Mục lục
1. Tôm có vai trò gì trong chế độ ăn dặm của trẻ?
Hầu hết các phụ huynh đều biết rằng tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, có mùi vị thơm ngon và được nhiều bé yêu thích. Vì thế tôm thường được nhiều mẹ quan tâm để thêm vào thực đơn ăn dặm cho con yêu của mình.
Cụ thể trong thịt tôm có thể chứa các chất dinh dưỡng sau: protein, sắt, phốt pho, kali, kẽm, magie, natri, canxi, iot…
Với hàm lượng dinh dưỡng phong phú và dồi dào như vậy, tôm sẽ góp phần cung cấp chất dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Vậy trẻ từ mấy tháng tuổi ăn tôm được? Thông thường các bé có thể bắt đầu thử ăn tôm từ tháng thứ 7 trở đi. Bởi vì thời điểm này, hệ tiêu hóa của trẻ mới phát triển đủ mạnh để xử lý loại thức ăn mới này.
Khi chế biến tôm cho trẻ ăn dặm, mẹ có thể xay hoặc băm nhuyễn để nấu cháo ăn dặm hoặc chế biến thành các món ăn nếu muốn cho con tập ăn thô. Việc kết hợp thêm các loại rau củ phù hợp sẽ giúp thực đơn ăn dặm của trẻ càng thêm đa dạng và giàu chất dinh dưỡng.
Trẻ từ 7 tháng tuổi có thể bắt đầu tập làm quen với tôm trong chế độ ăn dặm
2. Tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm đúng khoa học?
Tôm là một nguyên liệu khá dễ kết hợp với rau củ trong chế độ ăn dặm của các bé. Trong đó có thể kể đến một số loại rau củ dưới đây:
Rau ngót: Khi kết hợp tôm với rau ngót sẽ giúp bé tăng cường lượng chất xơ, vitamin B, C… từ đó nâng cao sức đề kháng, đẩy mạnh khả năng chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể.
Cà rốt: Lượng vitamin C, D, E và các vitamin nhóm B phong phú có trong cà rốt sẽ là sự bổ sung tích cực chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt với hàm lượng cao beta caroten, cà rốt kết hợp cùng tôm sẽ rất cần thiết cho thị giác và sự phát triển thể chất của trẻ. Cháo tôm cà rốt là món ăn thơm ngọt, dễ nấu, cung cấp năng lượng dồi dào cho các bé từ 9 tháng tuổi.
Rau dền: Là loại rau có vị ngọt, tính mát, giàu vitamin, các acid amin và chất xơ. Việc kết hợp tôm với rau dền sẽ giúp tăng hương vị, màu sắc bắt mắt cho bữa ăn của trẻ, đặc biệt rất thích hợp dùng trong những ngày thời tiết nóng bức. Cháo tôm rau dền có thể dùng cho các bé từ 8 tháng tuổi trở lên.
Rau muống: Cũng tương tự như rau dền, rau muống mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho trẻ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng và thích hợp khi nấu cùng tôm cho bé ăn dặm.
Rau mồng tơi: Với hàm lượng vitamin A cao, giàu chất sắt có lợi cho quá trình sản sinh hồng cầu, rau mồng tơi khi nấu cùng tôm sẽ giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng cho món ăn.Chưa kể mồng tơi là loại rau có tính mát, giúp bé giải nhiệt, đặc biệt chất nhầy trong rau mồng tơi sẽ giúp hạn chế tình trạng táo bón của trẻ.
Rong biển: Là loại thực vật giàu khoáng chất và các chất chống oxy hóa, nên khi kết hợp rong biển với tôm sẽ tạo nên món ăn vừa thơm ngon, vừa bổ dưỡng trong thực đơn ăn dặm của trẻ.
Bên cạnh các loại rau củ thường được kết hợp với tôm đã nêu trên, ba mẹ còn có thể kết hợp tôm với nhiều loại thực phẩm khác như bí đỏ, ngô, khoai tây, thịt bò… Tuy nhiên ba mẹ cần theo dõi nguy cơ dị ứng của con với các loại thực phẩm để xây dựng chế độ ăn dặm phù hợp.
Tôm nấu với các loại rau củ sẽ giúp gia tăng giá trị dinh dưỡng cho món ăn
3. Chế biến tôm đúng cách, hợp vệ sinh cho trẻ ăn dặm
Ngoài thắc mắc tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm, chắc hẳn cách chế biến tôm thế nào cho đúng cách, hợp vệ sinh cũng là điều mà nhiều phụ huynh quan tâm, trong giai đoạn ăn dặm của trẻ.
