Bé chậm nói phải làm sao? Lời khuyên dành cho cha mẹ

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bé chậm nói phải làm sao? Đây là câu hỏi chung của hàng nghìn cha mẹ có con cái bị chậm nói, vì điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển của trẻ. Vậy phải làm sao để biết trẻ có bị chậm nói hay không? Nếu trẻ bị chậm nói thì cha mẹ cần làm gì?

1. Dấu hiệu bé chậm nói cha mẹ cần lưu ý

Nhiều cha mẹ thường cảm thấy vô cùng lo lắng khi con chậm nói hoặc ít nói hơn so với những trẻ khác cùng độ tuổi. Họ không chắc tình trạng này chỉ là chậm nói đơn thuần hay đó là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Vậy làm sao để biết rằng trẻ có bị chậm nói hay không? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết tình trạng chậm nói của trẻ:

  • Trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi: Không có phản ứng với với những lời nói yêu cầu trẻ hành động, ví dụ như chỉ tay hoặc vẫy tay chào tạm biệt…

  • Trẻ từ 12 - 18 tháng tuổi: Trẻ ít nói, thích dùng hành động hơn lời nói để giao tiếp, không bắt chước được những âm thanh hoặc yêu cầu đơn giản bằng lời nói.

  • Trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi: Trẻ chậm nói chỉ có thể bắt chước lời nói hoặc hành động, không thể tự nói được các từ hoặc cụm từ; không thể sử dụng lời nói để thể hiện mong muốn của mình, không nói được một câu hoàn chỉnh và cha mẹ không hiểu được những gì trẻ nói.

Qua những dấu hiệu trên, cha mẹ sẽ có những đánh giá nhất định về tình trạng và khả năng giao tiếp của con, từ đó tìm ra đáp án cho câu hỏi bé chậm nói phải làm sao.

Dấu hiệu chậm nói ở trẻ thường khó phát hiện khi trẻ còn nhỏ tuổi

2. Bé chậm nói phải làm sao? Lời khuyên cho các bậc cha mẹ

Tuỳ thuộc vào từng trường hợp cụ thể như độ tuổi của trẻ, sức khỏe, các bệnh lý mà trẻ có thể mắc phải và điều kiện gia đình mà các bậc làm cha, làm mẹ sẽ có những cách riêng để cải thiện khả năng giao tiếp cho con trẻ.

Dưới đây là một số gợi ý giúp cha mẹ trả lời câu hỏi bé chậm nói phải làm sao?

2.1. Đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân chậm nói

Sau khi phát hiện các dấu hiệu trẻ chậm nói, việc đầu tiên cha mẹ cần làm chính là đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, nhằm xác định nguyên nhân chính xác khiến bé bị chậm nói.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm nói như: Các bất thường ở môi lưỡi, vấn đề liên quan đến tâm lý, thính giác hoặc do trẻ bị chậm phát triển…

Bác sĩ sẽ đánh giá khả năng ngôn ngữ của trẻ thông qua các bài kiểm tra chuyên biệt với những tiêu chí như sau:

  • Khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ (con có thể hiểu được lời nói của mọi người không và hiểu được bao nhiêu?)

  • Khả năng diễn đạt ngôn ngữ của trẻ

  • Trẻ có những hành động như chỉ tay, lắc đầu, gật đầu… đối với yêu cầu của người lớn không?

  • Khả năng phát âm của trẻ có vấn đề gì không?

  • Tình trạng răng miệng (mũi, miệng, lưỡi, môi, vòm miệng…) có vấn đề gì không?

Thông qua đó, bác sĩ sẽ đánh giá được nguyên nhân cụ thể và đưa ra lời khuyên cho cha mẹ “khi bé chậm nói phải làm sao?”

Thăm khám y khoa là việc cha mẹ cần làm khi phát hiện trẻ bị chậm nói

2.2. Thường xuyên trò chuyện với bé nhiều hơn

Để khuyến khích trẻ nói nhiều hơn, các bậc phụ huynh hãy dành nhiều thời gian hơn để trò chuyện, tâm sự với con, ngay cả khi con không hồi đáp lại.

Đối với những trẻ nhỏ hơn 12 tháng tuổi, cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả nhất chính là thường xuyên nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, “ông”, “bà”... để con có thể ghi nhớ âm thanh và giọng nói của người thân.

