Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em - dấu hiệu nhận diện và phân biệt

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Tay chân miệng là bệnh dễ lây nhiễm từ người sang người trong giai đoạn chuyển mùa. Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất do hệ miễn dịch còn non yếu. Qua bài viết dưới đây, Neo kids sẽ giới thiệu thêm cho ba mẹ về một số hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em cũng như các biện pháp điều trị an toàn, hiệu quả tại nhà.

1. Tổng quan bệnh tay chân miệng ở trẻ em

Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có các biểu hiện đặc trưng như đau họng, sốt, gây tổn thương niêm mạc tập trung ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối và mông của bé. Các tổn thương chủ yếu ở dạng mụn nước.

Đa phần các ca mắc tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên cũng có nhiều ca diễn biến nặng, gây suy hô hấp và để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy mà ba mẹ cần đặc biệt lưu ý nhận biết đúng hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em để phát hiện cũng như điều trị kịp thời.

1.1 Nguyên nhân gây tay chân miệng

Thủ phạm chính gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ là nhóm vi khuẩn đường ruột Enterovirus gây ra. Trong đó, chủ yếu là hai loại Coxsackie A16 (thuộc nhóm A16) và Enterovirus typ 71. Virus Coxsackie A16 là nguyên nhân thường gặp nhất gây bệnh với các triệu chứng thường diễn biến nhẹ, có thể tự khỏi và ít khi gây biến chứng nguy hiểm. Còn Enterovirus typ 71 lại gây bệnh nặng hơn, tiến triển nhanh, gây biến chứng nguy hiểm thậm chí là tử vong. 

Virus gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ thường có dạng hình cầu. Sau khi xâm nhập vào trong cơ thể, chúng sẽ trú ngụ chủ yếu tại niêm mạc ruột và niêm mạc má, sau đó di chuyển đến các hạch bạch huyết xung quanh, xâm nhập vào máu và di chuyển đến điểm cuối là niêm mạc miệng và da.


1.2 Triệu chứng của bệnh theo 4 phân độ bệnh

Ở trẻ em, bệnh tay chân miệng được phân thành 4 cấp độ với các triệu chứng và mức độ bệnh khác nhau:

Bệnh tay chân miệng cấp độ 1

Cấp độ 1 là mức độ nhẹ nhất của trẻ mắc tay chân miệng. Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em mắc cấp độ 1 thường có đặc điểm cơ bản như sau: Xuất hiện vết loét ở lòng bàn tay, bàn chân và trong miệng, mức độ tổn thương ít nghiêm trọng. Thời gian điều trị ngắn và có thể hoàn toàn chăm sóc trẻ tại nhà theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 2

Trẻ mắc tay chân miệng ở cấp độ 2 nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng. Ở cấp độ này, bệnh được phân ra thành hai phân độ với các triệu chứng đặc trưng:

  • Phân độ 2a: Trẻ quấy khóc không rõ nguyên nhân, sốt trên 39℃, kéo dài liên tục trong 2 ngày. Bé mệt mỏi, buồn nôn, nôn, có thể bị co giật nhẹ (trong trường hợp này cần nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện).

  • Phân độ 2b: Các triệu chứng dần trở nên nặng hơn. Ở nhóm 1, bé có các biểu hiện: co giật 2 lần/ 30 phút, mạch đập nhanh khoảng 130 lần/ phút, ngủ nhiều. Còn ở nhóm 2, bé sốt cao trên 39,5℃, không đáp ứng với thuốc hạ sốt, mạch đập nhanh 150 lần/ phút, chân tay run, đi mất thăng bằng, mắt chuyển lác.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 3

Cấp độ 3 là cấp độ nghiêm trọng, trẻ cần được đưa đến bệnh viện để theo dõi và điều trị kip thời. Lúc này, ngoài xuất hiện các nốt tay chân miệng đặc trưng, trẻ còn xuất hiện 1 số triệu chứng như sau:

  • Người vã mồ hôi, tay chân lạnh.

  • Nhịp thở, mạch nhanh bất thường.

  • Tăng huyết áp

  • Các cơ co cứng, rối loạn chi giác.

Đây đều là những dấu hiệu cho thấy bệnh đang chuyển biến theo chiều hướng xấu.

Bệnh tay chân miệng cấp độ 4

Đây là cấp độ nặng nhất của trẻ mắc tay chân miệng. Ở cấp độ này, trẻ xuất hiện tình trạng sốc, phù phổi cấp, tím tái, thở nấc hoặc ngưng thở. Lúc này, trẻ cần được điều trị tích cực ở trong bệnh viện.

2. Hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em theo 4 cấp độ

Bệnh tay chân miệng thường có thời gian ủ bệnh từ 4 đến 6 ngày trước khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Các nốt mụn tay chân miệng thường xuất hiện đầu tiên ở má, lưỡi và lợi. Dưới đây là một số hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em giúp ba mẹ theo dõi và nhận biết được bệnh sớm cho con.


