Mách mẹ! Cách nhanh hết tay chân miệng cực hiệu quả

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Tay chân miệng là một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Đặc biệt là ở nhóm tuổi dưới 5, với nguy cơ biến chứng cao đối với trẻ dưới 3 tuổi. Việc phát hiện kịp thời và chăm sóc đúng cách cho trẻ mắc tay chân miệng tại nhà đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và ngăn chặn các tác động nghiêm trọng mà bệnh có thể gây ra. Vậy đâu là cách nhanh hết tay chân miệng? Mẹ đọc ngay bài viết sau để biết nhé!

1. Bệnh tay chân miệng ở trẻ em là gì?

Tay chân miệng là một bệnh lý truyền nhiễm do virus đường ruột. Hai chủng Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71) được xác định là hai chủng virus phổ biến nhất gây ra bệnh này.  Mặc dù EV71 ít phổ biến hơn so với Coxsackievirus A16, nhưng các trường hợp tay chân miệng do EV71 có xu hướng diễn biến nhanh chóng và có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn.


Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây lan qua đường tiêu hóa. Bệnh cũng có khả năng truyền nhiễm từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các nốt mụn nước, chất nôn, nước bọt, phân, và các chất khác của người bệnh.

Tay chân miệng có thể xuất hiện quanh năm, nhưng nguy cơ bùng phát tăng cao vào khoảng tháng 2-4 và từ tháng 9-12, đặc biệt là ở những khu vực có điều kiện thời tiết nóng ẩm và vệ sinh kém. 


Bệnh tay chân miệng diễn ra mạnh mẽ vào tháng 2-4 và từ tháng 9-12

2. Dấu hiệu của bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng, mặc dù là một bệnh lý thường gặp ở trẻ em và thường được coi là lành tính, nhưng nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này bao gồm viêm màng não, viêm não, phù phổi, và có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc bố mẹ tự trang bị kiến thức về bệnh này cũng như cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà là vô cùng quan trọng.

Sau đây là những triệu chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng ở trẻ:

  • Giai đoạn ủ bệnh (3-7 ngày sau tiếp xúc): Trẻ gần như không có dấu hiệu bất thường.

  • Giai đoạn khởi phát bệnh (1-2 ngày): Trẻ có thể phát sốt (ở mức độ nhẹ đến nặng), mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, và tiêu chảy.

  • Giai đoạn toàn phát (3-10 ngày): Trẻ xuất hiện các triệu chứng đặc trưng của bệnh tay chân miệng bao gồm: 

Loét miệng với vết loét đỏ, giống như phỏng nước. Vết loét xuất hiện nhiều ở niêm mạc miệng, lưỡi, lợi, gây đau miệng và khó chịu khi bé ăn uống. Bé xuất hiện nốt ban có dạng phỏng nước trên cơ thể. Các nốt mụn nước có hình bầu dục, mọc ở lòng bàn tay và lòng bàn chân, cũng có thể xuất hiện ở mông, gối, và nền ban hồng. Các mụn nước này sau khi vỡ có thể để lại vết thâm.


Vết mụn nước ở bệnh tay chân miệng 

3. Top những cách nhanh hết tay chân miệng đơn giản tại nhà

Mặc dù tay chân miệng là bệnh lý lành tính, nhưng có những trường hợp nặng có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Trong tình huống này, nếu mẹ không biết cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng đúng cách đôi khi có thể làm cho bệnh trở nên nặng nề hơn. Vậy trẻ bị tay chân miệng phải làm sao? Mẹ cùng xem ngay 5 cách sau nhé. 

3.1 Cho trẻ nghỉ ngơi và giữ vệ sinh sạch sẽ 

Một trong những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng là để bé nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh. Mẹ cũng nhớ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ như thường xuyên thay quần áo, ga giường và rửa sạch đồ chơi của trẻ. Đây cũng là chú ý đầu tiên trong những cách nhanh hết tay chân miệng mẹ cần nhớ. 

3.2 Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý 

Khi chăm sóc bé bị tay chân miệng, chế độ dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng để hỗ trợ sức khỏe và tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Mẹ nhớ bổ sung đầy đủ dinh dưỡng với các ăn các nhóm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như rau xanh, trái cây, hạt ngũ cốc, và chất đạm.

