Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi chi tiết nhất

4.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Ăn dặm là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của con yêu. Việc sắp xếp thời gian ăn dặm trong ngày cho bé sao cho khoa học là vô cùng quan trọng đặc biệt là trẻ 6-7 tháng tuổi. Hãy cùng Neo kids tìm hiểu về thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi qua bài viết dưới đây!

1. Trẻ 6 - 7 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa mỗi ngày

Trẻ 6 - 7 tháng tuổi bắt đầu tập ăn dặm thì nên cho con ăn mấy bữa một ngày là câu hỏi được rất nhiều mẹ quan tâm khi xây dựng thời gian biểu cho con. Thực tế, trung bình trẻ 6 - 7 tháng tuổi cần ăn từ 2 - 3 bữa dặm một ngày (số lượng bữa ăn còn phụ thuộc vào phương pháp ăn dặm mẹ chọn cho bé). Tuy nhiên, tại thời điểm này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho con. Chính vì vậy bên cạnh các bữa dặm mẹ cần phối hợp xen kẽ các bữa sữa vào cho bé, khoảng 3 - 4 cữ bú/ ngày tương ứng với 500 - 700ml.


Trẻ 6 -7 tháng tuổi cần phối hợp giữa các bữa ăn dặm và bú sữa xen kẽ với nhau

2. Vì sao cần xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi?

6 - 7 tháng tuổi là thời điểm cơ thể bắt đầu cần nhiều dưỡng chất cho sự phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh bú sữa mẹ (hoặc sữa công thức) bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thực phẩm. Chính vì vậy, đây được coi là giai đoạn phù hợp nhất để bắt đầu cho trẻ tập ăn dặm.

Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định việc xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của con yêu. Lập thời gian biểu và chế độ ăn theo ngày như một cách rèn luyện tính kỷ luật và thói quen sinh hoạt tốt cho con. 

Nhiều mẹ khi chăm con thường hiểu lầm rằng cứ cho con ăn càng nhiều thì con càng tăng cân, mau lớn mà không theo giờ giấc cố định nào. Việc nhồi nhét như vậy là hoàn toàn thiếu cơ sở khoa học, mặt khác còn có thể khiến con sợ ăn, rối loạn tiêu hóa và chậm phát triển. Chính vì vậy, trước khi cho bé ăn dặm, mẹ cần xây dựng thời gian biểu ăn ngủ cho con phù hợp theo từng độ tuổi.


Xây dựng thời gian biểu là bước khởi đầu cho quá trình ăn dặm của con đạt hiệu quả tốt nhất

3. Gợi ý bảng thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi chi tiết trong ngày

Bảng thời gian ăn dặm cho bé khoa học sẽ giúp việc chăm con của mẹ thuận tiện hơn, bên cạnh đó còn tốt cho hệ tiêu hóa và sự phát triển của trẻ. Gợi ý cho mẹ thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi chi tiết nhất:

3.1 Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi bú sữa mẹ

Với trẻ 6 - 7 tháng tuổi còn bú sữa mẹ, ba mẹ có thể tham khảo thời gian biểu ăn dặm cho bé như sau:

  • 6:00 - 6:30: Con tỉnh giấc, thay bỉm, cho bé bú 1 cữ sữa khoảng 10 đến 20 phút.

  • 7:00 - 8:00: Cho bé ngồi chơi trong nôi, đọc sách hoặc trò chuyện cùng con.

  • 8:00: Con ngủ 1 giấc ngắn kéo dài 1 tiếng rưỡi đến 2 tiếng.

  • 10:00: Con thức dậy, thay tã và ăn sáng (bữa dặm thứ nhất)

  • 10:30 - 12:00: Mẹ cho con chơi trên sàn hoặc mát xa cho bé bằng các bài tập dành cho trẻ nhỏ, nghe nhạc hoặc cho bé ngồi ghế quan sát mẹ làm việc.

  • 12:00 - 14:00: Cho con ngủ 1 giấc ngắn ít nhất là 1 tiếng.

  • 14:00: Bé thức dậy, mẹ cho con bú một cữ sữa khoảng 10 - 20 phút.

  • 14:30 - 16:00: Bé chợp mắt khoảng 30 - 45 phút.

  • 16:30 - 18:00: Mẹ cho con chơi trên giường, luyện kỹ năng bò.

  • 18:30 - 19:00: Ăn tối (ăn dặm bữa thứ 3)

  • 19:30: Tắm rửa, vệ sinh cho bé

  • 20:00: Cho con bú thêm 1 cữ sữa từ 10 đến 20 phút.

  • 20:30: giờ đi ngủ, trẻ 6 - 7 tháng có thể ngủ liền mạch 1 giấc đến sáng hôm sau mà không cần bú đêm nên mẹ không phải lo con sẽ đói bụng đâu nhé.