Các mụn nước nhỏ thường xuất hiện ở lòng bàn chân và lòng bàn chân


Nốt tay chân miệng có thể vỡ và lây sang người khác nếu chạm và dịch của vết thương


 Mụn nước ở niêm mạc lưỡi khiến trẻ đau đớn, khó chịu thường xuyên bỏ ăn


Thông thường các mụn nước và vết loét sẽ khỏi sau khoảng 7 đến 10 ngày điều trị

3. Phân biệt bệnh tay chân miệng và thủy đậu

Thông thường, ba mẹ thường hay nhầm lẫn giữa bệnh tay chân miệng và thủy đậu ở trẻ do biểu hiện bên ngoài của hai bệnh này thường giống nhau. Một số đặc điểm giúp ba mẹ dễ dàng phân biệt hai bệnh lý này như sau:



Thủy đậu

Tay chân miệng

Triệu chứng

Nốt ban xuất hiện ở tất cả vị trí trên cơ thể. Ban đầu là các nốt sần, màu đỏ, sau thành các mụn nước mỏng, lõm ở giữa, gây đau, rát, ngứa khó chịu.

Mụn nước chỉ xuất hiện ở một số vùng da nhất định: niêm mạc miệng, họng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, khuỷu tay, mông. Nốt ban ở miệng, họng gây loét, đau. Mụn tay chân miệng ban đầu có màu đỏ sau trở thành mụn nước vòm đầy.

Thời điểm bùng dịch

Chủ yếu vào mùa đông

Có 2 đợt dịch: từ tháng 3 đến tháng 5 và từ tháng 9 đến tháng 11.

Con đường lây nhiễm

Tiếp xúc trực tiếp với dịch trong vết thương.

Chủ yếu do tiếp xúc với nước bọt, dịch vết thương và phân của bé.


Hình ảnh phân biệt bệnh thủy đậu và tay chân miệng

4. Chăm sóc và điều trị tay chân miệng đúng cách tại nhà

Biết được dấu hiệu và hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em giúp ba mẹ nhận biết sớm nếu con bị mắc tay chân miệng. Từ đó có được giải pháp chăm sóc và điều trị phù hợp nhất. Đa phần bệnh tay chân miệng ở trẻ thường nhẹ và nhanh khỏi nếu ba mẹ biết chăm sóc đúng cách. Neo Kids mách mẹ một số cách chăm sóc bé bị tay chân miệng giúp con thoải mái hơn khi điều trị tại nhà:

  • Hạ sốt đúng cách: Bé sốt trên 38,5℃, tham khảo ý kiến của bác sĩ về loại thuốc hạ sốt cũng như liều dùng phù hợp với con. Cho con mặc quần áo thoải mái, dễ thoát mồ hôi.

  • Nghỉ ngơi đầy đủ: Trẻ bị bệnh thường cảm thấy khó chịu, mệt mỏi trong người. Lúc này mẹ nên vỗ về động viên, khích lệ con. Cần cho con nghỉ ngơi đầy đủ để, tâm trạng thoải mái sẽ giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

  • Uống đủ nước: Trẻ bị bệnh thường quấy khóc, sốt ra mồ hôi, nôn trớ nên rất dễ bị mất nước và điện giải. Mẹ cần đảm bảo bé được bổ sung đủ lượng nước cần thiết trong ngày bằng cách: Cho bú mẹ, uống sữa công thức, uống nước lọc hoặc nước ép rau củ quả. Nếu mẹ thấy bé khóc không chảy nước mắt hoặc con tiểu ít có thể là dấu hiệu con bị thiếu nước, cần liên hệ bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn.

  • Vệ sinh sạch sẽ: Súc miệng, vệ sinh họng thường xuyên cho bé. Rửa sạch chân tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không nên kiêng tắm cho bé, trẻ cần được vệ sinh cơ thể sạch sẽ để phòng ngừa viêm nhiễm khiến vết thương nặng hơn.

  • Cho con ăn các thức ăn mềm: Trẻ bị tay chân miệng có tổn thương ở họng và miệng thường gặp nhiều khó khăn khi ăn uống. Mẹ nên cho con ăn các thức ăn mềm, dễ nuốt, tránh các món ăn có chứa nhiều dầu mỡ và acid (chanh, cam, bưởi,...).


Vệ sinh sạch sẽ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh tốt hơn

Tay chân miệng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ tuy nhiên chúng có thể trở nên nguy hiểm nếu mẹ không nhận biết đúng và điều trị sớm cho con. Qua bài viết trên đã cung cấp cho ba mẹ một số hình ảnh bệnh tay chân miệng ở trẻ em, tổng quan về bệnh cũng như phương pháp chăm sóc trẻ khi mắc bệnh tại nhà. Nếu thấy bài viết bổ ích hãy chia sẻ ngay để mọi người cùng biết mẹ nhé!


Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.


Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.