Tất cả những điều cha mẹ cần biết khi bé chậm nói

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bất kỳ bậc làm cha, làm mẹ nào cũng luôn mong muốn con mình sẽ phát triển khỏe mạnh, bình thường như bao đứa trẻ khác. Chính vì thế, khi phát hiện trẻ chậm nói hay khả năng ngôn ngữ còn hạn chế thì chắc chắn cha mẹ sẽ vô cùng lo lắng và muốn tìm ra cách chữa khỏi cho con càng nhanh càng tốt. Bài viết này sẽ đưa ra thông tin chi tiết về tình trạng bé chậm nói, hãy tham khảo ngay nhé!

1. Thế nào là hiện tượng chậm nói ở trẻ?

Lời nói là phương tiện giao tiếp của con người được thể hiện qua âm thanh. Rối loạn lời nói là tình trạng trẻ không phát âm được hoặc phát âm thành tiếng nhưng người khác lại không hiểu trẻ đang nói gì (nói ngọng, nói lắp…).

Hiện tượng chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ là dạng chậm phát triển phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác như chậm phát triển nhận thức, chậm phát triển vận động…

Dù trình độ ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ lại chậm hơn so với các trẻ khác, khi đó có thể gọi đây là hiện tượng chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ.

2. Quá trình phát triển ngôn ngữ bình thường ở trẻ?

Quá trình phát triển ngôn ngữ thông thường của trẻ sẽ trải qua các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người lớn nói chuyện. Có phản ứng với các tiếng động phát ra như quay đầu về phía tiếng động, phân biệt được khác nhau…

  • Từ 6 - 9 tháng tuổi: Bắt đầu phát ra các âm thanh như “a”, “ma”, “da”...

  • Trong giai đoạn từ 9-12 tháng tuổi: Các âm thanh “ê”, “a” mà trẻ phát ra có thể kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ ràng. Tùy vào khả năng ngôn ngữ của trẻ mà trong giai đoạn này nhiều trẻ có thể nói được 2 đến 3 từ đơn khá rõ như “bố”, “bà”, “mẹ”...

  • Từ tháng thứ 12 đến tháng thứ 15: Các âm thanh mà trẻ phát ra có thể có tiết tấu như âm nhạc.

  • Từ tháng 15-18: Ở giai đoạn này, các lời nói của trẻ thường kết hợp với cử chỉ cơ thể như vẫy tay, chỉ vào đồ vật.  Khi sang tháng thứ 18, trẻ có thể bắt đầu nói và ghép 2 từ đơn với nhau, đồng thời cũng có thể nhận biết được nhiều đồ vật khi cho trẻ xem tranh, ảnh hoặc chỉ và gọi tên một số bộ phận trên cơ thể.

  • Trẻ từ 18 tháng đến 2 tuổi: Bé đã có thể nói thành thạo khoảng 25 từ, có thể gọi tên mọi người xung quanh, chào hỏi, từ chối…

  • Từ 2-3 tuổi: Giai đoạn này, trẻ có thể nói rất nhiều, biết thêm nhiều từ mới có thể lên đến 200 từ, đôi khi sẽ tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi bé có thể tự tạo ra một cụm từ có đầy đủ chủ ngữ và vị ngữ, đồng thời sẽ thường đặt các câu hỏi đơn giản…

  • Trẻ từ 3 - 4 tuổi: Khi đó trẻ đã nói được các câu phức tạp hơn, bắt đầu sử dụng thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ, có thể kiểm soát được cường độ giọng nói, tạo thành ngữ điệu như người lớn và thường đặt ra nhiều câu hỏi như cái gì, tại sao, ở đâu…


Quá trình trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường trong giai đoạn từ 3-5 tuổi

Quan sát và đồng hành cùng con, cha mẹ sẽ nhận thấy rõ những thay đổi của con qua từng giai đoạn, từ đó sẽ giúp con có nhiều điều kiện để phát triển khả năng ngôn ngữ hơn.

3. Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

So với tiêu chuẩn phát triển ngôn ngữ thông thường đã nêu trên, bé bị chậm nói sẽ phát triển chậm hơn về mặt ngôn ngữ. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết trẻ bị chậm nói qua từng giai đoạn:

  • Giai đoạn từ 3 - 4 tháng tuổi: Bé chậm nói sẽ có các dấu hiệu không đáp ứng với tiếng động mạnh, trẻ không phát ra các âm thanh đơn giản, khi đã 4 tháng tuổi bé vẫn không bắt chước được các âm thanh “ê”, “a” cơ bản.

  • Trẻ chậm nói ở giai đoạn 7 tháng tuổi: Bé không có nhiều đáp ứng với các tiếng động xung quanh.

  • Giai đoạn 12 tháng tuổi đối với bé chậm nói: Trẻ không tìm cách giao tiếp với người xung quanh; không biết nói bất kì một từ nào ví dụ như “mẹ”, “ba”; không biết thực hiện các động tác đơn giản (vẫy tay, lắc đầu để từ chối…); không có dấu hiệu quan tâm đến thế giới xung quanh.

  • Trẻ chậm nói giai đoạn 16 tháng tuổi: Bé không có phản ứng với lời nói và hành động của mọi người xung quanh, không thể nói được bất kỳ từ nào, không nhận biết được đồ vật qua tranh ảnh…

  • Giai đoạn từ 19-23 tháng tuổi: Vốn từ ngữ của trẻ tăng rất chậm, nói được ít hơn 15 từ, không thể bắt chước lại lời nói của người khác, không nói được câu ghép gồm 2 từ, không biết được công dụng của các vật dụng quen thuộc trong nhà. 

  • Bé chậm nói trong giai đoạn từ 3 tuổi: Dù đã 3 tuổi nhưng bé vẫn không sử dụng được các đại từ nhân xưng (con, ba, mẹ, ông, bà); không ai có thể hiểu ý của trẻ, không ghép được thành câu hoàn chỉnh, thường xuyên lắp bắp, âm thanh phát ra không rõ ràng, ít tương tác với người xung quanh…

  • Trẻ chậm nói trong giai đoạn 4 tuổi: Trẻ không thể biểu đạt ý muốn bằng một câu đầy đủ chủ vị, chưa phát âm được rõ ràng hầu hết các phụ âm, không sử dụng đại từ nhân xưng đúng cách…

Các dấu hiệu bé chậm nói có thể sẽ không giống nhau, nhưng nếu phụ huynh chú ý có thể quan sát thấy các dấu hiệu bất thường của con. Khi đó, cha mẹ cần quan tâm đến con nhiều hơn, thường xuyên trò chuyện và nên can thiệp y tế nếu cần.


Các bé chậm nói thường không quan tâm đến mọi thứ xung quanh

4. Nguyên nhân khiến bé chậm nói và chậm phát triển ngôn ngữ

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm nói và cũng sẽ có rất nhiều trẻ trong khoảng ⅕ trẻ bị chậm nói ở giai đoạn đầu đời đều sẽ đuổi kịp các bạn khi lớn lên. 

Dưới đây là các nguyên nhân bé chậm nói mà cha mẹ cần lưu ý:

  • Bé chậm nói do nguyên nhân bệnh lý: Khi các cơ quan liên quan tới phát âm như tai, họng, lưỡi hoặc não bộ gặp các vấn đề đều có thể dẫn đến chứng chậm nói ở trẻ nhỏ.

  • Trẻ chậm nói do ảnh hưởng tâm lý: Khi còn nhỏ nếu vô tình phải trải qua một biến cố hoặc tai nạn nghiêm trọng nào đó sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ của con.

  • Chậm nói do trẻ mắc bệnh tự kỷ: Chậm nói có thể là một triệu chứng của hội chứng tự kỷ. Bệnh lý này gây ảnh hưởng tới hoạt động của não bộ, khiến hệ thần kinh bị rối loạn, gây ra các biểu hiện khác thường so với đứa trẻ bình thường.

Vì thế, trong quá trình phát triển của con, phụ huynh cần chú ý, quan tâm nhằm phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường của trẻ và có biện pháp xử lý kịp thời.

5. Phân biệt trẻ chậm nói thông thường với trẻ chậm nói do bệnh lý

Bé chậm nói đơn thuần chỉ mang tính chất tạm thời và sẽ cải thiện nhờ sự trợ giúp của gia đình như dành nhiều thời gian chơi cùng con, đọc sách và nói chuyện với con mỗi ngày.

