Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng khoa học và chi tiết nhất cho mẹ tham khảo

3.0/5 (2 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Mẹ có biết, 9 tháng tuổi là cột mốc phát triển mới, con đang trong giai đoạn tập ăn dặm. Lúc này, con có thể tự cầm nắm và nhai thức ăn. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mẹ loay hoay không biết nên cho con ăn dặm bao nhiêu và ăn lúc nào trong ngày thì hợp lý. Qua bài viết dưới đây, Neokids sẽ giới thiệu đến mẹ lịch ăn dặm cho bé 9 tháng khoa học và chi tiết nhất!

1. Bé 9 tháng nên ăn dặm mấy bữa một ngày

Để thiết lập một lịch trình ăn dặm cho trẻ 9 tháng tuổi, trước hết ba mẹ cần tìm hiểu kỹ xem nhu cầu dinh dưỡng của con cần những gì để đáp ứng đầy đủ. Việc xác định trẻ 9 tháng tuổi ngày ăn mấy bữa sẽ giúp ba mẹ xây dựng thực đơn đáp ứng đủ dinh dưỡng cho giai đoạn này của con. Thông thường dinh dưỡng ở trẻ 9 tháng tuổi cần: 

  • Khoảng 750 - 900 calo mỗi ngày, trong đó có khoảng 400 - 500 calo là từ sữa mẹ hoặc sữa công thức (tương ứng 750ml/ ngày).

  • Nhu cầu protein: Khoảng 1,4mg/ kg/ ngày, mẹ nên ưu tiên lựa chọn các thực phẩm chứa protein có giá trị sinh học cao như cá, trứng, sữa,...

  • Nhu cầu lipid: có vai trò đặc biệt giúp tăng hấp thu các vitamin tan trong dầu ( vitamin A, D, E, K) ). Nhu cầu lipid của trẻ phụ thuộc vào lượng chất béo trung bình có trong sữa mẹ và sữa công thức.

  • Nhu cầu glucid: Trong sữa mẹ có chứa khoảng 8% glucid là lactose tương đương khoảng 7g/ 100ml sữa mẹ. Glucid cung cấp 37% năng lượng cho hoạt động hàng ngày của bé 9 tháng tuổi.

  • Nhu cầu vitamin: Vitamin D (200 - 400 IU); Vitamin B1 (0,3 mg); Vitamin B2 (0,4 mg) Vitamin B3 (4,0 mg), Vitamin C (30,0 mg).

  • Nhu cầu khoáng chất: Sắt 1mg/kg/ngày; Canxi 400 – 600 mg/ngày

  • Đảm bảo đủ 3 bữa chính (nửa chén thức ăn: thịt, cá, tôm, rau xanh,...) và 3 - 4 bữa phụ (sữa mẹ, sữa công thức, váng sữa,...) trong ngày, cung cấp đầy đủ 5 nhóm dưỡng chất thiết yếu trên cho bé. Bên cạnh đó, mẹ cần tuân thủ theo các nguyên tắc: Ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng đến rắn và từ ngọt đến mặn để con tập làm quen dần với thức ăn. 

Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý số lượng bữa ăn thực tế còn phụ thuộc vào nhu cầu của mỗi bé. Chính vì vậy, mẹ nên theo dõi thêm và điều chỉnh sao cho phù hợp với con hơn. 


Xác định nhu cầu dinh dưỡng giúp mẹ xây dựng lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi phù hợp hơn

2. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi khoa học và chi tiết nhất

Xây dựng lịch ăn dặm đúng chuẩn sẽ góp phần tạo nếp sinh hoạt khoa học cho bé và thuận tiện cho ba mẹ trong quá trình chăm sóc con. Ba mẹ có thể tham khảo 2 lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi chi tiết, phổ biến dưới đây.

2.1 Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi bú sữa mẹ

Trẻ 9 tháng tuổi vẫn có còn được bú sữa mẹ. Lịch ăn dặm được xây dựng chủ yếu dựa trên nhu cầu của bé:

  • 7:00 : con thức dậy, mẹ cho bú 1 cữ sữa (150 -200 ml)

  • 8:00 : mẹ cho bé ăn bữa sáng (ăn dặm) kèm tráng miệng (hoa quả cắt nhỏ, sữa chua,...)

  • Từ 9:30 - 10:00: cho bé bú mẹ và ngủ (ít nhất 1 tiếng)

  • 11:00: ăn trưa (ăn dặm bữa 2)

  • 13:30: bú mẹ và ngủ trưa (ít nhất là 1 tiếng)

  • 15:00: bé thức dậy, mẹ cho con bú thêm 1 cữ hoặc ăn đồ ăn nhẹ (váng sữa, đồ ăn vặt,...)

