Mục lục
1. Bệnh sốt xuất huyết ở trẻ
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm lưu hành quanh năm, đỉnh dịch thường rơi vào mùa mưa, khí hậu nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi, phát triển. Đặc biệt trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh bởi hệ miễn dịch chưa ổn định, sức đề kháng yếu. Ở thời điểm giao mùa tháng 9, tháng 10, số ca mắc cũng đang tăng dần.
Sốt xuất huyết thường phát triển thành dịch khi thời tiết giao mùa
Đa số trẻ mắc sốt xuất huyết thường tự khỏi bệnh trong vòng 7 ngày. Một số trường hợp xuất hiện dấu hiệu chuyển nặng như chảy máu, thoát huyết tương dẫn đến suy tim, suy hô hấp, rối loạn đông máu, suy thận nếu không được phát hiện kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Do đó, ba mẹ cần theo dõi trẻ nếu có dấu hiệu nghi ngờ thì nên đưa con đi khám để có hướng xử lý phù hợp. Trẻ bị sốt xuất huyết thường diễn biến qua 4 giai đoạn dưới đây:
1.1. Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn này thường diễn ra trong khoảng 4 - 7 ngày, một số trường hợp có thể kéo dài đến 14 ngày. Lúc này, trẻ không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào hoặc có nhưng không rõ ràng. Thường chỉ có xét nghiệm máu mới có thể phát hiện được bệnh lý ở giai đoạn này.
1.2. Giai đoạn khởi phát bệnh
Các triệu chứng bắt đầu xuất hiện rầm rộ bao gồm: người mệt mỏi, đau nhức cơ xương khớp, sốt cao có thể lên đến 39 độ C, đau hốc mắt, đau rát họng, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, sưng hạch bạch huyết…
Giai đoạn này thường kéo dài trong vòng 2 - 7 ngày. Các triệu chứng sốt xuất huyết ban đầu thường rất giống cảm cúm nên nhiều bố mẹ chủ quan tự mua thuốc về điều trị tại nhà, mà không biết được mối nguy hiểm đang tiềm tàng.
Ba mẹ cần lưu ý giai đoạn khởi phát bệnh trẻ thường có biểu hiện sốt cao
1.3. Giai đoạn toàn phát
Lúc này, hệ miễn dịch của trẻ yếu, lượng bạch cầu và tiểu cầu trong cơ thể sẽ giảm nhanh chóng. Với những trường hợp nhẹ, thường sau khi hết sốt cơ thể trẻ sẽ xuất hiện ban và mất dần. Tuy nhiên, khi lượng bạch cầu và tiểu cầu giảm xuống dưới ngưỡng trung bình sẽ gây nên một số triệu chứng nguy hiểm như: chảy máu chân răng, chảy máu mũi, tiểu ra máu, huyết áp giảm, phù nề mi mắt, khó thở,...
Lúc này bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến viện để kịp thời cấp cứu, bảo vệ tính mạng cho con. Nếu không sẽ dẫn đến nhiều biến chứng tại tim, não, gan và một số các cơ quan nội tạng khác rất nguy hiểm.
Sau khi hết sốt, các nốt ban xuất hiện - giai đoạn nguy hiểm cần theo dõi chặt chẽ
1.4. Giai đoạn phục hồi
Bệnh sốt xuất huyết thường sẽ tiến triển nhanh và phục hồi hoàn toàn sau 7 - 10 ngày tính từ khi xuất hiện sốt. Bé dần khỏe hơn, ban mất dần và không xuất hiện thêm nốt mới, đồng thời trẻ lấy lại được cảm giác thèm ăn, không còn quấy khóc, tiểu nhiều hơn và huyết áp ổn định dần.
2. Trẻ bị sốt xuất huyết nên làm gì cho nhanh khỏi?
Sốt xuất huyết là bệnh lý truyền nhiễm có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu không được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, khi bị sốt xuất huyết nên làm gì là nỗi trăn trở của khá nhiều phụ huynh.
2.1. Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Trẻ bị sốt xuất huyết thường mệt mỏi, chán ăn. Do đó, ba mẹ nên cho con ăn những loại thức ăn mềm, dễ tiêu và đầy đủ dưỡng chất để nâng cao đề kháng, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Dưới đây là một số gợi ý mẹ có thể tham khảo:
Cháo, súp
Cháo và súp là loại thức ăn lỏng, dễ tiêu và dễ nuốt nên thường đứng đầu trong danh sách món ăn dành cho trẻ bị sốt xuất huyết. Mẹ có thể tham khảo một số món cháo, súp bí ngô hoặc thịt, cá để bổ sung thêm chất đạm, vitamin và khoáng chất giúp cơ thể hồi phục.
