Cua nấu với gì cho bé ăn dặm? 5 món ăn thơm ngon, hấp dẫn, không tanh

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Cua là loại thực phẩm có giá trị lớn đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên nhiều mẹ bỉm chưa dám thêm vào thực đơn ăn dặm cho con sớm vì đường ruột của con còn yếu dễ bị kích ứng. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mẹ trẻ bao nhiêu tháng thì bổ sung được và cua nấu với gì cho bé ăn dặm ngon, hấp dẫn. Cùng theo dõi mẹ nhé!

1. Giá trị dinh dưỡng của cua

Cua là một loại thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe của trẻ như protein, vitamin và các nguyên tố vi lượng. Đây đều là những hoạt chất cần thiết cho sự phát triển về não bộ, hệ xương răng giúp tăng cường sức khỏe thể chất và trí tuệ.

  • Protein: Đáp ứng đủ hàm lượng protein cần thiết cho cơ thể trẻ, giúp da, tóc, móng phát triển tốt

  • Sắt: Đây là nguyên tố vi lượng quan trọng trong quá trình tạo máu. Nếu thiếu sắt trong giai đoạn 1000 ngày đầu đời sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của con. Theo thống kê của viện dinh dưỡng quốc gia, đối tượng trẻ dưới 5 tuổi có nguy cơ bị thiếu máu cao, cứ 3 trẻ thì có 1 trẻ bị thiếu máu

  • Vitamin: Thịt cua cung cấp đa dạng các loại vitamin đặc biệt là vitamin B bao gồm: B1, B2, B6 và PP. Các vitamin tham gia vào nhiều hoạt động của các cơ quan trong cơ thể trẻ

  • Chất khoáng: Như canxi, kẽm, đồng hay photpho có trong thịt cua giúp hệ xương răng của trẻ phát triển tốt và tăng cường khả năng hấp thu sắt của cơ thể

  • Omega - 3: Cần thiết cho sự phát triển trí não và bảo vệ đôi mắt của trẻ


Cháo cua là món ăn dặm cung cấp nhiều dưỡng chất cho trẻ

2. Nên cho con ăn cua đồng hay cua biển

Có nhiều mẹ bỉm thắc mắc về việc cho con ăn cua biển hay cua đồng thì tốt hơn? Câu trả lời là mẹ hoàn toàn có thể bổ sung xen kẽ cả 2 loại trong thực đơn ăn dặm của con.

Bởi cả 2 loại đều mang lại các giá trị dinh dưỡng tốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ.

Ở cua biển thì hàm lượng calo hơi thấp hơn so với cua đồng nhưng lại có chứa hàm lượng lớn omega 3 tự nhiên. Đồng thời, lượng selen trong cua biển tương đối cao sẽ là chất chống oxy hóa giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thế. Còn cua đồng lại là loại thực phẩm giàu calci phosphat đảm bảo cho hệ xương của trẻ phát triển tốt. 

3. Trẻ bao nhiêu tháng thì ăn được cua?

Trẻ mới bắt đầu ăn dặm (từ tháng thứ 5 -6) thì hệ tiêu hóa còn chưa ổn định nên mẹ cần cân nhắc khi cho cua vào thực đơn ăn dặm của con. Bởi trong cua có chứa hàm lượng lớn protein có thể gây khó tiêu và nguy cơ dị ứng cao ở trẻ. Do đó, chuyên gia khuyến cáo độ tuổi tốt nhất cho trẻ ăn cua là từ tháng thứ 7 8 trở đi.

4. Sơ chế cua như thế nào cho sạch

Để có món ngon từ cua thì việc sơ chế ban đầu vô cùng quan trọng. Dưới đây là hướng dẫn sơ chế cua đồng và cua biển để mẹ tham khảo:

4.1. Cách sơ chế cua đồng không tanh

Cua đồng là nguyên liệu rất quen thuộc và dễ tìm ở tất cả mọi vùng miền. Tuy nhiên, nếu sơ chế không đúng cách thì rất dễ bị tanh và thậm chí có thể gây kích ứng cho đường tiêu hóa của con. Mẹ có thể tham khảo cách sơ chế dưới đây:

  • Cua khi mua về đổ ra một cái chậu lớn và rửa với nước nhiều lần để loại bỏ đất bẩn. Có thể ngâm trong nước vòng 15 - 20 phút và sử dụng bàn chải đánh răng đánh sạch

  • Sau đó tách riêng mai cua, loại bỏ phần mai và giữ lại phần gạch cua.

