Mục lục
1. Bệnh tay chân miệng là gì?
Bệnh tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm do nhóm Enterovirus gây ra. Trong đó, thường gặp nhất là hai loại virus Coxsackievirus A16 và virus Enterovirus 71 (EV71):
Virus Coxsackievirus A16 thường gây thể bệnh nhẹ và trẻ có thể hồi phục hoàn toàn trong khoảng 7 đến 10 ngày điều trị.
Enterovirus 71 là tác nhân gây bệnh tay - chân - miệng có thể gây biến chứng nặng về tim mạch, thần kinh, hô hấp và có thể đe dọa đến tính mạng trẻ nhỏ. Ở Việt Nam, từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 21% ca nhiễm tay chân miệng là do EV71. Trong đó, có nhiều trường hợp trẻ tử vong do viêm màng não xuất phát từ biến chứng bệnh tay chân miệng.
Tay chân miệng là bệnh dễ phòng tránh và điều trị, tuy nhiên nếu không điều trị đúng cách rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt với các trẻ từ 1-5 tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao. Trẻ càng nhỏ tuổi thì tiến triển bệnh càng dễ trở nặng. Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccin phòng ngừa, vì vậy ba mẹ càng cần phải hiểu rõ hơn về cách phòng bệnh cũng như là chăm sóc khi bé bị tay chân miệng.
Bệnh tay chân miệng thường gặp ở trẻ nhỏ trong khoảng từ tháng 3 - 5 và tháng 9-12
2. Các giai đoạn bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng ở trẻ được phân ra 3 thể bệnh gồm:
Thể điển hình (giai đoạn lâm sàng): Trẻ xuất hiện các vết phát ban, loét miệng nhưng không rõ ràng và thường khó phân biệt chính xác.
Thể cấp: Gồm 4 giai đoạn điển hình, thường kéo dài 3 đến 10 ngày.
Thể tối cấp: Trẻ bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, hôn mê, co giật, thậm chí là tử vong. Thể này thường do Enterovirus 71 gây ra.
Có 3 giai đoạn tiến triển bệnh ở trẻ nhỏ mà hầu như các ca bệnh đều phải trải qua:
Giai đoạn ủ bệnh (3 đến 7 ngày): Thường không có biểu hiện triệu chứng gì.
Giai đoạn khởi phát: (1 đến 2 ngày): Xuất hiện các triệu chứng như mệt mỏi, sốt nhẹ, biếng ăn, đau họng, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần trong ngày.
Giai đoạn toàn phát (3 đến 10 ngày): Trẻ loét miệng, các nốt tổn thương lan rộng đường kính khoảng 2-3mm ở lợi, lưỡi và niêm mạc miệng. Trẻ sốt nhẹ, buồn nôn, nôn, có nguy cơ biến chứng về tim mạch, hô hấp, thần kinh.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ gây các vết tổn thương ở miệng, lòng bàn chân và bàn tay
3. Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì - Những điều cần lưu ý
Khi mắc bệnh, trẻ khỏi nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc. Trẻ bị tay chân miệng kiêng gì vẫn luôn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Để con mau bình phục và hạn chế xuất hiện các biến chứng nguy hiểm, mẹ cần lưu ý một số điều như sau:
3.1 Kiêng gãi, chạm vào vết thương
Các nốt phát ban trên lòng bàn chân hoặc bàn tay cần được gìn và vệ sinh sạch sẽ. Mẹ cần rửa sạch vùng da bị tổn thương bằng xà phòng, nước ấm và lau khô bằng khăn sạch một cách nhẹ, nhàng tránh để vết thương bị vỡ. Các vết ban nước nếu bị cấu vỡ quá sớm có thể khiến vết thương bị viêm, nhiễm trùng khiến bệnh trở nặng và lâu khỏi hơn. Tránh để trẻ dùng tay gãi, chạm vào vết thương.
Bị tay chân miệng kiêng gì? - Không để con chạm vào vết thương
3.2 Kiêng đến nơi đông người
Nguyên nhân chính trẻ bị tay chân miệng là do nhiễm virus. Nhằm để hạn chế bệnh lây lan, mẹ nên tránh cho trẻ đến những nơi đông người như: Trường học, khu vui chơi giải trí,...sau khoảng 7 đến 10 ngày sau khi con khỏi bệnh.
3.3 Kiêng dùng chung đồ chơi
Trẻ bị tay chân miệng, mẹ không nên cho bé dùng chung đồ chơi hoặc vật dụng với trẻ khác để tránh lây truyền bệnh. Bên cạnh đó, các vật dụng hàng ngày của con cần phải được thường xuyên làm sạch, sát khuẩn. Không để con chơi các đồ vật cứng, sắc nhọn dễ làm vỡ vết thương.
