Đâu là dấu hiệu bé chậm biết nói? - Click ngay

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ chậm nói là 1 trong những dấu hiệu của việc kém phát triển trí tuệ, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng như vậy. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng quan về tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ, cũng như những dấu hiệu nhận biết bé chậm nói.

1. Chậm nói ở trẻ nhỏ là gì?

Lời nói là phương thức giao tiếp được thể hiện bằng âm thanh. Thành phần chính của lời nói đó chính là phát âm, âm điệu cùng sự lưu loát khi giao tiếp. Rối loạn lời nói là tình trạng trẻ phát ra âm thanh nhưng những người xung quanh lại không thể hiểu được ý của trẻ. Điển hình của tình trạng này là: nói lắp, nói ngọng hoặc nói liến thoắng, phát âm không rõ làm các chữ dính liền nhau.

Còn ngôn ngữ là việc dùng âm thanh để thể hiện mong muốn, yêu cầu, truyền đạt và tiếp nhận thông tin, đôi khi ngôn ngữ sẽ đi cùng với những cử chỉ tín hiệu như: ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ tay, ký hiệu. Ngôn ngữ là 1 phần thể hiện trí thông minh của người nói, do đó rối loạn ngôn ngữ là 1 bệnh lý khá nghiêm trọng và phức tạp.

Chậm nói ở trẻ chính là tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ, mặc dù các trình tự phát triển ngôn ngữ vẫn diễn ra bình thường nhưng lại chậm hơn so với trẻ khác có cùng độ tuổi. 

2. Những dấu hiệu nhận biết bé chậm nói

Chậm nói ở trẻ nhỏ là 1 trong những tình trạng phổ biến, thường gặp hơn so với những dạng rối loạn phát triển khác. Tuy nhiên đây cũng là 1 tình trạng khá nguy hiểm vì nếu không chẩn đoán và can thiệp sớm có thể ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. Vậy đâu là dấu hiệu bé chậm nói?

2.1. Chậm nói ở trẻ 3 đến 6 tháng tuổi

Độ tuổi từ 3 đến 6 tháng tuổi trẻ đã bắt đầu có phản ứng với những âm thanh xung quanh, bắt đầu biết nhìn vào người đang nói chuyện. Biết phân biệt được nơi phát ra âm thanh đồng thời bập bẹ được 1 số nguyên âm, từ đơn như: “ba’’, “a”.

Trẻ từ 3-6 tháng tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Bé không phản ứng với âm thanh có cường độ mạnh phát ra từ môi trường ngoài.

  • Bé không bập bẹ hoặc phát ra âm thanh gừ gừ.

  • Trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên chỉ biết phát ra những âm thanh gừ gừ đơn thuần mà không bắt chước được những âm thanh khác.

2.2. Chậm nói ở trẻ 6 đến 9 tháng tuổi

Giai đoạn này bé đã có khả năng nối những âm đơn lại với nhau, nói được những từ đơn giản như “bà bà”, “ba ba”, bé đã có nhiều đáp ứng với tiếng động, âm thanh từ môi trường ngoài.

Trẻ từ 6-9 tháng tuổi được cho là chậm nói khi:

Biểu hiện rõ ràng nhất là tình trạng bé không đáp ứng với những tiếng động, kể cả tiếng động lớn.

Dấu hiệu chậm nói đã có thể phát hiện ở trẻ 6-9 tháng tuổi.

2.3. Chậm nói ở trẻ 9 đến 12 tháng tuổi

Trẻ từ 9 đến 12 tháng đã có thể phát âm được những từ “ê”, “a” khá rõ, đồng thời kéo dài thành 1 chuỗi âm thanh, mặc dù chưa rõ từ. Tùy vào mỗi bé mà khả năng nói sẽ khác nhau nhưng thông thường trẻ từ tháng thứ 11 đã có thể nói được vài từ đơn liền mạch và khó rõ ràng.

Trẻ từ 9-12 tháng tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Bé không đáp ứng với âm thanh.

  • Không bập bẹ “ê”, “a” rõ ràng thậm chí là không phát ra âm thanh.

2.4. Chậm nói ở trẻ 12 đến 15 tháng tuổi

Bé đã nói được khá nhiều âm cơ bản, những bé nhanh đã nói được 1 - 2 từ đúng (trừ những từ đơn giản “mẹ”, “bà”). Bé đã nói được một số danh từ, hiểu và tuân theo chỉ dẫn của người lớn.

Trẻ từ 12-15 tháng tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Trẻ không giao tiếp với mọi người xung quanh, kể cả bố hoặc mẹ.

