Mục lục
1. Tầm quan trọng của sức đề kháng
Sức đề kháng chính là lớp bảo vệ giúp cơ thể chống lại các tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể. Sức đề kháng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và khả năng sinh tồn của cơ thể đặc biệt là với những cơ thể non nớt, hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện như trẻ em.
Sức đề kháng là vũ khí quan trọng giúp chống lại sự xâm nhập của virus và vi khuẩn cùng các tác nhân gây bệnh. Một đứa trẻ có sức đề kháng kém, hệ thống miễn dịch yếu sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, thường gặp nhất là ho sốt, cảm cúm, viêm họng,...
Có thể thấy rằng 1 sức đề kháng tốt là vô cùng quan trọng nó giúp trẻ chống lại bệnh tật và phát triển khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu cha mẹ không chú ý chăm sóc trẻ đúng cách sẽ khiến trẻ dễ mắc bệnh hơn.
2. Dấu hiệu trẻ đề kháng kém
Những dấu hiệu nào cảnh báo trẻ đề kháng kém, mẹ có thể tham khảo dưới đây:
2.1. Hay ốm vặt
Những năm tháng đầu khi mới được sinh ra trẻ sẽ nhận được một số lượng kháng thể miễn dịch từ trong sữa mẹ, nhờ đó mà hệ miễn dịch của bé dần dần được hình thành và hoàn thiện theo thời gian.
Trong thời gian này cơ thể bé sẽ rất nhạy cảm với môi trường với những thay đổi bên ngoài. Đặc biệt là khi thay đổi thời tiết, môi trường ô nhiễm thì bé cũng sẽ rất dễ bị mắc bệnh. Sức đề kháng mà càng kém thì bé lại càng dễ ốm.
Sức đề kháng kém sẽ khiến con hay bị ốm vặt
2.2. Vết thương chậm liền
Quá trình lành vết thương nhanh hay chậm cũng có mối quan hệ mật thiết với sức đề kháng. Da của con người sẽ có xu hướng chuyển sang chế độ kiểm soát tổn thương khi xuất hiện các vết trầy xước, bỏng hoặc bị thương.
Cơ thể sẽ bảo vệ vết thương bằng cách đưa máu giàu các chất dinh dưỡng tới vết thương để có thể tái tạo da mới nhưng quá trình này chỉ xảy ra khi sức đề kháng khoẻ mạnh.
Còn với trường hợp sức đề kháng kém thì dù có khử trùng và bôi thuốc thì vết thương cũng sẽ lâu lành.
2.3. Tiêu hoá kém
Tiêu hoá kém là một trong những dấu hiệu phổ biến của trẻ đề kháng kém.
Trẻ thường xuyên bị rối loạn tiêu hoá, phân sống sẽ khiến bé bị còi cọc chậm phát triển ảnh hưởng đến cả thể chất và tinh thần.
Nguyên nhân trẻ rối loạn tiêu hoá là do hệ miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện nên chưa đủ khả năng để chống lại các tác nhân gây hại cho cơ thể.
2.4. Da khô và sạm
Da khô và sạm có thể là dấu hiệu của việc sức đề kháng kém. Đây là tình trạng các loại độc tố lưu trữ lâu trong cơ thể và hệ bài tiết hoạt động kém hiệu quả, chúng sẽ tích tụ lại và được biểu hiện rõ ràng nhất ở trên da.
So với người khỏe mạnh, người có sức đề kháng yếu thường có làn da khô, sạm dần và thiếu sức sống hơn hẳn. Đây là triệu chứng sức đề kháng kém và người bệnh hoàn toàn có thể nhận biết được bằng mắt thường.
2.5. Trẻ kém ăn, biếng ăn
Ăn uống là một bản năng tự nhiên của bất cứ ai dù là người lớn hay đứa trẻ. Ai cũng sẽ có món ăn ưa thích của mình. Ăn uống sẽ cung cấp cho trẻ năng lượng để hoạt động và phát triển.
Nhưng đối với những bé sức đề kháng kém thì cơ thể sẽ hay mệt mỏi, ốm vặt và chúng cũng sẽ không thiết ăn uống gì cả.
Do đó nếu thấy con mình có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn thì cha mẹ cần chú ý theo dõi để xem con gặp vấn đề gì từ đó có phương án giải quyết hợp lý.
