Mẹ thông thái nên biết: EPA là gì? Khi nào cần bổ sung EPA cho trẻ

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Khi nhắc đến acid béo omega 3, chúng ta thường đề cập nhiều đến DHA. Tuy nhiên, một loại axit béo khác thuộc nhóm này cũng có vai trò quan trọng không kém, chính là EPA. Vậy EPA là gì? Hãy cùng NEOKIDs tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Các mẹ thông thái nên biết EPA là chất gì?

EPA có tên khoa học là acid eicosapentaenoic là một acid béo không no thuộc nhóm omega-3. Đây là chất được tìm thấy cùng DHA (có tên đầy đủ là acid docosahexaenoic) trong một số loại cá nước lạnh như cá ngừ, cá hồi, cá thu, cá trích…

Các acid béo trong nhóm omega-3 là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh, giúp tăng cường sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Những lợi ích cụ thể mà EPA mang lại cho cơ thể chúng ta bao gồm:

  • Các acid béo này là tiền chất của eicosanoids, chất giúp điều chỉnh nhiều chức năng của tế bào và các cơ quan trong cơ thể. 

  • Bổ sung thêm EPA trong chế độ ăn uống hàng ngày sẽ có tác động tích cực đến hệ tim mạch huyết áp. 

  • Bên cạnh đó nó còn góp phần giảm các phản ứng viêm trong cơ thể.

Ngoài ra, không thể không nhắc đến tác dụng của EPA với trẻ em, cụ thể như sau:

  • Trẻ em, nếu được bổ sung đầy đủ EPA ngay từ trong bụng mẹ và những năm đầu đời sẽ làm tăng khả năng phát triển về não bộ và tư duy hơn hẳn so với những trẻ không được bổ sung. 

  • Ngoài ra, EPA cũng được ghi nhận là có vai trò tích cực với sự phát triển thị giác, chiều cao và cân nặng ở trẻ.

  • Chưa kể, các nhà khoa học đã nghiên cứu và phát hiện ra tác dụng chính của EPA là thành phần sản xuất prostaglandin trong máu. Loại prostaglandin này sẽ ức chế tạo các tiểu cầu nhằm làm giảm và ngăn ngừa nguy cơ xuất hiện cục màu đông.

  • Ngoài ra, nó còn có khả năng làm giảm cholesterol xấu và triglycerides có trong máu. Từ đó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giúp ích cho việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch.

Do đó, EPA sẽ giúp cho trẻ có đầy đủ sức khỏe, tăng khả năng tập trung trong học tập, từ đó phát triển toàn diện cả về thể chất và trí não.

Công thức cấu tạo nên các acid béo trong nhóm omega 3 bao gồm cả EPA

2. Ba mẹ cần phân biệt EPA và DHA 

Giống như EPA, DHA là một trong những chất béo Omega-3 (có tên khoa học đầy đủ là Acid Docosahexaenoic), đóng vai trò rất quan trọng với sức khỏe con người. Đặc biệt, nó là một trong những thành phần cấu tạo của não bộ và võng mạc. 

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, DHA là thành phần chiếm tới 90% tổng lượng chất béo có trong não bộ và chiếm 25% tổng lượng acid béo.

Như vậy, EPA và DHA đều là axit béo thuốc nhóm Omega-3, cùng được tìm thấy khá nhiều từ các loài cá nước lạnh, nhưng chúng có cấu trúc hóa học và chức năng khác nhau. 

Mặc dù DHA và EPA cùng có tác dụng làm giảm hàm lượng chất béo xấu (triglycerid) trong máu và có thể nâng cao sức khỏe tim mạch. Cả hai chất đều có thể bổ sung qua các loại thực phẩm giàu omega 3 như cá thu, cá ngừ, cá trích...

Tuy nhiên, DHA có chức năng chủ yếu đối với sự phát triển não bộ ở trẻ em, phòng ngừa tình trạng thoái hóa võng mạc, giảm nguy cơ tăng lipid trong máu. Trong khi đó, EPA còn được chứng minh tác dụng trong hỗ trợ điều trị tâm thần phân liệt và trầm cảm, ức chế các phản ứng viêm.

Vì thế, cả EPA và DHA đều là hai chất dinh dưỡng quan trọng cần phải phân biệt và bổ sung thường xuyên trong chế độ ăn hàng ngày.