  • Không dùng lời nói hoặc cử chỉ để thể hiện mong muốn hoặc khi cần giúp đỡ.

  • Không nói được từ đơn, và không quan tâm đến thế giới cũng như mọi chuyện đang diễn ra xung quanh.

  • Không bập bẹ hoặc phát ra những từ đơn âm tiết.

  • Trẻ không phản ứng lại khi được người lớn gọi tên.

  • Không phản ứng lại khi nhận được hiệu lệnh từ người lớn, ví dụ như được yêu cầu “bai bai”, “ạ”...

Trẻ 12-15 tháng tuổi chưa nói được các từ đơn giản thì có thể chậm nói

2.5. Chậm nói ở trẻ 15 đến 18 tháng tuổi

Bé đã bắt đầu nói được nhiều từ hơn, thường là khoảng 4 từ. Khi bé nói chuyện thường sẽ kết hợp với cử chỉ như giơ tay, chào tạm biệt, chỉ chỏ. Tới 18 tháng tuổi bé đã có thể nói khá trơn tru, ghép được hai từ với nhau, có khả năng nhận biết và chỉ đúng được những bộ phận trên cơ thể (ít nhất là 6 bộ phận). Phản ứng lại và chỉ ra được những hình ảnh quen thuộc khi bố mẹ cho bé nhìn tranh ảnh.

Trẻ từ 12-15 tháng tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Không hiểu và không phản ứng lại với những hiệu lệnh cơ bản như: “ngồi dậy”, “không được”.

  • Bé không thể nói được bất cứ từ ngữ nào, kể cả những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”.

  • Không phản ứng hoặc không chỉ ra được đồ vật khi được hỏi và ra hiệu lệnh, ví dụ như: “Bin lấy cho mẹ quả bóng”, “Đây là con khỉ phải không Bin”

  • Không biết diễn đạt mong muốn của bản thân bằng hành động.

2.6. Chậm nói ở trẻ 18 đến 24 tháng tuổi

Ở tầm tuổi 18 tháng đến 2 tuổi vốn từ của bé đã được mở rộng khá nhiều, khoảng 20 từ vào lúc 18 tuổi và 50 từ khi được 2 tuổi. Trẻ 2 tuổi đã có khả năng nói được 2 từ ghép thành những câu có nghĩa như “cái ấy”, “bố mẹ”. Phản ứng tốt với những hiệu lệnh kép từ người lớn, ví dụ như: “đóng nắp hộp lại rồi cất đi cho bố”.

Trẻ từ 18 đến 24 tháng tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Không thể nói được khoảng 6 từ ngữ bất kỳ, không thể hiện cảm xúc, không muốn giao tiếp kể cả khi có mong muốn hoặc cần sự giúp đỡ.

  • Bé không có hành động chỉ vào thứ mình muốn có.

  • Không nói được những từ đơn giản, đồng thời không phản ứng lại với những hiệu lệnh đơn giản từ người lớn.

  • Không thể tự thực hiện được những cuộc hội thoại đơn giản mà chỉ có thể nhại lại từ người lớn.

Cần theo dõi sát sao dấu hiệu chậm nói ở trẻ 18 - 24 tháng tuổi

2.7. Chậm nói ở trẻ 2 đến 3 tuổi

Giai đoạn 2 đến 3 tuổi được coi là giai đoạn bùng nổ về nhận thức cũng như ngôn ngữ của trẻ. Vốn từ của bé sẽ được tăng lên 1 cách nhanh chóng, thông qua việc giao tiếp với bạn bè, bố mẹ, tivi,... Bé có thể kết hợp 2-3 từ thậm chí là nhiều hơn để diễn đạt ý nghĩ của bản thân. 

Tầm 3 tuổi bé đã có khả năng tạo thành những câu đơn giản nhưng đầy đủ chủ ngữ vị ngữ. Biết cách đặt câu hỏi, trả lời những câu hỏi của bố mẹ. Đây là 1 bước đệm quan trọng giúp bé có 1 vốn từ vựng cơ bản, nói được những câu nói phức tạp hoặc kể những câu chuyện có logic.

Trẻ từ 2 đến 3 tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Không thể nói được những câu đơn giản, những câu ngắn có từ 2 cho đến 4 từ.

  • Không thể tự đặt câu hỏi hoặc chỉ ra những bộ phận trên cơ thể khi được hỏi.

  • Bé nói không rõ từ, không thành câu hoặc nói những cụm từ tối nghĩa, khó hiểu.

  • Không thể nhớ được những từ đơn giản mặc dù đã được lặp đi lặp lại nhiều lần.