  • Phần gạch cua thu được thì đem xào với hành đã phi thơm cho thêm một ít nước mắm

  • Thịt cua cho vào chậu, ngâm với một ít muối trong khoảng 15 phút rồi đổ ra rổ và xả dưới vòi nước chảy.

  • Để ráo nước rồi cho vào máy xay xay nhuyễn hoặc giã tay. Trong quá trình xay hay giã thì thêm nước sạch. Lọc qua rây lấy phần nước

Phần gạch cua có thể đựng vào túi và cho vào ngăn đá tủ lạnh cấp đông để dùng dần.


Cách sơ chế cua đồng

4.2. Cách chế biến cua biển

Mẹ nên lựa chọn những con cua có vỏ cứng cáp, màu xám, còn tươi để đảm bảo được vị ngọt và độ săn chắc của thịt. Lưu ý nếu muốn lấy nhiều phần thịt thì mẹ nên chọn con cua đực, còn lấy phần gạch thì nên chọn con cái. Dưới đây là cách sơ chế cua không tanh dành cho mẹ:

  • Dùng dao đâm vào yếm cua đến khi cua không còn giãy giụa hoặc đông lạnh để cua "nằm bất động"

  • Dùng bàn chải để làm sạch bùn đất bẩn bám trong càng, thân và yếm. Sau đó mẹ tách bỏ phần lông cua và yếm

  • Sát nhỏ gừng sả đã rửa sạch rồi xếp vào dưới đáy nồi, cho cua lên trên và đổ nước dừa ngang mặt cua

  • Thêm chút hạt nêm, đậy nắp và luộc cua trên ngọn lửa vừa cho đến khi vỏ cua chuyển sang màu đỏ thì tắt bếp

  • Vớt cua ra chờ bớt nóng thì tách thịt cua ra khỏi vỏ. Vậy là mẹ đã có được phần thịt cua để chế biến thành các món ăn dặm thơm ngon, bổ dưỡng cho con


Cách sơ chế cua biển

5. Cua nấu với gì cho bé ăn dặm?

Cua vừa là thực phẩm giàu dưỡng chất và vừa có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn để thay đổi khẩu vị cho con hàng ngày. Dưới đây là 5 món ăn dặm giúp mẹ bớt được nỗi lo khi xây dựng thực đơn cho con yêu:

5.1. Súp cua

Nguyên liệu: Thịt cua biển đã sơ chế, ức gà, trứng gà, cà rốt, xương ức gà, ngô, bột năng

Cách tiến hành

  • Cà rốt gọt vỏ rửa sạch, thái sợi. Ngô tách hạt và băm nhỏ

  • Ức gà rửa sạch cho vào nồi cùng với xương gà ninh trong vòng 30 phút

  • Vớt ức gà và xương gà ra, cho tiếp cà rốt và ngô vào nồi nước nấu

  • Thịt ức gà để nguội rồi xé nhuyễn rồi xào qua với một ít gia vị

  • Cho thịt cua và thịt gà vào nồi súp, đảo đều

  • Cho bột năng vào một bát nước lọc, khuấy đều rồi đổ từ từ vào nồi súp

  • Tiếp theo cho từ từ lòng đỏ trứng vào nồi, có thể dùng rây để trứng tạo thành sợi

  • Khi nồi súp sệt lại thì cho thêm một ít rau ngò (nếu trẻ ăn được) rồi tắt bếp


Súp cua biển

5.2. Cua biển hấp

Nguyên liệu: 2 con cua biển, 1 củ hành tây, 1 nhánh gừng, 1 cây sả, hành lá, rau mùi, cà chua

Cách tiến hành:

  • "Bất động" cua bằng cách ngâm vào chậu nước đá. Khi cua đã cứng thì tháo dây buộc càng, dùng bàn chải đánh sạch đất bẩn và rửa sạch lại với nước.

