Gợi ý cách lên thực đơn ăn dặm cho trẻ từ 8-9 tháng

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Việc lên thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 - 9 tháng tuổi là cực kỳ cần thiết. Bởi việc này sẽ giúp các mẹ tính toán được lượng thực phẩm và các nhóm chất cần bổ sung cho trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện, tăng cân khoa học.

1. Bé từ 8 - 9 tháng tuổi ăn được những loại thực phẩm nào?

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi sẽ tăng lên khá nhiều so với những tháng đầu đời. Vì vậy, bên cạnh sữa mẹ là nguồn dưỡng chất thiết yếu, thì các mẹ cũng cần cung cấp thêm các chất dinh dưỡng khác thông qua bữa ăn dặm để giúp con phát triển.

Dưới đây là một số loại thực phẩm dành cho bé từ 8-9 tháng tuổi được phân loại theo các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu:

  • Nhóm thực phẩm cung cấp tinh bột: Gạo, bánh mì, yến mạch, khoai tây, khoai lang, ngô…

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất béo: Dầu cá, dầu gấc, dầu oliu, phô mai, bơ lạt…

  • Nhóm thực phẩm cung cấp protein: Thịt ức gà, thịt lợn, cá hồi, thịt bò, lòng trắng trứng, sữa…

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất xơ: Cà rốt, bí đỏ, bông cải xanh, đậu đũa, cà chua…

Ngoài ra, ba mẹ nên bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi các vi chất quan trọng như sắt, kẽm, omega 3, canxi, vitamin A, D, E, C

Tất cả chất dinh dưỡng được bổ sung qua bữa ăn dặm cùng với sữa mẹ sẽ giúp trẻ phát triển và tăng cân đều trong giai đoạn từ 8 – 9 tháng tuổi này.

2. Trẻ từ 8 – 9 tháng tuổi cần bao nhiêu lượng thức ăn dặm?

Trong giai đoạn từ 8 - 9 tháng tuổi, trung bình trẻ cần ăn khoảng 5 – 6 bữa mỗi ngày bao gồm 3 bữa ăn chính và 2 – 3 bữa ăn phụ. Đồng thời các mẹ cũng cần duy trì các cữ sữa thường xuyên theo nhu cầu của trẻ.

Đây là giai đoạn trẻ phát triển nhanh cả về trí tuệ và thể chất, do đó mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm sao cho bổ sung đầy đầy đủ chất dinh dưỡng. Dưới đây là gợi ý về lượng thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn ăn dặm cho bé 8 - 9 tháng tuổi:

  • Sữa (sữa mẹ/sữa công thức/sữa bò/sữa hạt…): 600ml/ngày

  • Dầu (dầu oliu, dầu gấc…) hoặc mỡ động vật: 15 – 20g (tương đương với 4 – 6 thìa cafe)/ngày.

  • Tinh bột (gạo, yến mạch, khoai tây, khoai lang): 20 - 30g/bữa.

  • Protein (tôm, cá, thịt, trứng): 20 - 30g/bữa.

  • Chất xơ từ rau xanh: 30 - 40g/bữa

Ngoài các thực phẩm trong bữa ăn chính kể trên, mẹ có thể bổ sung thêm sữa chua, váng sữa, bánh ăn dặm, trái cây cho trẻ vào các bữa ăn phụ trong ngày.


Trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi cần ăn trung bình khoảng 5 - 6 bữa/ngày

3. Thực đơn ăn dặm cho bé 8 - 9 tháng tuổi hay ăn chóng lớn

Dưới đây là 6 món ăn đơn giản, giàu dinh dưỡng dành cho các bé từ 8 - 9 tháng tuổi để bổ sung vào thực ăn dặm hàng ngày. Các mẹ hãy cùng tham khảo ngay nhé.

3.1. Cháo cá hồi bí đỏ

Cháo cá hồi bí đỏ là món ăn dặm thơm ngon, dinh dưỡng phong phú mà các mẹ không nên bỏ qua trong thực đơn ăn dặm dành cho bé con của mình.

Các nguyên liệu cần có bao gồm: 30g bí đỏ, 40g cháo trắng, 5g dầu ăn và các gia vị tùy thích.

Các bước chế biến món cháo cá hồi bí đỏ:

  • Đầu tiên các mẹ cần làm sạch các nguyên liệu vừa chuẩn bị.

  • Tiếp theo hãy hấp cách thủy cá cùng với một ít gừng để khử bớt mùi tanh của cá. Sau khi cá chín cần loại bỏ xương cá cẩn thận và mang đi xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của trẻ. Cá hồi sau khi xay có thể xào cùng hành khô phi thơm, rồi cho ra bát.