2.8. Chậm nói ở trẻ 3 đến 4 tuổi

Bé ở giai đoạn này đã bắt đầu nói được những câu từ phức tạp, đồng thời vận dùng được vào trong những hoàn cảnh, ngữ cảnh phù hợp. Bé đã có khả năng kiểm soát được cường độ và ngữ điệu khi nói chuyện, chẳng hạn khi giận bạn có thể nâng cao giọng, khi vui vẻ giọng sẽ vang,... Ở tầm này bé có rất nhiều sự tò mò về thế giới bên ngoài nên thường xuyên đặt ra những câu hỏi tại sao. Khả năng hiểu của bé cũng được nâng cao và bắt đầu phân biệt được màu sắc và sự khác nhau giữa những khái niệm cơ bản (to, nhỏ, nặng, nhẹ).

Trẻ từ 3 tuổi được cho là chậm nói khi:

  • Không gọi được “ba”, “mẹ”, “bà”.

  • Không hiểu những chỉ dân hoặc liệu lệnh đơn giản từ người khác.

  • Nói lắp bắp, từ phát ra có nhiều âm dính liền nhau, bé sẽ nhăn nhó hoặc cảm thấy khó chịu khi phải nói.

  • Trẻ thường có xu hướng chỉ muốn ở cùng bố mẹ và không thích giao thiệp, vui chơi với các bạn.

Bé 3 tuổi chậm nói có sao không? Tất nhiên điều này khá là nguy hiểm rồi, đây chính là giai đoạn bùng nổ về khả năng tư duy và ngôn ngữ của trẻ. Chậm nói ở giai đoạn này sẽ khiến cho tiến trình phát triển của trẻ bị ảnh hưởng, khi lên bốn tuổi trẻ sẽ không thể giao tiếp được bình thường… Do đó nếu phát hiện trẻ chậm nói ở giai đoạn này, mẹ cần đưa bé đi thăm khám càng sớm càng tốt để tìm ra phương án can thiệp thích hợp.

Trẻ 4 tuổi được cho là chưa biết nói khi:

  • Trẻ không thích đặt câu hỏi.

  • Không phát âm được các âm phức tạp hoặc các phụ âm, bé không có hứng thú với sách truyện.

  • Không sử dụng đúng các đại từ nhân xưng, không biết đặt câu vào đúng ngữ cảnh.

  • Bé không phân biệt được màu sắc hoặc hiểu về những khái niệm cơ bản.

2.9. Trẻ 5 tuổi chưa biết nói

Các dấu hiệu chậm nói ở trẻ 5 tuổi thường khá giống khi trẻ 4 tuổi. Bé bị cho là chậm nói khi:

  • Không có sự giao tiếp với thế giới bên ngoài.

  • Quá quấn quýt bố mẹ, phát âm không rõ hoặc chỉ nói được những từ đơn giản.

  • Đôi khi có những trẻ phát âm bị nuốt mất chữ, nói lắp bắp không thành câu hoàn chỉnh.

3. Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ gặp phải tình trạng chậm nói. Tình trạng chậm nói đôi khi còn xuất hiện cùng với những hành vi cáu giận ở trẻ do bé không biểu đạt được mong muốn của bản thân.

Dấu hiệu trẻ chậm nói đơn thuần thường rất giống và khó phân biệt với chậm nói. Tuy nhiên việc chậm nói đơn thuần ở trẻ em đôi khi chỉ mang tính chất tạm thời, tình trạng này có thể thuyên giảm hoặc mất đi hoàn toàn nhờ sự hỗ trợ từ phía bố mẹ, gia đình. Khi trẻ có các dấu hiệu chậm nói, rối loạn ngôn ngữ thì việc cha mẹ cần làm đầu tiên là cổ vũ và động viên trẻ, dành thời gian chơi với bé, đọc sách và nói chuyện với bé.

Những trường hợp nặng thì cần phải tìm đến sự giúp đỡ của nhân viên, chuyên gia y tế. Bởi lẽ chậm nói có thể là dấu hiệu cho nhiều bệnh lý nghiêm trọng hơn như: khó đọc, mất thính lực, chậm phát triển trí tuệ,...

Những dấu hiệu giúp nhận biết trẻ bị chậm nói

Trên đây là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết trẻ chậm nói, khi thấy có bất thường trong khả năng nói, nghe của trẻ, bố mẹ cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt. Việc phát hiện sớm và điều trị sớm chính là biện pháp cải thiện tình trạng chậm nói hiệu quả nhất.

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.