Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị ốm
Sốt là hiện tượng thân nhiệt của trẻ cao hơn so với mức bình thường. Bên cạnh đó, trẻ còn có những biểu hiện dưới đây:
Hay đổ mồ hôi
Quấy khóc, rất dễ nổi cáu với mọi người xung quanh
Hay mệt mỏi, lơ mơ
Hơi thở gấp gáp
Bé có biểu hiện bỏ bú, không uống nước và chán ăn
Thèm ngủ, ngủ li bì
2. Ở mỗi tình trạng khác nhau cha mẹ cần làm gì?
Trẻ ở mỗi tình trạng khác nhau sẽ có hướng xử lý khác nhau, phù hợp với điều kiện cụ thể. Dưới đây là 3 tình trạng thường gặp:
2.1. Trẻ bị sốt cấp tính phải làm sao?
Nếu bé sốt trong vòng 7 ngày đầu, nhất là khi sốt trên 38,5 độ C, ba mẹ cần chú ý theo dõi biểu hiện của con để có thể xử lý kịp thời và nên liên lạc với bác sĩ để có thêm những tư vấn phù hợp.
Nếu thể trạng của con vẫn khỏe, vẫn bú mẹ, nô đùa với mọi người thì ba mẹ có thể vẫn tiếp tục theo dõi trẻ thêm, cung cấp cho bé đầy đủ dưỡng chất, chú ý cho bé uống thuốc đúng giờ theo cân nặng và chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên thì nếu trẻ sốt đến tận ngày thứ ba hoặc bé có cảm giác mệt mỏi, chán ăn, bú ít, không chơi đùa sau khi đã dùng các biện pháp hạ sốt thì tốt nhất cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa bệnh kịp thời.
2.2. Khi trẻ bị sốt kéo dài thì phải làm gì?
Nếu trẻ gặp tình trạng sốt đi sốt lại nhiều lần, kéo dài trên 7 ngày thì đây là trường hợp khá nguy hiểm. Cha mẹ không nên để con ở nhà tự theo dõi mà cần đưa nhanh đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nếu trẻ bị sốt kéo dài cha mẹ nên đưa con đến viện ngay
3. Trẻ sốt phải làm sao?
Với những bậc cha mẹ lần đầu sinh con, khi thấy con sốt chắc hẳn sẽ cảm thấy hết sức lo lắng và hoang mang. Thực ra, dù con 2 tuổi, 4 tuổi hay là 6 tuổi thì cách hạ sốt cũng khá tương đồng:
Dưới đây là cách hạ sốt cho trẻ khá hiệu quả, an toàn cha mẹ có thể tham khảo:
3.1. Cho bé uống nhiều nước và ăn thức ăn loãng
Khi trẻ bị sốt nên bổ sung gì? Sốt khiến cho cơ thể của trẻ rất mệt mỏi, lúc này cha mẹ nên cho con ăn những loại thức ăn loãng như cháo, súp, phở,.. để tăng thêm dưỡng chất cho con cha mẹ có thể nấu cùng các loại thịt,cá,.. Để góp phần tăng hiệu quả của quá trình hạ sốt cho trẻ, cha mẹ nên thêm vào các loại gia vị như gừng, hành, tỏi,..
Ngoài ra, sốt sẽ làm cho trẻ bị mất rất nhiều nước. Vì vậy, bổ sung nước là rất quan trọng, cha mẹ cho con uống càng nhiều nước càng tốt. Một số loại thức uống tốt khi trẻ bị sốt cha mẹ có thể tham khảo là nước ép, súp, trà thảo mộc,... và đặc biệt là các loại nước điện giải như oresol, Pedialyte, hydrat hóa...
3.2. Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát cho trẻ
Nhiều bé khi sốt sẽ có cảm giác ớn lạnh. Đa số các bậc phụ huynh lúc này sẽ đắp thêm cho con chăn để giúp trẻ giữ ấm. Nhưng theo các chuyên gia y tế thì, khi con sốt cha mẹ cần mặc đồ rộng rãi, thoáng mát cho con để có thể dễ dàng tỏa nhiệt, giúp hạ sốt.
Đối với những trẻ sốt nhưng vẫn chơi đùa, uống nhiều nước ăn tốt, đi vệ sinh bình thường thì cha mẹ không cần thiết phải cho bé uống thuốc hạ sốt. Cách hạ sốt lúc này chính là mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi để giúp con có thể tỏa nhiệt nhanh hơn.
Khi trẻ sốt nên mặc quần áo rộng rãi
3.3. Lau nước ấm cho bé để hạ sốt
Với những sốt do mọc răng, sau tiêm phòng hoặc viêm họng thì lau nước ấm chính là một biện pháp vô cùng hiệu quả.
Đầu tiên, cha mẹ cởi hết quần áo của con, sau đó chuẩn bị 5 chiếc khăn nhỏ nhúng vào trong chậu nước ấm, vắt cho khăn ráo bớt rồi đặt vào hai bên nách và háng của trẻ.
Chiếc khăn còn lại cũng nhúng vào nước ấm rồi đem đi lau khắp người trẻ. Nước ấm giúp làm giãn mạch máu từ đó làm mát cơ thể.