Cho bé uống đủ nước mỗi ngày để tránh mất nước, mẹ có thể bổ sung qua nước lọc, nước ép, sinh tố. Ưu tiên thực phẩm mềm như súp, cháo, sữa chua, bánh mì mềm để giúp bé bệnh dễ dàng nuốt và tiêu hóa.


Ưu tiên các món ăn mềm cho bé như cháo, súp, sữa,... 

Cùng với đó mẹ có thể bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua thực phẩm bổ sung dạng siro cho bé nếu cần thiết. Khuyến khích trẻ ăn các thực phẩm yêu thích nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

3.3 Sử dụng thuốc giảm đau và hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ 

Trong trường hợp bé đau, sốt mẹ có thể dùng thuốc giảm đau, hạ sốt cho bé theo chỉ định của bác sĩ. Thường hai nhóm thuốc được khuyến nghị là paracetamol hoặc ibuprofen. Với liều lượng tùy theo cân nặng cụ thể của bé. Mẹ cho bé uống mỗi liều cách nhau từ 4 - 6 tiếng theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ. 

Mẹ cũng nhớ kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo sự hiệu quả của thuốc. Khi dùng thuốc cho bé, mẹ cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng được chỉ định và không tự y áp dụng liều lượng cao hơn hướng dẫn.

3.4 Cách chăm sóc bên ngoài da cho bé tay chân miệng

Khi chăm sóc bé mắc tay chân miệng, chăm sóc các vết mụn nước ngoài da cũng cần được chú ý. Đây cũng là cách nhanh hết tay chân miệng mà mẹ cần nắm rõ. Cụ thể như sau:

  • Giữ vệ sinh hàng ngày: Vệ sinh ngoài da cho bé hàng ngày bằng cách sử dụng khăn mềm và nước ấm để lau nhẹ. Tránh chà xát mạnh, đặc biệt là vùng da có nốt mụn nước, để tránh gây tổn thương và kích thích.

  • Tránh làm vỡ mụn nước: Tránh tự bóp, nặn, hoặc làm vỡ mụn nước. 

  • Sử dụng kem bôi hoặc dung dịch sát khuẩn: Nếu mụn nước vỡ ra và hình thành vết loét, sử dụng kem bôi hoặc dung dịch sát khuẩn theo hướng dẫn của bác sĩ. Gel su bạc được nhiều mẹ lựa chọn để sát khuẩn, giảm ngứa, và làm giảm khó chịu cho bé trong giai đoạn bị tay chân miệng.

  • Tránh tự y áp dụng các biện pháp điều trị không đảm bảo: Hiện nay có nhiều bài thuốc dân gian để điều trị tay chân miệng, mẹ không nên áp dụng những bài thuốc này điều trị cho bé khi chưa chắc chắn đó là biện pháp an toàn. 

    Tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ sử dụng kem bôi sát khuẩn, giảm ngứa cho bé

    3.5 Giữ cho bé không cạy vảy vết thương

    Sau khi vết mụn đã bắt đầu lên da non, kéo vảy chắc chắn bé sẽ cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Lý do là vì ở giai đoạn này, lớp da chết bong tróc để nhường chỗ cho sự hình thành tế bào da mới. Tuy nhiên các bé còn nhỏ chưa ý thức sẽ cố gắng gãi làm cho vùng da đang phục hồi sẽ lâu lành hơn. 

    Mẹ có thể khắc phục điều này bằng cách giữ ẩm với kem dưỡng hoặc dầu dưỡng da để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy. Mẹ cũng có thể kết hợp thêm kem trị sẹo cho bé để hỗ trợ quá trình hồi phục tốt hơn.


    Giữ cho bé không gãi tránh ảnh hưởng đến vùng da có mụn nước

    4. Kết luận

    Tay chân miệng là bệnh lý thường gặp ở trẻ và nếu biết cách chăm sóc bé sẽ sớm hồi phục nên mẹ đừng quá lo lắng nếu bé mắc bệnh nhé! Hy vọng với những cách nhanh hết tay chân miệng mà dược sĩ chia sẻ cũng đã giúp mẹ có thêm thật nhiều thông tin hữu ích. Mọi thắc mắc mẹ vui lòng liên hệ đến số máy tư vấn 1900 5066 để được giải đáp ngay nhé!


    Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

    Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

    Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

    Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

    Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

    Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

    Vitamin C Neo Kids: Link 4

    Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

    Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.


    Dược sĩ Trần Thanh Bình
    Dược sĩ Trần Thanh Bình

    Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

    • Facebook