Mục lục
1. Đôi nét về hệ miễn dịch và sức đề kháng
Hệ miễn dịch là một phần đóng vai trò không thể thiếu với cơ thể, là công cụ ngăn ngừa bệnh tật. Nếu không có nó, cơ thể sẽ không thể chống lại sự tấn công từ vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng và các tác nhân nguy hiểm khác. Hệ miễn dịch bao gồm một mạng lưới rộng lớn các tế bào, cơ quan, protein và mô trên khắp cơ thể. Một hệ thống miễn dịch đầy đủ chức năng có thể phân biệt giữa tác nhân ngoại vi và thành phần thuộc về cơ thể, cũng như giữa tế bào khỏe mạnh và tế bào đang bị bệnh. Nếu nó phát hiện một yếu tố lạ, có thể gây ra những tác động có hại, nó sẽ tạo ra một phản ứng miễn dịch - một cuộc tấn công phức tạp để bảo vệ cơ thể khỏi những yếu tố đó.
Hệ miễn dịch được chia làm 3 loại:
Hệ miễn dịch bẩm sinh: Là miễn dịch có sẵn trong cơ thể, giúp cơ thể chống lại một số bệnh tật ngay từ khi sinh ra.
Hệ miễn dịch thích ứng: Là miễn dịch hình thành sau khi tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Nhờ tiêm chủng và tiếp xúc với các virus, vi khuẩn, cơ thể phát triển một loạt các kháng thể chống lại chúng.
Miễn dịch thụ động: Là miễn dịch mà chúng ta nhận được từ cơ thể người khác. Ví dụ như thai nhi sẽ nhận được đề kháng của mẹ qua nhau thai, và khi sinh ra trẻ sẽ tiếp tục nhận qua sữa mẹ.
Sức đề kháng là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, nó là biểu hiện cho hoạt động của hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch toàn diện và khỏe mạnh thì sức đề kháng cao, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện và suy yếu thì sức đề kháng kém. Vì vậy, muốn con có sức đề kháng tốt, điều tiên quyết là phải tăng cường miễn dịch cho bé.
2. Nguyên nhân suy giảm sức đề kháng của bé
Như đã đề cập ở trên, cơ thể có hệ miễn dịch yếu thì sức đề kháng sẽ bị suy giảm. Nguyên nhân suy giảm miễn dịch được chia thành 2 loại:
Suy giảm miễn dịch nguyên phát: Hệ thống miễn dịch suy giảm do di truyền hoặc vì một yếu tố nào đó mà một hay một số loại tế bào miễn dịch như bạch cầu lympho T, lympho B, đại thực bào,...suy giảm về chức năng hoặc số lượng. Rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát thường gặp nhất do đột biến gen di truyền.
Suy giảm miễn dịch thứ phát: Xảy ra khi một nguồn bên ngoài như hóa chất hoặc nhiễm trùng làm suy yếu cơ thể. Suy giảm miễn dịch thứ phát có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, bao gồm:
Phải nằm viện thời gian dài
Suy dinh dưỡng
Mắc bệnh mạn tính
Hoá trị, xạ trị
Nằm viện thời gian dài cũng là nguy cơ giảm đề kháng
Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng làm suy giảm miễn dịch đầu tiên phải kể đến là yếu tố di truyền. Nếu em bé có tiền sử gia đình mắc các vấn đề gây suy giảm miễn dịch nguyên phát thì có nguy cơ gặp tình trạng này cao hơn.
Thuốc cũng là một trong những tác nhân gây suy giảm miễn dịch. Một số thuốc mà tác dụng chính của nó là ức chế miễn dịch, dùng trong trường hợp ghép tạng để chống thải ghép, chắc chắn sẽ tác động tiêu cực đến hệ thống miễn dịch của bé. Kháng sinh mặc dù không gây ức chế miễn dịch, nhưng việc lạm dụng nó sẽ gây kháng kháng sinh, làm hệ miễn dịch mất đi một “người bạn” đồng hành trong hành trình chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Chế độ sinh hoạt như ăn uống, ngủ nghỉ cũng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch. Như chúng ta đã biết, kháng thể là các protein đặc biệt. Vì vậy, protein rất quan trọng đối với khả năng miễn dịch của bé. Không đủ protein trong chế độ ăn uống của bạn có thể làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Cơ thể cũng sản xuất protein khi bé ngủ giúp chống lại nhiễm trùng. Vì lý do này, ngủ không đủ giấc có thể làm giảm sức đề kháng của bé.
3. Dấu hiệu cho thấy bé suy giảm sức đề kháng
3.1. Con bị nhiễm trùng thường xuyên và khó điều trị hơn
Triệu chứng dễ thấy nhất của hệ thống miễn dịch suy yếu là dễ bị nhiễm trùng. Một người có hệ thống miễn dịch suy yếu có khả năng bị nhiễm trùng thường xuyên hơn hầu hết những người khác. Điều này đúng với cả người lớn và trẻ em. Không chỉ vậy, những bệnh mà đối tượng này mắc phải có thể nặng hơn hoặc khó điều trị hơn.