  • Bí đỏ các mẹ cần gọt vỏ, hấp chín sau có nghiền nhuyễn.

  • Thêm bí đỏ và cá hồi đã nghiền vào cháo trắng, nấu sôi lên và tắt bếp.

Như vậy chỉ cần vài bước đơn giản, các mẹ đã có một bát cháo cá hồi bí đỏ thơm ngon, giàu dinh dưỡng cho bữa ăn dặm của con. Chú ý mẹ hãy cho con ăn món này khi còn ấm nhé.


Bí quyết để nấu cháo cá hồi bí đỏ không bị tanh đó là hấp cá với một ít gừng

3.2. Súp thịt gà khoai tây

Súp thịt gà khoai tây là món ăn thơm mềm, bùi ngậy, vô cùng dễ ăn dành cho bé yêu. Các mẹ hãy cùng tham khảo cách làm món ăn này ngay nhé.

Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 40g Cháo trắng, 20g khoai tây, 30g thịt ức gà.

Các bước chế biến cụ thể như sau:

  • Đầu tiên các mẹ cần gọt vỏ khoai tây, rửa sạch với nước muối loãng, sau đó rửa lại với nước sạch, đem hấp hoặc luộc chín.

  • Tiếp đến cần sơ chế ức gà, sau đó mang hấp sơ và xay nhỏ.

  • Sau đó các mẹ chỉ cần thêm cháo trắng, khoai tây xay nhuyễn và ức gà vào nồi nấu thêm khoảng 3 phút là có thể lấy ra cho con thưởng thức.


Súp thịt gà khoai tây dễ ăn dành cho bé từ 8 - 9 tháng tuổi

3.3. Cháo tôm cà rốt

Tôm giúp cung cấp canxi, protein, kẽm và nhiều vi chất quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Cùng với đó lượng beta caroten dồi dào có trong củ cà rốt sẽ giúp ích cho sự phát triển thị giác và trí não của trẻ.

Vì thế món cháo tôm cà rốt sẽ là một món ăn phù hợp cho các bé từ 8 - 9 tháng tuổi.

Nguyên liệu các mẹ cần chuẩn bị cho món ăn này như sau: 40g cháo trắng, 30g thịt tôm, 50g cà rốt, 5ml dầu ăn.

Cách chế biến món cháo tôm cà rốt cho trẻ ăn dặm:

  • Tôm tươi sau khi mua về, các mẹ cần rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu và phần chỉ đen trên lưng tôm. Mẹ có thể băm nhỏ hoặc xay nhuyễn phần tôm này.

  • Tiếp theo mẹ cần rửa sạch, gọt vỏ cà rốt, sau đó có thể băm nhỏ hoặc xay nhuyễn tùy theo khả năng ăn thô của từng bé.

  • Mẹ có thể sử dụng hành khô băm nhỏ, phi thơm cùng dầu ăn để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tiếp đến hãy cho tôm và cà rốt đã chuẩn bị vào chảo xào chín tới, cuối cùng thêm cháo trắng đun sôi, sau đó tắt bếp và cho trẻ thưởng thức khi còn ấm.


Các bước cần thực hiện khi nấu món cháo tôm cà rốt

3.4. Cháo thịt bò rong biển

Rong biển là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao như canxi, sắt, chất xơ và nhiều vi chất quan trọng khác, giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, tốt cho tiêu hóa và tim mạch. Cùng với đó thịt bò cũng là loại thực phẩm quen thuộc, thường thấy trong thực đơn ăn dặm cho bé 8 - 9 tháng tuổi, vì nó không chỉ cung cấp protein mà còn giàu các vitamin nhóm B, sắt, kẽm… rất cần thiết cho sự phát triển của trẻ.

Nguyên liệu cần có khi chế biến món ăn dinh dưỡng này bao gồm: 50g cháo trắng, 30g thịt bò, 1g rong biển khô.

Cách chế biến cháo thịt bò rong biển như sau:

  • Đầu tiên mẹ cần ngâm rong biển khô với nước sạch khoảng 10 - 15 phút. Sau đó vớt ra rửa lại với nước nhiều lần để giảm bớt độ mặn và mùi tanh của rong biển, rồi băm nhỏ.

  • Thịt bò mua về mẹ nên rửa sạch, sau đó thái mỏng, băm hoặc xay nhỏ.

  • Tiếp đến mẹ hãy xào thịt bò cùng hành cho thơm, tới khi thịt săn lại thì cho rong biển vào xào thêm 2 phút.