  • 17:00: ăn dặm (bữa 3)

  • 19:00: vệ sinh cá nhân cho bé, đọc sách, kể chuyện, chơi cùng con

  • 20:30: Cho bé bú thêm 1 cữ sữa

  • 21:00: Ru bé ngủ


Trẻ 9 tháng ăn dặm mẹ vẫn cần xen kẽ với các bữa sữa nhằm cung cấp đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng cho con

2.2 Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi uống sữa công thức

Với trẻ 9 tháng tuổi đang uống sữa công thức mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho con như sau:

  • 7:00 Bé thức dậy mẹ cho con uống khoảng 150 - 200ml sữa công thức
  • 9:00 Cho bé ăn sáng (bữa dặm thứ nhất)
  • 11:00 Con ngủ một giấc ngắn khoảng 1 tiếng
  • 13:00 Cho bé bữa trưa (bữa ăn dặm thứ 2)
  • 14:00 Cho con uống thêm 150 - 200ml sữa công thức
  • 15:00 Mẹ cho con ngủ thêm 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi
  • 17:00 Ăn dặm (bữa thứ 3)
  • 19:00 Cho bé tự chơi, tắm rửa vệ sinh cho con
  • 20:30 Mẹ cho bé uống thêm 150 - 200ml sữa công thức
  • 21:00 Cho con đi ngủ


Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi dùng sữa công thức phù hợp nhất

3. Nguyên tắc xây dựng lịch ăn dặm cho bé 9 tháng

Để xây dựng lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi phù hợp và chuẩn khoa học, mẹ cần lưu ý một số các nguyên tắc quan trọng như sau:

3.1 Thời gian con tiêu hóa thức ăn

Thời gian tiêu hóa thức ăn giúp mẹ xác định được nên cho con ăn vào lúc nào và khoảng cách giữa mỗi bữa ăn là bao nhiêu. Cụ thể:

  • Thời gian tối thiểu bé cần để tiêu hóa 150 - 200ml sữa mẹ là 1 đến 2 tiếng

  • Thời gian bé cần để tiêu hóa 150 - 200ml sữa công thức tối thiểu là 2 đến 3 tiếng

  • Với cháo loãng và nước hoa quả con cần ít nhất 3 đến 4 tiếng để tiêu hóa hết.

  • Các thức ăn thông thường như: cháo, bột sệt con cần 4 đến 5 tiếng để tiêu hóa 

  • Thời gian con tiêu hóa các thức ăn có nhiều dầu mỡ là khoảng 5 - 6 tiếng

  • Khoảng cách giữa các bữa phụ mẹ nên để cách nhau ít nhất là 2 tiếng, các bữa chính cần cách nhau ít nhất là 4 tiếng để đảm bảo thời gian cho bé tiêu hóa thức ăn tối ưu nhất.

3.2 Cho bé ăn đúng đúng giờ

Sau khi đã xây dựng được lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi, việc thực hiện đảm bảo cho bé ăn đúng giờ là vô cùng quan trọng. Điều này tạo thói quen cũng như phản xạ tiêu hóa cho bé khi đến giờ. Bên cạnh đó, việc mẹ cho con ăn đúng giờ sẽ đảm bảo thức ăn có đủ thời gian để tiêu hóa hết, hạn chế tình trạng con vẫn còn quá no hoặc quá đói khi đến bữa tiếp theo. Từ đó tạo cảm giác ăn ngon cho bé, giảm thiểu tình trạng biếng ăn ở trẻ.


Một số nguyên tắc mẹ cần lưu ý để xây dựng lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi

4. Một số điều mẹ cần đặc biệt lưu ý khi cho bé 9 tháng ăn dặm

Ăn dặm là khởi đầu cho con tiếp xúc với nguồn thức ăn đa dạng hơn. Đối với bé 9 tháng tuổi, để giúp hành trình này được thuận lợi và đạt kết quả cao nhất, mẹ cần lưu ý một số điều như sau: 

  • Đảm bảo nguyên liệu chế biến món ăn dặm cho bé sạch sẽ, tươi ngon.

  • Mẹ không cần nêm thêm gia vị khi nấu đồ ăn dặm cho con. Đối với trẻ dưới  tuổi, đặc biệt là bé 9 tháng tuổi, chức năng thanh thải của thận vẫn chưa được hoàn thiện. Gia vị nêm nếm vào món ăn sẽ khiến thận của bé phải làm việc quá tải, gây hại cho sức khỏe của con. Với bé ở độ tuổi này, vị ngọt mặn tự nhiên trong thực phẩm đã là đủ cho con rồi. 

  • Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ khi mẹ nấu ăn cho con.

  • Dầu mỡ là chất dinh dưỡng thiết yếu cho bé 9 tháng tuổi. Chúng vừa là nguồn cung cấp giàu năng lượng vừa là môi trường hòa tan nhiều chất dinh dưỡng để bé dễ hấp thu hơn. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý lựa chọn các loại dầu ăn dành riêng cho con, thường là các loại dầu làm từ hạt như: hạt lanh, dầu oliu, óc chó,...

  • Không nên để bữa ăn của bé kéo dài trên 30 phút, không cho con xem điện thoại, tivi hoặc nghịch đồ chơi trong khi ăn, tránh làm con sao nhãng.

  • Không nên đánh thức con khi đang ngủ chỉ để ăn, thông thường bé sẽ tự giác dậy đòi ăn khi thấy đói.

Như vậy qua bài viết trên, Neokids đã giúp mẹ tìm hiểu rõ hơn về lịch ăn dặm cho bé 9 tháng phù hợp nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến quá trình ăn dặm của bé 9 tháng mẹ hãy để lại dưới phần bình luận để được các dược sĩ tư vấn tận tình.

Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Trần Thanh Bình
Dược sĩ Trần Thanh Bình

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

  • Facebook