Ngoài chậm nói thông thường, trẻ có thể bị chậm nói do mất thính lực, chậm phát triển trí não, bệnh tự kỷ…

Vì thế khi phát hiện bé chậm nói, việc đầu tiên cha mẹ cần làm là kiểm tra khả năng nghe của con, bởi đây là nguyên nhân khiến trẻ mất khả năng giao tiếp bẩm sinh. 

Vậy khi nào bé chậm nói, cha mẹ cần đưa con đến bệnh viện để thăm khám?


Chậm nói có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ

6. Khi nào cha mẹ cần can thiệp nếu con bị chậm nói?

Các dấu hiệu bất thường về khả năng phát triển ngôn ngữ mà cha mẹ cần can thiệp sớm bao gồm:

  • Khi bé từ 6-8 tuần tuổi nhưng không có đáp ứng với giọng nói hoặc những âm thanh to.

  • Lúc 2 tháng tuổi không cười hay có bất kỳ phản ứng gì với giọng nói của cha mẹ.

  • Khi 3 tháng tuổi, không quan tâm đến mọi người và vật xung quanh.

  • Tháng thứ 4 không quay đầu theo hướng âm thanh phát ra.

  • Tháng thứ 6 không cười tự phát.

  • Tháng thứ 8 không bập bẹ, ê a nói chuyện với mọi người xung quanh.

  • Khi đã 2 tuổi vẫn không nói được từ đơn

  • Bé lên 3 tuổi nhưng không nói được một câu đơn giản.

Nếu phát hiện trẻ có một trong số các dấu hiệu trên, gia đình cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thực hiện các kiểm tra chuyên sâu. Tùy theo mức độ và nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp can thiệp khác nhau, hướng dẫn phụ huynh cùng huấn luyện ngôn ngữ cho trẻ tại gia đình.

Đối với các bé chậm nói do có các vấn đề về thính lực, các bác sĩ sẽ điều trị về thính lực cho trẻ bằng nhiều phương pháp khác nhau.


Cha mẹ cần can thiệp khi phát hiện con có các dấu hiệu bất thường

7. Bé chậm nói - Người lớn cần làm gì?

Bên cạnh việc đưa con đi khám để hiểu hơn về nguyên nhân và tình trạng chậm nói của con, các bố mẹ, ông bà còn có thể tự khắc phục cho con bằng những cách sau:

  • Thường xuyên giao tiếp, trò chuyện với con, luôn khuyến khích con nói nhiều hơn và khen ngợi khi con nói được các từ mới.

  • Kể chuyện, tâm sự cùng con để thúc đẩy vốn từ ngữ của trẻ.

  • Tập cho con thói quen đọc sách hoặc đọc truyện trước khi ngủ để tăng khả năng tập trung và phản ứng của bé.

  • Không ép con vào khuôn khổ mà hãy khuyến khích con, động viên con nhiều hơn.

  • Dạy cho con những từ dễ hiểu, dễ làm quen sau đó có thể tăng dần những câu phức tạp hơn.

  • Cho bé tiếp xúc với nhiều âm thanh khác nhau, để bé có thể làm quen và phát hiện điểm khác biệt giữa các âm thanh đó, từ đó giúp tăng khả năng nhận biết âm thanh và khả năng phản xạ.

  • Tránh cho con tiếp cận nhiều với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại.

  • Quy định thời gian xem tivi của trẻ và lựa chọn các chương trình phù hợp giúp con học thêm được nhiều từ mới.


Bé chậm nói sẽ được cải thiện nếu bố mẹ dành thời gian ở bên con nhiều hơn

Tình trạng bé chậm nói có thể được cải thiện nhanh chóng nếu gia đình phát hiện và có các giải pháp can thiệp kịp thời. Vì thế cha mẹ không nên quá lo lắng mà vô tình tạo ra áp lực “con phải nói nhiều, nói hay”, điều mà con cần lúc này chính là sự quan tâm, hỗ trợ của cha mẹ. Ngoài các phương pháp hỗ trợ về tâm lý, giáo dục, phụ huynh có thể tham khảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho con, giúp con có cơ thể khỏe mạnh và giúp ích cho con trong quá trình cải thiện khả năng ngôn ngữ.

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.