  • Cháo trắng đun sôi, rồi cho thêm thịt bò và rong biển đã xào vào. Nấu thêm khoảng 2-3 phút là đã hoàn thành xong món ăn này. 


Các nguyên liệu cần có cho món cháo thịt bò rong biển

3.5. Súp cua khoai mỡ

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ từ 7 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn cua. Tuy nhiên, các mẹ nên bắt đầu cho trẻ ăn cua với lượng ít. Ví dụ đối với trẻ từ 7 - 12 tháng tuổi có thể ăn 20 - 30g/bữa và kết hợp cùng nhiều loại rau củ quả để gia tăng giá trị dinh dưỡng.

Các nguyên liệu cần có cho món cháo cua khoai mỡ bao gồm: 30g thịt cua tươi, 10g mỡ heo, 10g thịt nạc xay, 50g khoai mỡ.

Cách chế biến:

  • Phần mỡ heo, thịt heo và thịt cua sau khi mua về, các mẹ cần rửa sạch và mang đi xay mịn cùng nhau. 

  • Khoai mỡ gọt vỏ, rửa sạch và băm nhuyễn.

  • Cho khoảng 100ml nước vào nồi, đun sôi và cho khoai mỡ vào, nấu cho đến khi khoai mỡ chín mềm, thêm phần thịt cua đã chuẩn bị vào, khuấy đều cho đến khi hỗn hợp trở thành súp sệt thì tắt bếp.

  • Cuối cùng mẹ múc súp ra tô nhỏ, đợi đến khi món ăn nguội bớt là có thể cho trẻ thưởng thức.


Súp cua khoai mỡ thơm ngon dành cho bé yêu từ 8 - 9 tháng tuổi

3.6. Cháo yến mạch sườn non

Đối với các bé từ 8 - 9 tháng tuổi, phụ huynh có thể linh hoạt hơn trong việc chế biến các món ăn dặm cho bé. Để con đỡ cảm thấy nhàm chán với các món cháo thông thường, ba mẹ có thể cho trẻ làm quen với cháo yến mạch.

Các nguyên liệu cần có cho món cháo yến mạch sườn non như sau: 50g yến mạch, 30g sườn non và một số loại rau mà trẻ yêu thích.

Cách chế biến:

  • Sườn non sau khi mua về các mẹ cần rửa sạch, trụng sơ qua nước sôi rồi cho vào nồi hầm.

  • Các loại rau củ như cà rốt, khoai tây, ngô… rửa sạch, sau đó nấu cùng sườn cho chín mềm.

  • Cuối cùng hãy cho thêm yến mạch vào, nấu tiếp khoảng 10 phút.

  • Các mẹ có thể xay nhuyễn cháo cho trẻ dễ ăn hoặc chỉ cần gỡ thịt trên sườn non rồi cho vào cháo để trẻ ăn ngay khi còn ấm.


Yến mạch có thể được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau cho trẻ

4. Một số lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 8 – 9 tháng tuổi

Dù các bữa ăn dặm có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên khi xây dựng thực đơn cho trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi, các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất đối với trẻ trong giai đoạn này. Vì thế các mẹ vẫn cần duy trì cho trẻ bú khoảng 600ml sữa mỗi ngày.

  • Trong thực đơn ăn dặm của bé 8-9 tháng tuổi, ba mẹ cần hạn chế cho con ăn quá nhiều thịt, cá, trứng… nhằm tránh để gan thận của bé phải làm việc quá tải.

  • Khi chế biến các món ăn dặm, các mẹ không nên nêm gia vị như đường, muối, mắm… 

  • Cả chất béo thực vật và động vật đều cần thiết cho sự phát triển của trẻ, tuy nhiên chỉ nên dùng với lượng vừa phải (khoảng 15 – 20g/ngày).

  • Không nên hâm lại cháo nhiều lần vì sẽ khiến cháo bị thay đổi mùi vị, các chất dinh dưỡng trong cháo có thể bị biến đổi và gây hại cho bé. Vì vậy khi nấu cháo cho trẻ, mẹ chỉ nên nấu vừa đủ ăn.


Sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho trẻ từ 8 - 9 tháng tuổi

Trên đây là các thông tin cơ bản về thực đơn ăn dặm cho bé từ 8 - 9 tháng tuổi. Hy vọng bài viết đã giúp các mẹ có thêm gợi ý để xây dựng thực đơn phong phú, đầy đủ dinh dưỡng cho sự phát triển của bé yêu nhà mình.

Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

Vitamin C Neo Kids: Link 4

Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.