Mục lục
1. Tìm hiểu về tăng động giảm chú ý
1.1. Các định nghĩa chung
Rối loạn tăng động giảm chú ý bệnh có tên tiếng anh là attention deficit hyperactivity disorder (ADHD) là một hội chứng rối loạn phát triển thần kinh. Bệnh bao gồm các tình trạng không chú ý, hiếu động một cách thái quá, hấp tấp và đi kèm với các động thái bốc đồng.
Bệnh Rối loạn tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ
Bệnh có 3 dạng thường thấy là giảm chú ý, tăng động hoặc phối hợp cả 2 tình trạng trên. Bệnh thường được chẩn đoán bước đầu qua các biểu hiện lâm sàng, phương án điều trị sẽ tùy thuộc vào từng đối tượng thông thường là can thiệp bằng biện pháp giáo dục, sử dụng các loại thuốc điều trị nếu cần thiết.
Các rối loạn phát triển thần kinh ở người bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý thường là xuất hiện sớm từ ngày bé, điển hình là thiếu tập trung khi học, kém phát triển các kỹ năng cá nhân, học tập, xã hội. Người bệnh thường sẽ khó tiếp thu, duy trì cũng như áp dụng các thông tin đã được truyền đạt.
1.2. Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý vẫn chưa được làm rõ một cách cụ thể. Một số nguyên nhân tiềm ẩn gây bệnh có thể là do các yếu tố di truyền, sinh lý và các hành vi của trẻ. Những yếu tố nguy cơ là: cân nặng của thai nhi khi mới sinh quá thấp, gặp chấn thương vùng đầu, thiếu nguyên tố sắt, tình trạng ngưng thở khi ngủ, trong thời gian mang thai người mẹ bị nhiễm độc trì, rượu, hoặc sử dụng nhiều thuốc lá, các chế phẩm có chứa Cocain.
2. Triệu chứng và biểu hiện của bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý
Các triệu chứng tăng động giảm chú ý thường xuất hiện từ rất sớm trước khi trẻ bốn tuổi và giữ nguyên cho đến khi trẻ 12 tuổi. Độ tuổi tối đa để chẩn đoán được bệnh là từ 8 cho đến 10 tuổi, tuy nhiên vẫn có những trường hợp không chẩn đoán được cho đến sau tầm tuổi vị thành niên.
Triệu chứng và dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý
Dấu hiệu nhận biết trẻ tăng động giảm chú ý là:
Giảm chú ý:
Tình trạng giảm chú ý thường xuất hiện ở những tình huống đòi hỏi trẻ cần chú ý, cần thời gian phản ứng nhanh cũng như cần quan sát, nhận biết và lắng nghe các kiến thức một cách có hệ thống và liên tục.
Trẻ thường không chú ý đến các chi tiết nhỏ hoặc gây ra các sai sót trong học tập và sinh hoạt.
Trẻ cảm thấy khó khăn trong việc đặt sự chú ý của mình vào việc làm bài tập, giảm chú ý khi đang chơi.
Thường không làm theo hướng dân, hoặc không hoàn thành bài tập được giao.
Trẻ thường cố tình tránh né, không muốn tham gia vào những việc cần độ tập trung cao và trong 1 khoảng thời gian dài.
Thường làm mất dụng cụ, đồ dùng học tập những vật cần thiết cho các hoạt động học tập trên trường.
Bé dễ bị phân tâm bởi những thứ bên ngoài.
Thường xuyên quên các hoạt động hàng ngày.
Các triệu chứng tăng động:
Trẻ có các biểu hiện hấp tấp bốc đồng, hành động 1 cách vội vàng mà không chú ý đến hậu quả của nó. Ví dụ như: chạy sang đường mà không chú ý tín hiệu đèn đỏ.
Vận động, chạy nhảy 1 cách quá mức, bé thường thấy khó chịu và gặp khó khăn trong việc ngồi nguyên ở 1 vị trí.
Dấu hiệu bé tăng động giảm chú ý đôi khi có thể là cảm thấy thao thức, nói nhiều một cách bất thường, thậm chí khiến người nghe cảm thấy khó chịu.
Thường xuyên chạy nhảy hoặc leo trèo ở những nơi không được phép, có thể gây nguy hiểm cho bản thân.
Cảm thấy khó khăn khi phải xếp hàng chờ đến lượt.
Thường xuyên làm gián đoạn cuộc trò chuyện hoặc xen ngang vào giữa câu chuyện của người khác.
Khó khăn khi phải chơi yên lặng, không gây ra tiếng ồn.
Để chẩn đoán mắc rối loạn tăng động giảm chú ý thì cần phải có bằng hoặc hơn 6 triệu chứng và dấu hiệu từ 1 hoặc từng nhóm trên.
Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý
3. Ảnh hưởng của bệnh tăng động giảm chú ý
Các tình trạng giảm chú ý, bốc đồng thường gây ảnh hưởng đến khả năng tư duy và học tập của trẻ, trẻ bị ADHD thường có xu hướng thích học thực hành và cảm thấy khó khăn trong việc tiếp thu các kiến thức sách vở.