Bé đang có hệ miễn dịch suy yếu thường gặp nguy cơ mắc một số bệnh nhiễm trùng mà những người với hệ thống miễn dịch khỏe mạnh thường không mắc phải. Các bệnh có thể kể đến là viêm phổi, viêm màng não, viêm phế quản, nhiễm trùng da. Các bệnh nhiễm trùng này có thể tái phát với tần suất cao, thời gian điều trị kéo dài, gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng.
3.2. Bé bị rối loạn đường tiêu hoá
Rối loạn đường tiêu hoá, như tiêu chảy hay táo bón, có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như: Đang dùng kháng sinh, ăn uống phải các thực phẩm bẩn hay dị ứng,... Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn thường xuyên bị táo bón hay tiêu chảy kéo dài, đây có thể là biểu hiện của hệ miễn dịch kém.
Rối loạn tiêu hoá là một dấu hiệu của tăng đề kháng
Trên thực tế, Trong đường ruột có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, cả những vi khuẩn có lợi và có hại. Với cơ thể có sức đề kháng tốt, hệ miễn dịch sẽ “áp chế” các vi khuẩn có hại, khiến chúng không thể “tác oai tác quái”. Nhưng chỉ cần hệ miễn dịch suy yếu, các vi khuẩn có hại sẽ “vùng lên”, gây bệnh đường tiêu hoá.
3.3. Vết thương ngoài da của bé chậm lành
Những vết thương, trầy xước xảy ra khi bé vui chơi, hoạt động, phụ giúp bố mẹ việc nhà,... là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, nếu vết thương lâu liền sẹo, thì thật sự là vấn đề cần phải lưu ý.
Chữa lành vết thương là một quá trình sinh học phức tạp bao gồm cầm máu, viêm, tăng sinh và tu sửa. Một số lượng lớn các loại tế bào, trong đó có rất nhiều loại thuộc hệ miễn dịch như bạch cầu trung tính, đại thực bào, tế bào lympho,...tham gia vào quá trình này. Nên là, nếu vết thương chậm lành, không loại trừ khả năng hệ miễn dịch đang hoạt động không hiệu quả.
Ngoài 4 triệu chứng điển hình trên, còn rất nhiều dấu hiệu khác cho thấy sức đề kháng suy yếu. Vì vậy, cha mẹ cần theo sát con để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
3.4. Bé luôn ủ rũ, mệt mỏi
Nguyên nhân khiến bé ủ rũ thường là do bé bị ốm, hoặc thiếu năng lượng vì ăn uống không đủ hay ngủ không đủ giấc. Tuy nhiên, nếu trạng thái uể oải, ủ rũ kéo dài trong khi chế độ sinh hoạt không thay đổi và không có biểu hiện bệnh lý cụ thể, có khả năng sức đề kháng của bé đang suy yếu.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra là năng lượng trong cơ thể có mối liên hệ mật thiết với hệ miễn dịch. Lý giải điều này, các nhà nghiên cứu cho rằng cơ thể có thể đang cố gắng tiết kiệm năng lượng để cung cấp cho hệ thống miễn dịch chống lại vi trùng.
4. Các biện pháp tăng sức đề kháng cho bé
4.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Chế độ ăn uống khoa học là cách cần phải áp dụng hằng ngày để tăng sức đề kháng cho bé. Bởi mỗi giai đoạn khác nhau, đáp ứng miễn dịch của cơ thể đều dựa vào sự có mặt của nhiều vi chất dinh dưỡng. Các chất dinh dưỡng đã được xác định là quan trọng đối với sự phát triển và chức năng của các tế bào miễn dịch bao gồm vitamin C, vitamin D, kẽm, selen, sắt và protein.
Cần cho bé chế độ ăn uống khỏe mạnh
Không chỉ vậy, chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến hệ vi sinh đường ruột trong cơ thể - thành phần đóng một vai trò quan trọng trong chức năng miễn dịch. Ruột là nơi chính của hoạt động miễn dịch và sản xuất các protein kháng khuẩn. Chế độ ăn giàu chất xơ thực vật với nhiều trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt và các loại đậu sẽ hỗ trợ sự phát triển và duy trì các vi khuẩn có lợi ở đường ruột. Một số vi khuẩn hữu ích phân hủy chất xơ thành axit béo chuỗi ngắn, được chứng minh là kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch. Vì vậy, thêm vào chế độ ăn các thực phẩm như sữa chua, kim chi, dưa cải muối chua,... để cung cấp nguồn vi sinh có lợi cho đường ruột.
