Tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 8 tuổi: Biểu hiện và chẩn đoán

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Rối loạn tăng động giảm chú ý thường được chẩn đoán ở giai đoạn từ 3-4 tuổi, khi đến 8 tuổi các triệu chứng thường trở nên trầm trọng, khó kiểm soát hơn. Do đó, phát hiện sớm và điều trị kịp thời chính là biện pháp tối ưu để cải thiện tình trạng này.

1. Định nghĩa của rối loạn tăng động giảm chú ý 

Rối loạn tăng động giảm chú ý được hiểu là 1 rối loạn phát triển thần kinh, đây là 1 hội chứng gồm các biểu hiện chính là: giảm chú ý, hiếu động quá mức, hấp tấp và tình trạng bốc đồng. 3 dạng điển hình của rối loạn tăng động giảm chú ý là giảm chú ý, tăng động hoặc bốc đồng thái quá, và cuối cùng là kết hợp của cả hai loại trên. Phương án điều trị bệnh gồm sử dụng các loại thuốc hướng tâm thần, giáo dục hành vi và can thiệp giáo dục. 

Các biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý thường xuất hiện sớm ở thời thơ ấu (trước năm 12 tuổi). Hội chứng ADHD thường liên quan đến việc giảm tiếp thu, hoặc áp dụng những thông tin cụ thể, thiếu chú ý, hiếu động, gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề và xử lý các mối quan hệ trong xã hội.

2. Dấu hiệu nhận biết bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý theo từng nhóm tuổi

Trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có xu hướng bị xa lánh

2.1. Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 1 tuổi

Việc chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý ở giai đoạn này thường gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân chính là do trẻ còn quá nhỏ, các biểu hiện bệnh lý chưa rõ ràng nên thường bị cha mẹ bỏ qua. 

2.2. Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 2 tuổi

Trên thực tế, bố mẹ chỉ có thể phát hiện trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý khi trẻ bước vào tuổi thứ 3 trở lên. Ở giai đoạn này các triệu chứng vẫn chưa rõ ràng, bố mẹ thường nhầm tưởng đó là do bé hiếu động mà không lưu ý đến các dấu hiệu của ADHD.

Hơn nữa, đây là giai đoạn bùng nổ về nhận thức của bé, bé mới biết đi nên còn rất tò mò về thế giới xung quanh nên thường xuyên chạy nhảy. Đây cũng là 1 trong những lý do chính khiến cho việc chẩn đoán trẻ bị ADHD ở giai đoạn 2 tuổi trở lên khó khăn hơn.

2.3. Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 3 tuổi

Trẻ thường có xu hướng nghịch ngợm, hiếu động một cách thái quá:

  • Bé không thể ngồi yên được 1 chỗ để học tập hay sinh hoạt, mà có xu hướng thích chạy nhảy.

  • Chạy nhảy liên tục, leo trèo, thường trèo lên những nơi không được phép như ban công, cửa sổ.

Thiếu tập trung, giảm chú ý:

  • Trẻ thường không thể tập trung được vào bất cứ 1 việc nào trong 1 thời gian dài.

  • Không chú ý đến các chi tiết hoặc gây ra những sai sót khi làm bài tập được giao và trong cả các hoạt động hàng ngày.

  • Trẻ thường xuyên lơ đãng, không chú ý khi lắng nghe người khác nói chuyện.

  • Trẻ không thích, cố ý tránh xa, không muốn tham gia vào những hoạt động yêu cầu cần sự tập trung cao độ trong 1 thời gian dài.

  • Dễ bị phân tâm, kể cả khi đang học hoặc vui chơi.

  • Thường xuyên quên các hoạt động hàng ngày mà mình cần phải làm.

Trẻ có những hành vi bốc đồng trong cả suy nghĩ và hành động:

  • Bé thường cảm thấy bối rối, bồn chồn, lo lắng và khó chịu khi phải ngồi 1 chỗ.

  • Tự ý di chuyển trong lớp, đổi vị trí ngồi.

  • Bé không thể giữ được sự yên lặng khi tham gia các hoạt động vui chơi.

  • Nói nhiều, nói liên tục thậm chí khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu.