3.2 Thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi uống sữa công thức

Đối với trẻ 6 - 7 tháng tuổi đang uống sữa công thức, mẹ có thể áp dụng thời gian biểu ăn dặm cho con như sau:

  • 6:00: Bé thức dậy, vươn vai và tự nói chuyện trong nôi.

  • 6:30: Mẹ cho bé bú bình khoảng 210ml sữa 

  • 7:00 - 8:00: Chơi cùng con, mẹ có thể đọc sách hoặc trò chuyện với bé

  • 8:00: Cho con ngủ một giấc ngắn kéo dài ít nhất là 1 tiếng

10:00: Đánh thức bé dậy và cho con ăn sáng (bữa dặm đầu tiên)

  • 10:30 - 12:00: Bé tự chơi trên sàn hoặc ngồi ghế quan sát mẹ làm việc

  • 12:00 - 14:00: Cho con ngủ trưa ít nhất là 1 tiếng

  • 14:00: Bé thức dậy, cho con bú khoảng 180ml sữa, sau đó chơi cùng con, mẹ có thể cho bé đi dạo nếu đẹp trời.

  • 16:30 - 17:30: Mẹ cho bé chợp 1 giấc ngắn khoảng 30 - 45 phút

  • 18:00 - 19:00: Ăn tối (bữa dặm thứ 3)

  • 19:30 - 20:00: Vệ sinh, tắm rửa cho con.

  • 20:30: Bú bình khoảng 180ml sữa, ru con ngủ.

4. Cách để xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi trong ngày phù hợp

Sắp xếp số lượng và thời điểm bữa ăn sao cho hợp lý luôn là vấn đề “đau đầu” nhất của ba mẹ khi xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi. Tuy nhiên, vì trong giai đoạn này trẻ ăn dặm vẫn đang bú mẹ hoặc uống sữa công thức, chính vì vậy mẹ cũng không nên quá khắt khe trong bữa ăn dặm của con.

Điều quan trọng mẹ cần đảm bảo là khoảng thời gian giữa các bữa ăn hợp lý để con tiêu hóa hết thức ăn. Dung tích bữa ăn tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ. Bé biếng ăn trong quá trình tập ăn dặm, mẹ không nên chia làm quá nhiều bữa và ép con ăn.

Để sắp xếp thời gian biểu ăn dặm cho bé phù hợp nhất, mẹ cần nắm rõ được thời gian cần thiết để bé 6 - 7 tháng có thể tiêu hóa hết các loại thức ăn là bao nhiêu:

  • Sữa mẹ: 1 đến 2 giờ

  • Sữa công thức: 2 đến 3 giờ

  • Đồ ăn nhẹ: 3 đến 4 giờ

  • Đồ ăn thường: 4 đến 5 giờ

  • Đồ ăn dầu mỡ: 5 đến 6 giờ


Mẹ cần chú ý khoảng cách các bữa ăn khi xây dựng thời gian biểu ăn dặm cho bé 6- 7 tháng tuổi

5. Một số lưu ý khi cho bé ăn dặm theo thời gian biểu

Sau khi đã xây dựng được thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng tuổi, để quá trình tập ăn của con đạt hiệu quả tốt nhất, mẹ cần chú ý một số điều như sau:

  • Không cho bé ăn quá 30 phút một bữa.

  • Không ép con ăn khi bé không có nhu cầu.

  • Không cho con vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại, vừa ăn vừa đi chơi rong.

  • Lựa chọn các loại bát, chén ăn dặm với nhiều màu sắc và hình dạng để kích thích bé thêm hào hứng với bữa ăn.

  • Mẹ nên tạo không gian thoải mái, thoáng mát. Có thể cho con ngồi cùng bàn với gia đình, giúp con sớm được tiếp xúc với văn hóa ăn uống vừa tạo sự gắn kết giữa trẻ với ba mẹ.

  • Thực hiện nguyên tắc khi cho bé tập ăn dặm: Từ ít đến nhiều, từ loãng đến đặc, bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất thiết yếu (đạm, tinh bột, vitamin và khoáng chất).

  • Tập cho con ăn đúng giờ, vừa giúp dạ dày của con quen với bữa ăn vừa tạo thói quen ăn uống tốt cho bé về sau.


Luôn tuân thủ theo các nguyên tắc và lưu ý khi cho con tập ăn dặm

Như vậy qua bài viết trên, Neo kids đã cùng mẹ tìm hiểu về thời gian biểu ăn dặm cho bé 6-7 tháng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vấn đề ăn dặm ở trẻ, mẹ hãy để lại ngay dưới phần bình luận để được các dược sĩ tận tình giải đáp nhé!

Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Trần Thanh Bình
Dược sĩ Trần Thanh Bình

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

  • Facebook