Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết sớm bệnh chân tay miệng ở trẻ
Chân tay miệng là bệnh truyền nhiễm thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi. Phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng sẽ giúp việc chăm sóc, điều trị thuận lợi và phục hồi nhanh hơn.
Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà trẻ sẽ có các dấu hiệu nhận biết khác nhau. Dưới đây là các triệu chứng bệnh chân tay miệng thường gặp ở trẻ em:
- Giai đoạn ủ bệnh: Đây là giai đoạn không có triệu chứng, trẻ vẫn sinh hoạt bình thường và kéo dài từ 3-6 ngày.
- Giai đoạn bệnh khởi phát:
Sốt: Là dấu hiệu sớm và điển hình của bệnh chân tay miệng. Đa số trẻ đều bị sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ C hoặc có thể sốt cao từ 38 đến 39 độ C.
Các dấu hiệu khác ở giai đoạn sớm gồm: Đau họng, chảy nước bọt nhiều, chán ăn, đau rát ở răng miệng, tiêu chảy…
- Giai đoạn toàn phát:
Phát ban: Các nốt phát ban do chân tay miệng có dạng phỏng nước, tập trung ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và đầu gối. Các bóng nước này có hình bầu dục, màu xám. Chúng có thể mọc lồi hoặc ẩn dưới da, không gây đau, ngứa cho trẻ, khi sờ có cảm giác cộm.
Loét miệng: Các vết loét này thường xuất hiện ở niêm mạc vùng má, lợi hoặc lưỡi của trẻ. Chúng thường có màu đỏ, gây sưng và đau khiến trẻ khó chịu, nhất là khi ăn uống.
Dấu hiệu toàn thân khi trẻ bị chân tay miệng: Rối loạn tri giác, co giật, mê sảng.
- Giai đoạn lui bệnh: Trẻ sẽ bắt đầu phục hồi từ ngày thứ 8-10 và hoàn toàn không có biến chứng.
Hầu hết các dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng sẽ thuyên giảm sau 7-10 ngày chăm sóc tại nhà và sức khỏe của trẻ sẽ dần phục hồi hoàn toàn. Sau khi khỏi bệnh, hệ miễn dịch của trẻ sẽ sản sinh ra kháng thể chống lại virus gây bệnh tay chân miệng. Tuy nhiên theo nhiều kết quả nghiên cứu, trẻ vẫn có thể mắc tay chân miệng nhiều lần, do các chủng virus khác với lần gây bệnh trước.
Dấu hiệu bị chân tay miệng ở trẻ không phải lúc nào cũng giống nhau và cũng đều có những triệu chứng kể trên. Ví dụ có những bé bị bệnh nhưng chỉ bị loét miệng, khiến nhiều ba mẹ nhầm lẫn với tình trạng loét miệng thông thường. Hoặc có trường hợp trẻ bị chân tay miệng nhưng chỉ xuất hiện phát ban mà không có bóng nước…
Vì vậy, ba mẹ cần hết sức thận trọng với các dấu hiệu bất thường của trẻ, đặc biệt là trong các thời điểm dịch tay chân miệng bùng phát.
Phát ban, nổi mụn nước ở chân tay thường xuất hiện trong giai đoạn toàn phát của bệnh
2. Dấu hiệu chân tay miệng trở nặng ở trẻ
Hầu hết các trường hợp mắc tay chân miệng đều được chỉ định điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc trẻ tại nhà, điều quan trọng nhất là phụ huynh cần phát hiện được các dấu hiệu trở nặng của bệnh tay chân miệng.
Đây là các dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm, cần được cấp cứu và xử lý kịp thời để tránh gây ra hậu quả đáng tiếc cho trẻ nhỏ. Cụ thể như sau:
Giật mình: Đây là triệu chứng đầu tiên và quan trọng nhất, vì gần như tất cả trẻ bị chân tay miệng trở nặng đều bị giật mình. Nó là một trong những dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh. Do đó khi trẻ bị chân tay miệng, ba mẹ cần chú ý để phát hiện triệu chứng này và quan sát xem tần suất giật mình của trẻ có tăng theo thời gian hay không.
Trẻ quấy khóc liên tục và kéo dài: Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí cả đêm, trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút là tiếp tục quấy khóc. Đặc biệt khi trẻ khóc kèm theo các triệu chứng như mạch nhanh, da tím, yếu chân tay… Đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm của bệnh chân tay miệng.