  • Bóc bỏ phần yếm cua bởi phần lông này không ăn được và còn gây ảnh hưởng đến mùi vị của món ăn

  • Cho cua vào nồi hấp, sau đó cho thêm hành tây, sả và gừng vào. Đậy nắp kín, đun đến khi sôi thì vặn nhỏ lửa, hấp trong vòng 15 phút cho cua chín

  • Sau đó phết một ít dầu ăn lên thân cua, đậy nắp thêm 3 - 5 phút nữa khi phần mai và cả con cua chuyển màu cam thì tắt bếp

  • Vớt cua ra, để bớt nóng rồi bóc phần vỏ lấy thịt cua cho trẻ ăn


Cua biển hấp

5.3. Chả cua thịt trứng

Nguyên liệu: Thịt cua xay và gạch cua đã sơ chế, thịt xay, trứng gà, cà rốt, mộc nhĩ

Cách tiến hành:

  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch rồi băm nhỏ. Mộc nhĩ ngâm vào nước ấm cho nở, băm nhỏ

  • Trứng gà tách lòng đỏ và lòng trắng. Cho thêm một ít hạt nêm và dầu điều vào phần lòng đỏ rồi khuấy đều cho tan hết.

  • Nước lọc cua cho vào nồi đun lên, cho thêm hạt nêm và nước mắm vào khuấy đều cho tan hết gia vị. Đun cho đến khi thịt cua đóng bánh nổi lên trên mặt nước thì vớt thịt cua ra.

  • Cho thịt cua, gạch cua, thịt xay, cà rốt và mộc nhĩ vào bát. Thêm gia vị cho vừa trẻ ăn rồi cho một phần lòng đỏ và lòng trắng trứng đã sơ chế vào trộn đều.

  • Đổ hỗn hợp trên vào khuôn rồi cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180 độ C trong vòng 20 phút. Có thể dùng tăm chọc thử để biết thịt cua đã chín hay chưa.

  • Phết một ít lòng đỏ trứng còn lại lên trên bề mặt chả và nướng thêm khoảng 5 phút để có món chả cua thịt trứng thơm ngon, béo ngậy cho con.


    5.4. Cháo cua đồng bí đỏ

    Nguyên liệu: Cua đồng đã sơ chế, bí đỏ, bột gạo

    Cách tiến hành:

    • Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch rồi thái khúc. Sau đó đem luộc hoặc hấp chín và nghiền mịn.

    • Bột gạo cho vào nước cua đã sơ chế, có thể cho thêm nước sạch nếu như nước cốt ít, đun với lửa vừa đến sôi.

    • Sau đó cho bí đỏ đã nghiền và phần gạch cua đã được xào với hành vào. Giảm nhỏ lửa, đảo đều và nêm nếm gia vị vừa ăn, chờ đến sôi thì tắt bếp.


    Cháo cua đồng bí đỏ

    5.5. Cháo cua đồng mồng tơi

    Nguyên liệu: Cua đồng đã sơ chế, một nắm lá mồng tơi, bột gạo

    Cách chế biến:

    • Lá mồng tơi rửa sạch cắt nhỏ rồi băm nhỏ hoặc cho vào máy xay xay nhuyễn.

    • Cho bột gạo vào phần nước cốt thu được khi sơ chế cua đồng. Đun với lửa vừa, khuấy đều, nhẹ nhàng, đến khi nước sôi thấy có tủa cua đóng thành tảng nổi trên mặt nước thì giảm nhỏ lửa. 

    • Sau đó cho gạch cua vào đun tiếp đến sôi nêm nếm gia vị vừa cho trẻ rồi tắt bếp

    Mẹ hoàn toàn có thể thay thế rau mồng tơi thành các loại rau khác như rau khoai, rau ngót hay rau chùm ngây,...


    Hy vọng bài viết trên đây đã giúp mẹ giải quyết được vấn đề cua nấu với gì cho bé ăn dặm. Để được giải đáp thêm về những vấn đề khác, mẹ hãy liên hệ đến hotline 1900 5066 để được chuyên gia Neokids hỗ trợ kịp thời!

    Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

    Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.

    Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:

    Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHALink 1

    Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2

    Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3

    Vitamin C Neo Kids: Link 4

    Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5

    Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.

    Dược sĩ Đỗ Thanh Vân
    Dược sĩ Đỗ Thanh Vân

    Nhiều năm làm việc trong lĩnh vực dược, Dược sĩ Thanh Vân có kiến thức chuyên môn và nhiều kinh nghiệm trong tư vấn dược, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức cho khoẻ mẹ và bé.