3.4 Kiêng các loại thực phẩm giàu arginine
Trẻ bị chân tay miệng có kiêng ăn gì không? Arginine là một loại acid amin có thể giúp virus tăng sản sinh, khiến trẻ bị mắc tay chân miệng lâu khỏi hơn. Một số thực phẩm giàu arginine mà bố mẹ nên lưu ý hạn chế cho bé sử dụng như: Chocolate, nho khô, lạc, các loại hạt,...
3.5 Kiêng các loại thực phẩm cay nóng
Trẻ bị tay chân miệng thường nổi nốt ban loét ở trong niêm mạc. Cho con ăn đồ ăn cay nóng có thể khiến vết loét bị kích ứng làm chúng lâu lành hơn. Ngoài ra. khi ăn các thực phẩm này còn khiến con cảm thấy đau, rát, khó chịu, tạo ra tâm lý sợ ăn, bỏ bữa khiến cho sức khỏe suy giảm.
4. Bé bị tay chân miệng nên ăn gì?
Việc lựa chọn thực phẩm phù hợp cùng chế độ dinh dưỡng khoa học mang lại nhiều lợi ích cho bé trong quá trình điều trị tay chân miệng. Để giúp con mau khỏi bệnh, mẹ cần chú ý một số nguyên tắc dinh dưỡng như sau:
Cho con ăn đủ chất, đa dạng các nhóm thực phẩm: Vitamin và khoáng chất, chất đạm, chất béo và tinh bột để bù lại nguồn năng lượng và dưỡng chất đã bị mất đi.
Bổ sung các thực phẩm giàu đạm và có giá trị sinh học cao như: cá chép, cá quả, thịt nạc, trứng, sữa,...
Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là các trái cây có màu vàng, đỏ, cam như cà rốt, đu đủ,... các loại rau có màu sẫm như cải bó xôi, súp lơ, rau ngót…Những thực phẩm này đều là những nguồn giàu vitamin C, A giúp tăng cường đề kháng và giúp vết thương nhanh lành hơn.
Bổ sung thêm vitamin C cho trẻ nhằm giúp nâng cao hệ miễn dịch và chống dị ứng.Vì các trái cây giàu vitamin C như cam, quýt, chanh, bưởi… thường có vị chua khiến con bị đau, rát miệng, vì vậy mẹ có thể cho con sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin dạng uống hoặc trái cây vị ngọt như dưa hấu để thay thế.
Con cần được bổ sung đủ nước đặc biệt là khi con bị sốt và nôn trớ. Hàng ngày, ba mẹ có thể cho con uống thêm nước trái cây hoặc sinh tố, vừa bổ sung vitamin lại vừa cung cấp đủ nước cho bé.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng giúp con tăng cường đề kháng chiến thắng bệnh tật
5. Biện pháp giúp trẻ phòng ngừa bệnh tay chân miệng
Mặc dù tay chân miệng không phải là một bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên, chúng khiến trẻ cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày của con. Hiện nay, bệnh tay chân miệng vẫn chưa có vaccin chính thức phòng ngừa. Chính vì vậy, ba mẹ nên chủ động phòng bệnh cho con bằng các cách như sau:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhiều lần trong ngày đặc biệt là khi: Trước khi con ăn hoặc cho con ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi làm vệ sinh cho bé và trước khi chơi cùng bé.
Vệ sinh ăn uống: Cho trẻ ăn chín uống sôi; đảm bảo các vật dụng ăn uống của con phải được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng; sử dụng nước sạch trong sinh hoạt; không cho bé mút tay, bốc nhúp thức ăn; ngậm đồ chơi; không cho các bé dùng chung đồ chơi, khăn tay, cốc, bát, đĩa khi chưa được khử trùng sạch.
Không cho bé tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi ngờ mắc bệnh.
Khi phát hiện trẻ có các dấu hiệu nghi ngờ mắc tay chân miệng, cần nhanh chóng đứa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám và xác định chính xác.
Vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng nhiều lần trong ngày giúp trẻ phòng tránh bệnh tay chân miệng
Như vậy qua bài viết trên, Neokids đã cung cấp cho ba mẹ các thông tin về bệnh tay chân miệng kiêng gì để mau hỏi. Hãy chia sẻ ngay bài viết nếu ba mẹ thấy hữu ích. Mọi thắc mắc xin liên hệ đến Hotline: 1900 5066 để được các dược sĩ tận tình giải đáp.
Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.
Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:
Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA: Link 1
Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3
Vitamin C Neo Kids: Link 4
Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.