg cà rốt, 5mg khoai tây hoặc 5mg cà chua vào thực đơn ăn dặm của trẻ.
Khi con đã quen dần với chế độ ăn dặm, đến tuần thứ 3 mẹ nên tăng thêm khẩu phần ăn trong thực đơn hàng ngày. Bởi ở giai đoạn này cơ thể trẻ có thể dung nạp được 40 - 50ml.
Đến tuần thứ tư khi con đã quen với chế độ ăn dặm thì mẹ nên tiếp tục duy trì cho con như tuần thứ 3 và theo dõi đáp ứng hàng ngày.
Đồng thời mẹ có thể kết hợp lịch ăn dặm này theo phương pháp EASY để đạt hiệu quả tốt nhất. EASY là viết tắt của các từ Eat - Activity - Sleep - Your time. Đây là một chuỗi các hoạt động trong ngày của con bao gồm Ăn - Chơi - Ngủ - Thời gian dành cho mẹ. Một chu kỳ này sẽ được tính từ lúc con tỉnh dậy cho đến khi con đi ngủ. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp con hình thành nhịp sinh học trong ngày.
Xây dựng lịch ăn dặm theo phương pháp EASY
Trẻ 5 - 6 tuổi sẽ có sự thay đổi trong lối sống sinh hoạt như ngủ ít hơn chỉ còn 2 giấc vào ban ngày, các cữ ăn cách nhau 4h và đi vào giấc ngủ đêm muộn hơn.
Thời gian ăn: Lúc này các cữ bú và ăn dặm cách nhau khoảng 4 - 5h. Trong đó, thời gian ăn dặm phù hợp sẽ là vào khung giờ 11 - 14h và 18 - 18h30.
Thời gian chơi: Thời gian ngủ ngày của trẻ 5 - 6 tuổi ngắn hơn, có giấc chỉ khoảng 30 phút. Thay vào đó thời gian hoạt động của con sẽ nhiều hơn so với giai đoạn trước.
Thời gian ngủ: Mẹ chỉ nên cho con ngủ 2 giấc vào ban ngày và mỗi giấc chỉ khoảng 1,5 - 2h và giấc ngủ đêm sẽ khoảng 11 - 12h.
Việc xây dựng lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng là rất quan trọng. Bởi đây là giai đoạn đầu con bắt đầu thích nghi, nếu áp dụng tốt thì mẹ sẽ rất nhàn cho những giai đoạn về sau.
4. Mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng
Dưới đây là một số mẫu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng mẹ có thể tham khảo để áp dụng vào chế độ ăn hàng ngày của con
Thực đơn ăn dặm tuần đầu tiên cho con
Mẫu thực đơn ăn dặm những tuần sau đó của trẻ
Trên đây là chia sẻ về lịch ăn dặm cho bé 5-6 tháng tuổi của chuyên gia Neo Kids. Nếu còn vấn đề gì thắc mắc, liên hệ ngay hotline 1900 5066 để nhận được tư vấn sớm nhất mẹ nhé!
Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.
Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:
Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA: Link 1
Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3
Vitamin C Neo Kids: Link 4
Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.