Mục lục
1. Dấu hiệu trẻ chậm nói
Nói là kỹ năng quan trọng bậc nhất đối với chúng ta, bởi con người luôn luôn có nhu cầu giao tiếp và thấu hiểu. Vì vậy, việc trẻ chậm nói hoặc chậm phát triển ngôn ngữ là một thiệt thòi lớn trong việc khám phá hòa và nhập với thế giới xung quanh.
Nói là kỹ năng mà bé cần học từ giai đầu đời
Một đứa trẻ 2 tuổi điển hình có thể nói khoảng 50 từ và nói thành câu có hai đến ba từ. Đến 3 tuổi, vốn từ vựng của chúng tăng lên khoảng 1.000 từ và có thể nói những câu có ba đến bốn từ. Nếu con bạn chưa làm được điều này ở độ tuổi đó, có khả năng bé bị chậm nói. Biểu hiện khác xuất hiện sớm hơn, đó là bé không thủ thỉ hoặc phát ra âm thanh khác khi được 2 tháng.
Tuy nhiên, mốc phát triển của mỗi người là khác nhau, và theo một số khảo sát, có khoảng 20% số trẻ nói chậm hơn bạn bè đồng trang lứa. Nên trước khi quá lo lắng, bạn hãy cho bé thời gian và quan sát bé sát sao. Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Vậy, đâu là nguyên nhân chậm nói ở trẻ?
2. Nguyên nhân bé chậm biết nói
2.1. Trẻ gặp vấn đề ở miệng
Nguyên nhân bé chậm biết nói phổ biến nhất là gặp vấn đề ở miệng. Miệng là bộ phận đóng vai trò quan trọng trong việc phát âm. Trẻ chậm nói có thể do cấu trúc giải phẫu của cơ quan này gặp vấn đề như hở hàm ếch, dính thắng lưỡi, hở môi,...
Một tật điển hình làm hạn chế khả năng nói là tật cứng lưỡi (ankyloglossia). Đây là tình trạng mà lưỡi bị hạn chế về phạm vi di chuyển, chẳng hạn như không thể đẩy lưỡi qua các răng dưới hoặc gặp khó khăn khi đưa lưỡi từ bên này sang bên kia. Cứng lưỡi khiến bé khó phát âm, đặc biệt là những chữ D, L, R, S, T. Đôi khi nó còn khiến bé không thể ngậm ti mẹ.
Việc điều trị còn phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bé. Tuy nhiên khi bé đã gặp vấn đề với việc nói do cứng lưỡi, khả năng phải phẫu thuật là rất lớn.
2.2. Thính giác của trẻ gặp vấn đề
Cách để bé học nói là nghe từ mọi người xung quanh và bắt chước phát âm theo. Nếu như trẻ không thể nghe, hoặc nghe âm thanh bị méo mó, hoặc quá nhỏ, thì chắc chắn bé không thể học nói.
Nguyên nhân bé chậm biết nói có thể do vấn đề thính giác
Một dấu hiệu của việc mất thính giác là bé không nhận ra một người hoặc đồ vật khi bạn gọi tên họ nhưng lại nhận ra nếu bạn sử dụng cử chỉ. Tuy nhiên, các dấu hiệu mất thính giác thường rất khó để phát hiện. Đôi khi chậm nói có thể là dấu hiệu duy nhất. Với tình trạng này, cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời.
2.3. Trẻ bị tự kỷ
Một trong những nguyên nhân bé chậm biết nói đang có xu hướng tăng lên là tự kỷ. Tự kỷ, hay còn được biết với tên đầy đủ hơn là rối loạn phổ tự kỷ (Autism Spectrum Disorder - ASD) là thuật ngữ dùng để miêu tả một tình trạng phát triển phức tạp của hệ thống thần kinh. Nó ảnh hưởng đến cách giao tiếp, học tập, suy nghĩ và giải quyết vấn đề của người bệnh.
Các triệu chứng của rối loạn phổ tự kỷ thường biểu hiện từ sớm, khoảng 12 đến 24 tháng đầu. Chậm nói là một trong những biểu hiện điển hình ở trẻ tự kỷ. Một số dấu hiệu khác có thể kể đến như thích ở một mình, lảng tránh giao tiếp bằng ánh mắt, không phản ứng khi được gọi tên,...Các vấn đề này có thể làm trầm trọng hơn vấn đề chậm nói của con, bởi muốn nói được thì trước hết cần phải quan tâm, chú ý lắng nghe và tương tác với mọi người xung quanh.