Khi đề kháng kém trẻ thường có biểu hiện chán ăn
2.6. Thèm đồ ngọt
Hiện tượng trẻ thèm đường hay ăn quá nhiều đồ ngọt cũng chứng tỏ rằng sức đề kháng của con đang ngày một yếu đi. Không chỉ vậy mà ăn nhiều đường (nhất là đường tinh luyện có trong bánh kẹo, nước ngọt,...) còn là nguyên nhân khiến sức đề kháng của con bị yếu thêm.
2.7. Trẻ thường mệt mỏi cả ngày
Khi trẻ gặp tình trạng luôn cảm thấy mệt mỏi cả ngày, không hào hứng khi tham gia các trò chơi cùng các bạn. Lúc nào cũng bơ phờ, đờ đẫn và thèm ngủ thì đây chính là tình trạng trẻ đề kháng kém.
3. Nguyên nhân trẻ đề kháng kém
Trẻ đề kháng kém do những nguyên nhân nào gây ra, dưới đây là những lý do chính mẹ nên tham khảo:
Suy giảm miễn dịch: Hệ miễn dịch đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của tác nhân gây bệnh.
Cơ địa: Sức đề kháng là hàng rào bảo vệ cơ thể và một phần sức đề kháng là do cha mẹ truyền cho. Do đó, nếu mẹ sức khỏe yếu thì con con cũng không nhận được bao nhiêu.
Môi trường ô nhiễm: Đây là một trong những nguyên nhân khiến sức khoẻ trẻ bị suy giảm, dần dần sức đề kháng cũng bị yếu dần theo.
Chăm sóc trẻ sai cách: Những bé không được bú sữa mẹ, không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, ít cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài cũng là những nguyên nhân khiến cho sức khoẻ của con yếu hơn.
Trẻ không được bú mẹ sẽ có nguy cơ bị suy giảm đề kháng
4. Cách tăng đề kháng cho con
Sức đề kháng kém khiến con hay bị ốm, ăn uống kém hơn, mệt mỏi cả ngày. Lâu dần sẽ khiến cho bé bị sụt cân, phát triển chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Vậy làm thế nào để tăng đề kháng cho con, mẹ nên tham khảo những cách dưới đây:
Chăm sóc cho thai kỳ thật khoẻ mạnh: Trong quá trình mang thai mẹ cần chú ý việc tăng cường sức đề kháng bằng cách xây dựng và giữ thói quen tập thể dục ăn uống đủ chất khoa học ngay từ đầu. Điều này sẽ giúp hạn chế nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bào thai ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ.
Những bé sinh thường sẽ được thừa hưởng từ mẹ hệ lợi khuẩn có tác dụng giúp kích thích hệ vi sinh đường ruột, nhờ đó mà tăng cường sức đề kháng nâng cao hệ miễn dịch cho con.
Để tăng đề kháng cho con cần chăm sóc thai kỳ thật khoẻ mạnh
Trong vòng 72 giờ đầu nếu trẻ được bú sữa mẹ sẽ cung cấp cho con rất nhiều kháng thể như IgA, IgG, IgM, IgD và bạch cầu, những kháng thể này sẽ giúp con phòng tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và mắc bệnh.
Cung cấp cho con một chế độ ăn và dinh dưỡng khoa học sẽ giúp con dễ dàng hấp thu và tăng cân, tạo nền tảng sức đề kháng tốt cho trẻ.
GIữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho con sau khi đi vệ sinh, đi chơi và cả trước bữa ăn để hạn chế sự lây nhiễm của vi khuẩn gây bệnh, kích thích tiêu hoá giúp tăng miễn dịch cho con.
Ngoài các cách tăng đề kháng trên cha mẹ có thể tham khảo cho con sử dụng thực phẩm tăng sức đề kháng.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Reishi Kids Protect - Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam.
Phức hợp Beta-glucan và Triterpen trong nấm Linh chi có tác dụng hỗ trợ kích thích hệ miễn dịch, tăng đề kháng cho trẻ.
Ngoài ra, trong thành phần của Reishi Kids còn có chứa chiết xuất anh đào, vitamin C và Kẽm tạo nên hiệp đồng tác dụng giúp nâng cao hệ miễn dịch, bảo vệ sức khoẻ cho con.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho các bạn thông tin về trẻ đề kháng kém. Hy vọng sau bài viết này mẹ đã có thêm những kiến thức bổ ích giúp nâng cao sức khoẻ cho con.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị)
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp)
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị)
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp)
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.