  • Trẻ sẽ cảm thấy khó khăn khi phải chờ đến lượt mình.

  • Có biểu hiện cáu gắt, nóng giận không rõ nguyên nhân.

  • Trẻ thường thiếu cảnh giác với người lạ.

Trẻ thường có xu hướng nghịch ngợm, hiếu động đôi khi là trầm cảm

2.4. Bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 4 tuổi

Khi bước vào tuổi thứ 4, các biểu hiện của hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý thường đã rất rõ ràng. Trẻ có nhiều biểu hiện bất thường như nói nhiều, hiếu động thái quá,... cha mẹ cần nắm rõ được tình huống của con mình để có biện pháp can thiệp kịp thời. Dưới đây là 1 số biểu hiện của bệnh tăng động giảm chú ý ở trẻ 4 tuổi.

Khoảng chú ý ngắn, thường xuyên mất tập trung

  • Trẻ thường xuyên quên hoặc không để ý đến chi tiết nên hay mắc lỗi khi giải bài tập được giao.

  • Khó có thể duy trì được sự tập trung, thường xuyên xao lãng kể cả khi đang vui chơi.

  • Giống như khi ba tuổi, trẻ bốn tuổi bị tăng động giảm chú ý cũng thường xuyên mất tập trung khi nghe người khác nói chuyện. Đôi khi trẻ sẽ xen ngang vào câu chuyện của người khác.

  • Thường xuyên để quên, làm mất đồ chơi hoặc những dụng cụ học tập như sách vở,...

  • Trẻ dễ bị phân tâm bởi các tác động từ bên ngoài, như tiếng ồn từ tivi, điện thoại,...

  • Không tuân theo chỉ dẫn của giáo viên, cha mẹ, không hoàn thành bài tập được giao.


  • Trẻ sẽ cảm thấy khó khăn trong việc hoàn thành các bài tập về nhà cũng như việc tổ chức các hoạt động hàng ngày.

Biểu hiện hiếu động và và bốc đồng:

  • Trẻ thường xuyên chảy nhảy khắp nơi.

  • Không giữ được yên lặng, thường xuyên hoặc tự ý thay đổi chỗ ngồi.

  • Trả lời 1 cách hấp tấp và vội vàng ngay cả khi chưa đưa ra hết câu hỏi.

Gây ra những hành vi chống đối:

  • Trẻ có thể cáu giận, cãi lại cha mẹ khi được cha mẹ bảo ban hoặc đưa ra yêu cầu.

  • Khó kiểm soát được hành vi, vui giận thất thường.

  • Hờn dỗi, hoặc hằn học khi khi không vừa ý.

Ứng xử kém trong các mối quan hệ:

  • Trẻ có thể đánh bạn bè, người thân hoặc có xu hướng thích bắt nạt người khác.

  • Né tránh, lấp liếp những lỗi do mình gây ra.

  • Có nhiều trẻ có hành vi phá hoại tài sản của người khác hoặc lấy cắp những thứ có giá trị.

  • Không nghe theo hoặc thường xuyên cãi lại cha mẹ, người lớn.

Trạng thái sầu lo, trầm cảm

  • Trẻ thường xuyên cảm thấy bất an, lo lắng nhưng không rõ nguyên do.

  • Thấy bản thân kém cỏi, khó hòa nhập với các bạn khác.

  • Trẻ có cảm giác cô đơn, hoặc thấy không được cha mẹ, người thân, bạn bè yêu thích.

  • Tâm trạng luôn trong trạng thái sầu não.

Trẻ có xu hướng giảm chú  ý, thiếu tập trung 

3. Chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 8 tuổi

Các biểu hiện trên đây là những dấu hiệu ban đầu để chẩn đoán trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Tuy nhiên rất nhiều trẻ 3-4 tuổi có các biểu hiện này, nhưng lại không phải là biểu hiện của bệnh lý. Do đó các bậc phụ huynh cần quan sát kỹ lưỡng các dấu hiệu của con mình, đưa con đi thăm khám khi cần thiết. Dưới đây là 1 số tiêu chí để đánh giá trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý:

  • Các triệu chứng bất thường đã xuất hiện trên 6 tháng.

  • Các triệu chứng xuất hiện thường xuyên, rõ ràng không phù hợp với lứa tuổi của trẻ.