Chế độ ăn kém đa dạng và ít chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đồ ăn nhanh hay các thực phẩm chế biến sẵn có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Vì vậy, hãy hạn chế cho bé ăn những thực phẩm trên, cũng như bánh kẹo, đồ uống có ga để giúp bé có một hệ miễn dịch khỏe mạnh.
4.2. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là một trong những thành phần điều chỉnh mạnh mẽ các quá trình miễn dịch. Cơ sở của ảnh hưởng này là sự tương tác hai chiều giữa hệ thống thần kinh trung ương và hệ thống miễn dịch được điều hòa bởi các tín hiệu như dẫn truyền thần kinh, hormone và cytokine. Việc thiếu ngủ kéo dài và trình trạng stress kèm theo gây ra sự sản xuất dai dẳng không đặc hiệu của các cytokine tiền viêm, từ đó gây nguy cơ viêm mãn tính, đồng thời gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch, cả hai đều có tác động bất lợi đến sức khỏe.
Chính vì vậy, ba mẹ cần tạo thói quen ngủ đủ giấc để tăng sức đề kháng cho bé. Tuỳ theo độ tuổi, nhu cầu về độ dài giấc ngủ khác nhau. Chẳng hạn như với trẻ 0 - 3 tháng tuổi cần ngủ đến 14 - 17 giờ một ngày. Tuy nhiên, khi trẻ lớn hơn, khoảng 3-5 tuổi, lại chỉ cần ngủ 10-13 giờ mỗi ngày.
4.3. Uống đủ nước
Cơ thể chúng ta 75% là nước. Nước đưa bạch cầu đi khắp các nơi trong cơ thể. Nước còn là môi trường hoà tan các vitamin và khoáng chất - những dưỡng chất không thể thiếu đối với hệ miễn dịch. Vì vậy, hãy lưu ý nhắc nhở trẻ bổ sung nhiều nước, đặc biệt là vào mùa đông hanh khô này nhé!
Bé cần uống đủ nước để tăng đề kháng
Bé có thể được cung cấp nước qua ăn hoa quả, các món canh súp, nước ép, sinh tố hay nước sôi để nguội. Lưu ý không nên cho trẻ uống nước chưa được đun sôi, vì nó có thể chứa các vi sinh vật, trứng giun sán - những thành phần chỉ bị tiêu diệt khi đun sôi.
4.4. Vận động thường xuyên
Bên cạnh ngủ đủ giấc, việc cho trẻ vận động hằng ngày cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch. Hoạt động thể chất đóng vai trò như một hệ thống điều hoà của hệ thống miễn dịch. Trong và sau khi tập thể dục, các cytokine tiền viêm và chống viêm được giải phóng, tăng lưu thông tế bào lympho, cũng như tuyển dụng tế bào. Điều này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, mức độ trầm trọng và tỷ lệ tử vong do các bệnh gây ra bởi virus.
Bạn có thể cho bé vận động bằng cách nô đùa với bé, để bé bò, cầm nắm đồ vật, vươn tay chân,... Những trẻ lớn hơn có thể học các môn thể thao, vừa để có thêm kỹ năng, vừa để tạo sự tự tin và tăng cường sức đề kháng. Vận động cũng giúp trẻ ngủ sâu và ngon giấc hơn.
4.5. Tiêm phòng đầy đủ
Như chúng ta đã đề cập, hệ miễn dịch gồm 3 loại: miễn dịch bẩm sinh, miễn dịch thích ứng và miễn dịch thụ động, trong đó miễn dịch thích ứng là miễn dịch được hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, vaccine về bản chất là những tác nhân gây bệnh đã bị suy yếu hoặc bất hoạt, chỉ còn thành phần gây kích thích hệ miễn dịch sinh ra kháng thể. Chính vì vậy, việc tiêm chủng vaccine theo lịch giúp bé chủ động sinh kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh, từ đó “tăng thêm sức mạnh” cho hệ miễn dịch.
4.6. Cho trẻ sử dụng các thực phẩm tăng cường đề kháng
Các thảo mộc có thể giúp tăng cường đề kháng cho trẻ
Các thực phẩm tăng cường đề kháng, đặc biệt là các thảo mộc - đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả tăng đề kháng, cũng như có lịch sử trong sử dụng lâu dài. Một số thảo mộc được biết đến rộng rãi với công dụng này phải kể đến nhân sâm, linh chi, đông trùng hạ thảo,... Tuy nhiên, khi muốn sử dụng cho trẻ, bạn cần lưu ý về liều lượng, cũng như cách chế biến làm sao cho phù hợp.
Bài viết đã cung cấp các kiến thức về hệ miễn dịch, cũng như làm sao để tăng cường sức đề kháng cho bé. Hy vọng đây sẽ là thông tin hữu ích cho ba mẹ trong hành trình nuôi con khôn lớn.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị)
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp)
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị)
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp)
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.