Tiếp tục làm như trên đến khi đo nhiệt độ của trẻ xuống mức bình thường 37 độ C. Thông thường thì quá trình này sẽ mất khoảng 30-45 phút. Những bé trong độ tuổi từ 6 tháng - 5 tuổi khi sốt quá cao có nguy cơ sẽ bị co giật, vì thế mà cần chú ý tích cực hạ sốt cho trẻ.
3.4. Điều chỉnh cho nhiệt độ trong phòng vừa phải
Nên giữ nhiệt độ trong phòng của trẻ ở mức phù hợp, không nên quá nóng hay quá lạnh. Cần mở hết tất cả các cửa sổ và có 1 chiếc quạt để ở chế độ quay để giúp không khí được lưu thông, đồng thời giúp cho căn phòng được thoáng mát hơn, giúp trẻ được dễ chịu hơn, giảm bí bách.
3.5. Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ đúng liều lượng
Trẻ khi bị sốt cao quá có nguy cơ bị co giật, nên khi cần thiết cha mẹ nên cho con uống thuốc hạ sốt.
Khi đo ở nách trẻ sốt trên 38,5 độ C thì cách hạ sốt nhanh cho trẻ lúc này là dùng thuốc hạ sốt. Có thể tham khảo các loại thuốc như Panadol hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, cha mẹ cần phải chú ý về liều lượng, trẻ ở mỗi độ tuổi khác nhau, cân nặng khác nhau sẽ có liều lượng sử dụng khác nhau.
Liều dùng là 10 - 15mg/kg cân nặng cho mỗi lần sử dụng. Thuốc thường có tác dụng sau khi uống khoảng 30 - 60 phút. Mỗi ngày, không được cho trẻ uống thuốc hạ sốt quá 5 lần và mỗi lần cách nhau ít nhất 4 tiếng. Ngoài ra, đối với những trẻ quá bé khó uống thuốc thì những loại thuốc phù hợp hơn cha mẹ có thể cân nhắc sử dụng cho con là viên nhét hậu môn, dạng sủi, dạng bột,...
3.6. Bổ sung vitamin C cho trẻ
Bổ sung vitamin C giúp trẻ tăng cường miễn dịch
Nước cam, chanh hoặc bổ sung cho trẻ các loại trái cây giàu vitamin C như ổi, bưởi, quýt,... sẽ giúp con tăng cường sức đề kháng bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể.
Ngoài ra, một số loại hoa quả như nho, dưa hấu, thanh long,... cũng có tác dụng cung cấp nước làm dịu cơ thể khi bé bị sốt.
4. Cần tránh làm gì khi trẻ bị sốt?
Dưới đây là những điều cha mẹ nên tránh để không gây phản tác dụng quá trình hạ sốt của trẻ:
Với những trẻ dưới 6 tuổi không cho trẻ uống thuốc cúm và thuốc cảm lạnh
Không dùng Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Reye.
Không tự ý mua thuốc và cho bé sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
Không nên quấn chăn hoặc cho bé mặc quần áo dày để ủ ấm dù trẻ có lạnh run
Tuyệt đối không tắm cho con bằng nước lạnh hay dùng cồn để lau mặt cho trẻ vì phương pháp này có thể làm thân nhiệt của trẻ tăng cao hơn nữa.
Khi trẻ sốt tuyệt đối không tắm nước lạnh cho con
5. Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Tùy vào thân nhiệt, độ tuổi cũng như tình trạng của trẻ mà cha mẹ quyết định có đưa trẻ đi khám không.
Nếu trẻ thuộc những trường hợp dưới đây thì cha mẹ cần nhanh chóng đưa con đi khám:
Trẻ nhỏ dưới 3 tháng tuổi có thân nhiệt (đo ở hậu môn) trên 38 độ C, kèm tình trạng quấy khóc, bỏ ăn
Trẻ trong khoảng 3 tháng đến 3 tuổi có thân nhiệt (đo ở hậu môn) trên 38 độ C và kéo dài trên 3 ngày
Trẻ trong khoảng 3 tháng đến 3 tuổi có thân nhiệt (đo ở hậu môn) trên 39 độ C
Trẻ có thân nhiệt (đo vùng hậu môn) trên 40 tuổi hoặc đo ở nách trên 39,5 độ C, bất kể trẻ đang ở độ tuổi nào.
Trẻ thường xuyên bị nôn mửa và tiêu chảy kéo dài
Xuất hiện dấu hiệu trẻ bị mất nước như tiểu ít, khóc không ra nước mắt, ít tỉnh táo và vui chơi.
Bài viết trên đã cung cấp cho mẹ các thông tin giải đáp thắc mắc trẻ sốt phải làm sao. Hy vọng sau bài viết này mẹ đã có cho mình những thông tin hữu ích, hỗ trợ quá trình hạ sốt cho con hiệu quả.
Nhà phân phối độc quyền dòng sản phẩm Neo Kids tại Việt Nam
CÔNG TY TNHH NEOVITAL VIỆT NAM
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900.636.985
Website: Neo Kids
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Tích điểm nhận quà: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmail.com