Đừng quên khen ngợi con mỗi khi trẻ nói được một từ nào đó, nếu trẻ không chịu nói, cha mẹ cần kiên nhẫn lặp lại và khuyến khích con phát âm theo ba, mẹ.

Đối với trẻ lớn bị chậm nói, ba mẹ nên nói chuyện với con một cách chậm rãi, rõ ràng để con dễ tiếp thu hơn. Chú ý không nên nói ngọng vì bé sẽ dễ bắt chước ba mẹ, điều này sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Ngoài ra khi trò chuyện cùng trẻ, ba mẹ có thể kết hợp các động tác của cơ thể như chỉ trỏ, vẫy tay… để con học theo.

Cố gắng trò chuyện với con mọi lúc, ví dụ như trong khi ăn, trước khi đi ngủ để con có thể cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ và sẽ dần tự tin hơn khi giao tiếp.

Ba mẹ cần trò chuyện với con nhiều hơn để cải thiện khả năng giao tiếp của trẻ

2.3. Dạy con tập nói bằng các hoạt động thú vị

Bé chậm nói phải làm sao? Cha mẹ có thể giúp con thích thú với việc giao tiếp thông qua các hoạt động thú vị, cụ thể như:

  • Đọc sách cùng con: Sách được coi là phương tiện hữu hiệu giúp thúc đẩy khả năng giao tiếp cho trẻ chậm nói. Ba mẹ hãy dành thời gian đọc sách hoặc kể chuyện cho con nghe vào mỗi buổi tối. Phương pháp này sẽ kích thích khả năng ngôn ngữ của con, giúp con hiểu rõ hơn về cách mọi người giao tiếp với nhau. Ba mẹ nên chọn những loại sách có hình ảnh, màu sắc bắt mắt mà con thích nhé.

  • Cải thiện khả năng giao tiếp của con qua bài hát: Thường xuyên cho con nghe những bài hát thiếu nhi vui nhộn là cách dạy trẻ chậm nói hiệu quả, giúp con ghi nhớ từ ngữ tốt hơn. Thông qua nhịp điệu bài hát, bé sẽ dễ học từ mới hơn, ghi nhớ tốt hơn. Vì thế, trong quá trình này ba mẹ nên khuyến khích con hát theo. Nếu con tỏ thái độ không thích, ba mẹ không nên ép con làm theo những gì mình muốn, điều này sẽ khiến tâm lý của con trở nên tiêu cực, con có thể sẽ trở lên khó hợp tác hơn.

Đọc sách giúp cải thiện khả năng ngôn ngữ của trẻ

2.4. Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho não bộ và hệ thần kinh

Các dưỡng chất cần thiết sẽ giúp não bộ tăng cường hoạt động và hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giúp khả năng ngôn ngữ của con phát triển tốt hơn.

Chính vì thế, chế độ dinh dưỡng của trẻ là một trong những điều ba mẹ cần lưu ý khi thắc mắc “bé chậm nói phải làm sao?”.

Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng khả năng ghi nhớ, tập trung, phản xạ và ngôn ngữ của con người là do não bộ quyết định. Do đó, việc bổ sung các chất dinh dưỡng đúng cách, an toàn có thể mang lại nhiều lợi ích trong việc tăng cường trí tuệ cũng như duy trì sức khỏe cho não.

Trong đó, DHA (Docosahexaenoic Acid – một acid béo thuộc nhóm omega-3) là thành phần không thể thiếu cho sự phát triển trí não, thị giác, tăng khả năng miễn dịch… Vì vậy, ba mẹ nên chú ý bổ sung dưỡng chất này thông qua chế độ ăn của trẻ. 

Các thực phẩm giàu DHA bao gồm: cá hồi, cá chép, cá thu, cá ngừ, cá mòi, cá trích, lòng đỏ trứng gà…

Cá là thực phẩm giàu DHA nên bổ sung vào thực đơn hàng ngày của trẻ

Trên đây là các thông tin cơ bản giúp các bậc phụ huynh giải đáp thắc mắc “bé chậm nói phải làm sao?” Hy vọng qua bài viết ba mẹ có thể tìm ra phương pháp cải thiện tình trạng chậm nói của trẻ, giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể lực và trí lực.

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.