  • Có 6 hoặc trên 6 dấu hiệu tính trong 1 nhóm hoặc nhiều nhóm.

  • Các biểu hiện xuất hiện trước 12 tuổi, nếu không nhiều thì ít nhất cũng phải có 1 vài triệu chứng.

  • Tình trạng này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, cũng như khả năng học tập của trẻ.

  • Các triệu chứng diễn ra ở nhiều môi trường khác nhau: trường học, khu vui chơi, gia đình,...

  • Trẻ đủ điểm khi tham gia bài test chẩn đoán rối loạn tăng động giảm chú ý (thang Vanderbilt, thang điểm đánh giá Conners và ADHD IV). 

Ngoài những triệu chứng điển hình trên, khi đánh giá trẻ bị tăng động giảm chú ý bác sĩ cũng sẽ kiểm tra một số thông tin về tiền sử gia đình, đánh giá sự tập trung, và đánh giá khả năng học tập của trẻ:

  • Tiền sử phơi nhiễm của người mẹ trước sinh, biến chứng trong quá trình sinh nở, chấn thương sọ não, vấn đề về tim mạch,... Tiền sử gia đình xem trước đó có người bị hội chứng ADHD  có thể là những yếu tố tiềm ẩn gây ra ADHD.

  • Đánh giá khả năng học tập của trẻ, theo dõi học bạ và tìm hiểu từ nhận xét từ giáo viên.

Hành vi thiếu tập trung, bốc đồng ở trẻ tăng động giảm chú ý

4. Điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ dưới 8 tuổi

4.1. Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng thuốc

Thuốc hướng tâm thần như Methylphenidate hoặc Dextroamphetamine, đây là 2 dòng thuốc có tác dụng ngắn và dài thường được sử dụng trong điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.

Sử dụng các thuốc không hướng tâm thần như Atomoxetine, Bupropion và Venlafaxine,... 

Khi điều trị cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, việc lựa chọn thuốc và lựa chọn liều dùng sẽ tùy thuộc vào từng bệnh nhân. 

Tuy nhiên việc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng thuốc tiềm ẩn rất nhiều rủi ro như: rối loạn giấc ngủ, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, đau dạ dày,... 

4.2. Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng biện pháp hành vi

Nguyên tắc:

  • Cần tạo những thói quen tốt cho con, cả bố mẹ và con cần nghiêm túc thực hiện.

  • Dành nhiều thời gian bên con, trò chuyện với con.

  • Yêu thương, bảo ban bé không sử dụng những hành vi bạo lực.

  • Không được la mắng hoặc chì chiết bé.

  • Gia đình và nhà trường cần có sự phối hợp ăn ý, để có thể đem lại hiệu quả tối ưu trong việc điều trị.

Sử dụng biện pháp hành vi:

  • Điều trị bằng hành vi nhận thức, đặt mục tiêu cho trẻ, giúp trẻ hình thành thói quen tự giám sát.

  • Để trẻ tự lập, tự sắp xếp đồ chơi đồ dùng cá nhân của bản thân, chỉ giúp đỡ khi cần thiết.

  • Chơi trò đóng vai, trò chuyện với trẻ hàng ngày.

  • Kiểm soát tiếng ồn khi bé học tập, tránh những thứ dễ gây xao lãng cho trẻ, khi giao bài giáo viên cần giao bài tập có độ dài vừa phải. Gần gũi, quan tâm và sát sao đến bé.

  • Khi áp dụng các biện pháp trên nhưng vẫn gặp khó khăn thì phụ huynh cần tìm đến sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế, cho trẻ tham gia vào những lớp học can thiệp.

  • Thay đổi thói quen ăn uống của trẻ tăng cường sử dụng các sản phẩm, thực phẩm giàu Vitamin, DHA, khoáng chất vi lượng và hạn chế cho trẻ ăn các đồ ăn vặt, đồ ăn nhanh.

Điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý bằng biện pháp hành vi

Trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cần sự giúp đỡ rất lớn từ phía gia đình và nhà trường. Có cái nhìn đúng về bệnh chính là bước đầu tạo ra hiệu quả điều trị bệnh.


Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.