Có từ 20 đến 60% trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý bị giảm khả năng học tập, thường xuyên quên các chi tiết và thường hấp tấp trong việc trả lời các câu hỏi (trả lời khi chưa suy nghĩ kỹ).
Trẻ bị mắc ADHD đôi khi sẽ có những rối loạn về hành vi như: khả năng chịu đựng kém, thường xuyên đưa ra ý kiến và hành động phản đối. Trẻ có biểu hiện giận giữ, có những hành vi hung hăng và ứng xử kém trong mối quan với hệ bạn bè, xã hội.
Ở một số trẻ còn có biểu hiện rối loạn giấc ngủ, mất ngủ đôi khi sẽ có cảm giác bồn chồn, lo lắng, thay đổi tâm trạng nặng hơn có thể là trầm cảm.
Bệnh có thể gây ra các rối loạn các chức năng về: chú ý, khả năng ghi nhớ nhận thức, ngôn ngữ, cách giải quyết vấn đề và sự tương tác với xã hội. Một số rối loạn thần kinh thường gặp khác trong bệnh ADHD là: tự kỷ, khó đọc, tiếp thu kém trong việc học tập, trí tuệ kém phát triển.
Rối loạn tăng động giảm chú ý gây ảnh hưởng đến kết quả học tập
4. Những biện pháp hỗ trợ điều trị cho trẻ rối loạn tăng động giảm chú ý
4.1. Sử dụng các loại thuốc hướng tâm thần và không hướng tâm thần
Thuốc hướng tâm thần: Các chế phẩm muối của Methylphenidat hoặc Amphetamin thường được sử dụng rộng rãi trong trường hợp này, tùy vào tình trạng và biểu hiện bệnh mà liều lượng sẽ có sự khác nhau.
Thuốc không hướng tâm thần: Atomoxetine, Bupropion, Venlafaxine, Clonidine và Guanfacine.
Các thuốc này chỉ được dùng khi có chỉ định từ bác sĩ điều trị, thuốc thường để lại nhiều tác dụng không mong muốn như khó chịu, buồn nôn, cáu gắt, nóng giận, rối loạn giấc ngủ,...
4.2. Quản lý hành vi ở trẻ và hướng dẫn cho bậc phụ huynh
Với cha mẹ:
Đưa ra những nguyên tắc chung, để cho trẻ hiểu những mong muốn của bản thân.
Nâng cao tinh thần trách nghiệm cho trẻ, đồng thời không được nuông chiều trẻ mà cần giao việc cho trẻ làm.
Liệt kê những việc cần làm dưới dạng danh sách và hướng dẫn trẻ nhằm tăng khả năng ghi nhớ.
Chấp nhận những khuyết điểm ở trẻ, yêu thương và giúp đỡ bé khi cần thiết.
Hướng dẫn bé tìm ra điểm mạnh của bản thân, khuyến khích động viên trẻ làm những điều tích cực.
Thường xuyên cho trẻ tập luyện thể dục thể thao.
Quản lý hành vi ở trẻ:
Thiết lập thời gian biểu cho việc học tập và vui chơi.
Trong thời gian học cần hạn chế những kích thích từ môi trường ngoài như tiếng tivi, nhạc,...
Giúp đỡ trẻ trong việc học tập, tiến hành quan sát và đưa ra những gợi ý cho trẻ rồi sau đó giảm dần sự giúp đỡ.
Khuyến khích và động viên trẻ khi trẻ hoàn thành bài tập, chỏ nên học trong 1 thời gian nhất định tuyệt đối không được ép trẻ học lâu.
Không cho trẻ tiếp xúc nhiều với các đồ công nghệ như máy tính, điện thoại, tivi,...
Không được đổ lỗi hoặc chỉ trích trẻ khi trẻ làm sai bài tập.
Khuyến khích bé tham gia các hoạt động tập thể, vui chơi với bạn bè.
Nếu gặp khó khăn bậc phụ huynh cần tìm kiếm sự hỗ trợ chuyên môn và cần phải tham gia các lớp học đào tạo về các kỹ năng quản lý hành vi. Khuyến khích động viên trẻ thường xuyên, bởi trẻ bị rối loạn tăng động giảm chú ý cần có sự quan tâm rất lớn từ phía gia đình và nhà trường.
Trẻ tăng động giảm chú ý cần sự quan tâm rất lớn từ gia đình, nhà trường
Khi bé nhà bạn có những dấu hiệu bất thường kể trên thì cần đưa trẻ đi thăm khám càng sớm càng tốt để được tiên lượng và điều trị sớm. Bởi lẽ các biểu hiện của rối loạn tăng động giảm chú ý sẽ thuyên giảm nếu được điều trị từ sớm với phương pháp đúng đắn.
Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao
Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.
Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới.
DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần.
Vị dâu, không tanh, thơm ngon.
Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ
Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới.
DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần.
Vị dâu, không tanh, thơm ngon.
Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ
Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.