Dưới đây là cách chế biến và bảo quản tôm đúng cách cho trẻ ăn dặm chuẩn khoa học, các mẹ hãy cùng tham khảo nhé:
Sơ chế tôm đúng cách: Dù chế biến tôm theo cách nào thì khi mua tôm về trước tiên các mẹ cần rửa sạch tôm với nước muối loãng và nước sạch. Sau đó hãy dùng kéo để loại bỏ phần chân tôm và đầu tôm, dùng tay loại bỏ phần vỏ tôm, cũng như phần chỉ đen chạy dọc theo lưng tôm. Khi đã sơ chế xong các bước trên, mẹ cần rửa sạch lại tôm và để ráo nước.
Chế biến tôm đúng cách cho trẻ ăn dặm: Có khá nhiều cách để chế biến tôm cho trẻ ăn dặm, trong đó cách tốt nhất thường được khuyến nghị là hấp, luộc hoặc xào cho bé ăn cùng các loại rau củ. Đối với những bé chưa thể nhai, mẹ nên xay/băm nhỏ tôm để nấu chung với bột hoặc cháo nhé. Lưu ý mẹ cần nấu tôm chín hoàn toàn, khi chế biến cho trẻ nhỏ nhé.
Bảo quản tôm đúng cách: Trong trường hợp phụ huynh không thể mua được tôm tươi sống, mẹ có thể dùng loại tôm đông đá được bày bán tại các cơ sở uy tín. Tuy nhiên khi mua tôm đông đá, mẹ nên chế biến tôm càng sớm càng tốt để nhằm giữ lại tối đa các chất dinh dưỡng có trong tôm. Ngoài ra các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ không nên trữ đông tôm thêm lần nữa sau khi đã rã đông trước đó.
Sau khi tôm đã được sơ chế vào bảo quản đúng cách, mẹ có thể chế biến tôm với rau củ thành nhiều món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho trẻ như các loại cháo tôm rau củ, tôm hấp cùng rau củ, tôm xào rau củ, tôm rim nấm…
Các món ăn từ tôm và rau củ nên được chế biến để phù hợp với khả năng ăn thô, cũng như sở thích của trẻ để bữa ăn dặm trở nên phong phú hơn.
Sơ chế tôm cho trẻ cần được tiến hành cẩn thận và đúng cách
4. Tôm kỵ với rau gì khi nấu đồ ăn dặm cho bé?
Ngược lại với câu hỏi tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm, ba mẹ cũng cần tìm hiểu thêm một số loại rau kỵ nấu với tôm nhé.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, không nên nấu tôm với các loại rau có chứa nhiều vitamin C. Bởi vì trong tôm có chứa nhiều hợp chất asen, vốn dĩ không gây độc với thể. Nhưng khi kết hợp cùng vitamin C chúng sẽ chuyển hóa thành hợp chất asen hóa trị 3 có thể gây độc cho con người.
Do đó các mẹ không nên nấu tôm chung với một số loại rau giàu vitamin C như bông cải xanh, bông cải trắng, rau bina, rau cải thìa….
5. Lưu ý ba mẹ cần lưu ý gì khi cho trẻ ăn tôm?
Tôm tuy là thực phẩm giàu dinh dưỡng và dễ kết hợp với nhiều loại thực phẩm khác nhau. Nhưng nó cũng có thể gây dị ứng hoặc khiến các bé bị nghẹn trong quá trình ăn dặm. Do đó khi chế biến tôm cho trẻ ăn dặm, các phụ huynh cần lưu ý một số điểm sau:
Bắt đầu với lượng ít: Ban đầu, ba mẹ nên cho con ăn tôm với lượng ít để bé dần thích nghi, đồng thời hãy theo dõi phản ứng của bé nhằm phát hiện nguy cơ dị ứng tôm nếu có.
Ăn lượng tôm vừa phải: Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở mỗi giai đoạn phát triển sẽ khác nhau. Ví dụ trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi có thể ăn 20 - 30g/ngày và 3 - 4 bữa/tuần.
Chọn tôm tươi: Ba mẹ hãy ưu tiên chọn tôm tươi khi chế biến món ăn dặm cho con để đảm bảo chất lượng và giá trị dinh dưỡng của tôm.
Chọn tôm tươi sống sẽ giúp đảm bảo chất dinh dưỡng của được giữ nguyên vẹn
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp các mẹ trả lời câu hỏi tôm nấu với rau gì cho bé ăn dặm. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp các mẹ lên thực đơn ăn dặm khoa học, hợp lý cho các con yêu của mình nhé.
Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.
Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:
Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA: Link 1
Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3
Vitamin C Neo Kids: Link 4
Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.