Cháo bí đỏ cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ nhanh chóng hồi phục
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa rất nhiều lợi khuẩn probiotics tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp cân bằng hệ vi khuẩn chí đường ruột. Đây là loại thực phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cũng như chống viêm tốt, ngăn ngừa cơ thể khỏi sự nhiễm trùng.
Rau xanh, trái cây tươi
Rau xanh và trái cây tươi là nguồn bổ sung vitamin khoáng chất dồi dào, đặc biệt là vitamin C, kẽm và một số chất chống oxy hóa khác. Các loại rau như rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh hay quả cam, ổi, bưởi... cải thiện sức khỏe của trẻ sau sốt xuất huyết rất tốt. Rau xanh mẹ có thể luộc lên cho bé trong các bữa ăn chính hoặc xay sinh tố từ các loại quả để bổ sung thêm bữa phụ khiến các bữa ăn hấp dẫn, ngon miệng hơn.
Rau xanh và trái cây tươi giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ
Thực phẩm giàu protein
Protein cần thiết cho sự sống của các tế bào trong cơ thể. Nó tham gia vào quá trình tái tạo và phục hồi tế bào tổn thương giúp duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Hơn nữa, protein còn kích thích cơ thể sản xuất kháng thể. Một số nguồn thực phẩm giàu protein mẹ có thể tham khảo như: thịt, cá, trứng, sữa và các chế phẩm từ sữa,...
Thực phẩm giàu vitamin K
Vitamin K có khả năng kích thích protein tạo thành các cục máu đông, cần thiết trong chu trình đông cầm máu. Do đó, có thể nói vitamin K là "băng cứu thương" không thể thiếu của cơ thể. Ở trẻ sốt xuất huyết số lượng tiểu cầu thường sụt giảm ảnh hưởng đến quá trình đông máu nên trẻ cần được bổ sung đủ vitamin K. Các loại rau lá xanh, bông cải xanh, rau mầm là những nguồn cung cấp vitamin K mẹ có thể tham khảo.
Uống nhiều nước
Bị sốt xuất huyết trẻ thường sốt cao nên việc bù nước rất quan trọng. Bổ sung Oresol được khuyên dùng cho bé để tăng cường nước và điện giải. Ngoài ra, có thể cho con uống thêm nước ép cam, chanh, nước dừa bởi đây là những loại quả giàu vitamin C giúp nâng cao đề kháng.
Mẹ nên chú ý cho con uống đủ nước để bù lượng đã mất do sốt
3.2. Trẻ bị sốt xuất huyết không nên ăn gì?
Thức ăn nhiều dầu mỡ
Thực phẩm nhiều dầu mỡ gây tác động xấu cho cơ thể trẻ, có thể làm suy yếu hệ miễn dịch và ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Ngoài ra, đây là những đồ ăn khó tiêu gây gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
Đồ ngọt
Nước ngọt, nước có gas tuy cũng là chất lỏng nhưng không mang tới nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Việc sử dụng nhiều đồ ngọt sẽ gây mất nước khiến cơ thể càng mệt mỏi hơn.
Đồ ăn cay nóng
Ăn đồ ăn cay nóng sẽ khiến dạ dày tăng tiết acid gây tích tụ nhiều sẽ gây tổn thương cho dạ dày. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình phục hồi của cơ thể.
3.3. Sốt xuất huyết có cần kiêng tắm không?
Khi bị sốt cao cần tránh gây nhiễm lạnh cơ thể, do đó mẹ cũng cần hạn chế tắm cho con. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sốt xuất huyết ở thể nhẹ, mẹ có thể lau người cho con với nước ấm bình thường. Tuy nhiên cần lưu ý thực hiện trong phòng kín, tránh gió và không ngâm trẻ trong nước quá lâu.
Trẻ bị sốt xuất huyết thì nên tắm hoặc lau người bằng nước ấm và tránh gió
Sốt xuất huyết sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng cách và có biện pháp chăm sóc phù hợp. Chính vì thế, khi con có dấu hiệu nghi ngờ thì ba mẹ nên đưa con đi khám kịp thời.
Trên đây là một số lưu ý quan trọng không phải ba mẹ nào cũng biết khi chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết. Hy vọng thông qua bài viết này các bậc phụ huynh đã biết được trẻ bị sốt xuất huyết nên làm gì. Nếu còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900 5066 để nhận được tư vấn sớm nhất từ chuyên gia!
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.