EPA và DHA có cấu trúc và một số tác dụng khác nhau

4. Khi nào trẻ cần bổ sung EPA?

Con mình có cần bổ sung EPA không? Khi nào cần bổ sung EPA cho trẻ? Đây chắc hẳn là những thắc mắc được các bậc phụ huynh quan tâm nhiều nhất khi tìm hiểu về chất này.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, để đảm bảo sự phát triển toàn diện của não bộ trẻ, các mẹ nên bổ sung đồng thời DHA, EPA xuyên suốt từ quá trình mang bầu, trong giai đoạn cho con bú và cả hành trình ăn dặm của trẻ.

  • Từ 3 tháng cuối thai kỳ: DHA và EPA đặc biệt cần thiết cho sự hoàn thiện não bộ của thai nhi. Lúc này DHA, EPA chủ yếu được mẹ truyền cho con qua nhau thai, nên chế độ ăn của người mẹ đóng vai trò vô cùng quan trọng. 

  • Sau khi ra đời: Lượng DHA, EPA trẻ cần sẽ được cung cấp đầy đủ thông qua sữa mẹ. Đó cũng là một trong những lý do vì sao tất cả bác sĩ bệnh viện phụ sản đều khuyến khích việc cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. 

  • Từ 6 tháng trở đi: Trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, nhu cầu DHA, EPA của trẻ cũng tăng lên, nhưng lượng sữa bú mẹ đã ít lại nên trẻ cần được bổ sung hai dưỡng chất này từ thực phẩm. 

Theo khuyến nghị của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), lượng EPA và DHA cần thiết cho trẻ sẽ tăng dần cho đến khi trẻ lên 6 tuổi. 

Cụ thể trẻ từ 6-24 tháng tuổi cần được bổ sung 10-12 mg/kg/ngày, trẻ từ 2-4 tuổi cần 100-150 mg/kg/ngày. 

4. EPA thường có ở đâu trong thực phẩm?

Cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp EPA, trong khi, EPA là tiền chất của một số chất quan trọng trong dinh dưỡng của con người. Vì thế một chế độ ăn bổ sung đầy đủ EPA sẽ góp phần duy trì và nâng cao sức khoẻ tổng thể nói chung và sự phát triển của trẻ nhỏ nói riêng.

Các nguồn thực phẩm chứa EPA dồi dào, các bậc phụ huynh có thể bổ sung vào thực đơn hàng ngày cho con em mình bao gồm:

  • Sữa mẹ cung cấp EPA dồi dào nhất cho trẻ sơ sinh. 

  • Tiếp đến là sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… 

  • Các loại cá béo (cá nước lạnh) là nguồn bổ sung EPA đáng kể cho trẻ, như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cá trích, cá chẽm… và nhiều loại hải sản khác.

Hàm lượng EPA và DHA tham khảo trong một số loại cá béo như sau:

  • Cá thu chứa: 0,43g EPA và 0,59g DHA.

  • Cá hồi chứa: 0,59g EPA và 1,24g DHA

  • Cá chẽm chứa: 0,18g EPA và 0,47g DHA.

  • Tôm chứa: 0,12g EPA và 0,12g DHA.

Các thực phẩm bên ngoài như các loại cá ngừ, cá hồi, cá trích..rất giàu EPA. Nhưng trên thực tế, ba mẹ có thể thấy là các món ăn từ cá thì không phải bé nào cũng thích. Và hơn nữa, lượng EPA mà trẻ sẽ hấp thu được qua thức ăn cũng khá thấp, chỉ khoảng 40% - 50% theo khuyến cáo trên.

Do đó ngoài bổ sung nguồn EPA từ các thực phẩm hàng ngày , ba mẹ nên kết hợp bổ sung EPA từ các sản phẩm chuyên biệt, đảm bảo nhu cầu EPA cần thiết cho bé

Lưu ý rằng, việc bổ sung các sản phẩm Omega 3 không có nghĩa là bạn đã cung cấp đầy đủ EPA và DHA cho trẻ. Ba mẹ cần phải lựa chọn đúng loại Omega 3 có chứa đồng thời DHA và EPA để việc bổ sung mang lại những tác dụng tích cực nhất nhé.

Cá béo là nhóm thực phẩm có lượng EPA dồi dào nhất

Vì thế ba mẹ nên chú ý bổ sung EPA và DHA cho trẻ theo từng giai đoạn, kể từ khi thai nghén cho đến những năm đầu đời, nhằm giúp trẻ có điều kiện phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ.

Nên bổ sung EPA và DHA cho trẻ ngay từ giai đoạn mang bầu và sơ sinh

Trên đây là các thông tin cơ bản, giúp các bậc phụ huynh giải đáp câu hỏi EPA là chất gì và có cần bổ sung nó cho con trẻ hay không? Hãy chú ý bổ sung đầy đủ  EPA cho trẻ, vì đây là một chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng với sự phát triển của trẻ nhỏ.

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.