Việc điều trị, ngoài các biện pháp đặc trị, chế độ ăn cũng rất quan trọng trong cải thiện chứng tự kỷ. Thực đơn nên được thiết kế với trái cây và rau củ tươi, cá, thịt gia cầm, chất béo không bão hòa (dầu thực vật, dầu cá,...) và uống đủ nước. Một số quan điểm cho rằng trẻ tự kỷ không nên ăn chế độ có gluten (có trong các loại lúa mì, lúa mạch, yến mạch,...) Tuy nhiên vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể đánh giá quan điểm này.
2.4. Trẻ gặp khiếm khuyết về trí tuệ
Khiếm khuyết về trí tuệ, hay nặng hơn là thiểu năng trí tuệ thường khiến trẻ bị chậm phát triển trên diện rộng, ảnh hưởng đến khả năng nói cũng như sự phát triển về học tập, xã hội, tinh thần và thể chất. Trong trường hợp này, khi bé không biết nói, đó có thể là vấn đề về nhận thức chứ không phải do không có khả năng phát âm.
Thiểu năng trí tuệ thường là hệ quả của các tính trạng khác, như hội chứng Down, hoặc là di chứng của những bệnh trẻ đã gặp trong quá khứ như chấn thương nào, nhiễm trùng não,...
2.5. Những yếu tố đến từ môi trường bên ngoài
Cho trẻ xem tivi và các thiết bị điện tử quá nhiều: Như chúng ta đề cập ở trên, việc trẻ học nói là qua học theo và tương tác hai chiều với cha mẹ cũng như những người xung quanh. Trong khi đó, việc xem tivi khiến trẻ rơi vào trạng thái giao tiếp thụ động, tức là chỉ có sự tương tác một chiều. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, bé sẽ gặp vấn đề về giao tiếp, ngại chia sẻ và không biểu hiện trạng thái cảm xúc.
Xem TV nhiều cũng có thể khiến bé chậm nói
Bên cạnh đó, việc bật tivi hay các thiết bị điện tử ở âm thanh quá lớn trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ. Thính giác tổn thương, như chúng ta đã phân tích ở trên, cũng là nguyên nhân khiến bé chậm nói.
Người thân không dành thời gian nói chuyện cùng con: Bé tiếp thu một lượng lớn thông tin về lời nói và cách nói chuyện ngay từ khi mới sinh ra. Chỉ lắng nghe bạn và quan sát bạn nói chuyện sẽ giúp bé hiểu được những điều cơ bản trong giao tiếp. Ví dụ, bé sử giao tiếp bằng mắt để tương tác với bạn. Bé có thể nhìn vào mặt bạn và quan sát miệng bạn. Bé cũng đang chăm chú lắng nghe từng từ và âm thanh mà bạn tạo ra. Những hình ảnh và âm thanh này sẽ là nền tảng cho sự phát triển khả năng nói và kỹ năng giao tiếp sau này. Và đương nhiên rồi, khi bạn không trò chuyện nhiều với con, cũng như không để con giao tiếp với mọi người, nền tảng này sẽ trở nên nghèo nàn và không đủ vững chắc để giúp bé học nói, cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp.
3. Phải làm sao khi con chậm nói
Trước hết phải tìm hiểu nguyên nhân bé chậm biết nói là do đâu. Nếu vấn đề đến từ bé, cần đứa bé đến bệnh viện để điều trị bằng các biện pháp đặc hiệu. Nếu nguyên nhân đến từ yếu tố môi trường, cần khắc phục ngay lập tức. Ba mẹ cần hạn chế cho bé xem tivi, điện thoại, dành thời gian nói chuyện với con hằng ngày, đọc sách cho con nghe, hát cùng con, sắp xếp cho bé ra ngoài để con giao tiếp với những người khác và khám phá thế giới xung quanh. Ba mẹ cũng nên đưa bé đến khám bác sĩ để có những lời khuyên cần thiết.
Trên đây là những thông tin trả lời cho câu hỏi “đâu là nguyên nhân bé chậm biết nói?” Rất mong đây sẽ là kiến thức giúp ích cho ba mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn.
Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao
Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.
Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới.
DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần.
Vị dâu, không tanh, thơm ngon.
Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ
Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới.
DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần.
Vị dâu, không tanh, thơm ngon.
Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ
Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.