Sốt cao và không đáp ứng điều trị: Khi trẻ sốt trên 2 ngày và sốt cao liên tục trên 38,5 độ C dù đã dùng thuốc hạ sốt.
Khi phát hiện các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng trở nặng đã nêu, ba mẹ cần nhanh chóng cho trẻ nhập viện điều trị. Ngược lại nếu không có dấu hiệu nghiêm trọng, phụ huynh cần bình tĩnh theo dõi, chăm sóc trẻ bị tay chân miệng dưới sự tư vấn của bác sĩ.
Sốt cao, không đáp ứng với thuốc hạ sốt là dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng nặng
3. Chẩn đoán trẻ mắc tay chân miệng như thế nào?
Bởi vì không phải em bé nào cũng có biểu hiện giống nhau, nên ba mẹ cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để chẩn đoán xác định tay chân miệng. Khi đó bác sĩ sẽ khám lâm sàng và chỉ định các xét nghiệm cần thiết như:
Xét nghiệm máu.
Xét nghiệm dịch não tủy nếu có biểu hiện của biến chứng thần kinh.
Chụp X quang lồng ngực đối với các trường hợp nghi ngờ rối loạn chức năng tim.
Chụp cộng hưởng từ MRI để phát hiện các hình ảnh bất thường ở não do có biến chứng thần kinh.
Xét nghiệm PCR từ mẫu bệnh phẩm (mụn nước, dịch hầu họng, phân…) để xác định tác nhân gây bệnh tay chân miệng của trẻ.
Tùy thuộc vào từng trường hợp, dấu hiệu cụ thể mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết, từ đó quyết định phương hướng điều trị tay chân miệng phù hợp cho trẻ.
Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong chẩn đoán bệnh tay chân miệng ở trẻ
4. Các biến chứng nguy hiểm của bệnh chân tay miệng
Đa phần các trường hợp tay chân miệng ở trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời đều không gây ra biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn, bệnh có thể diễn biến nặng và gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:
Viêm màng não virus: Biến chứng tay chân miệng gây ra tình trạng nhiễm trùng, viêm ở màng não và dịch não tủy hoặc tủy sống. Biến chứng này thường có triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng…
Các biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, viêm não và tê liệt chân tay.
Bội nhiễm: Đây là tình trạng trẻ bị nhiễm thêm một hay nhiều loại vi khuẩn khác bên cạnh virus gây ra bệnh tay chân miệng. Bội nhiễm thường xuất hiện tại các nốt mụn nước trên da nếu không được vệ sinh đúng cách.
Các biến chứng tay chân miệng nêu trên đều là mối đe dọa nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của trẻ, nếu không được phát hiện kịp thời hoặc điều trị đúng cách.
Dấu hiệu trẻ bị tay chân miệng nếu không phát hiện có thể gây ra nhiều biến chứng
5. Cách chăm sóc trẻ bị chân tay miệng tại nhà đúng cách
Đa phần các bé bị tay chân miệng không có dấu hiệu bệnh trở nặng thường được bác sĩ chỉ định điều trị tại nhà. Dưới đây là một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và phục hồi sức khỏe.
Chỉ cho trẻ uống thuốc đúng chỉ định, đúng liều lượng, đúng hướng dẫn của bác sĩ. Ba mẹ không được tự ý cho trẻ sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Trẻ mắc tay chân miệng thường dễ mất nước, vì thế phụ huynh cần cho con uống đủ nước hoặc dung dịch bù nước để cung cấp nước, chất điện giải cho trẻ. Đồng thời nên cho trẻ uống nước theo từng ngụm nhỏ để tránh con bị đau khi nuốt.
Các vết mụn nước, phồng rộp nên được để khô tự nhiên, tránh làm vỡ gây ra bội nhiễm.
Ba mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa, sữa chua… tránh cho con ăn các thức ăn có vị chua, cay nóng.
Cho trẻ súc miệng hằng ngày bằng nước muối sinh lý vệ sinh khoang miệng và cổ họng.
Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với người khác trong trong thời gian mắc bệnh tay chân miệng để giảm nguy cơ lây bệnh.
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và hồi phục sức khỏe
6. Nguyên tắc phòng tránh chân tay miệng
Dù sau mỗi lần mắc bệnh trẻ sẽ có khả năng miễn dịch với virus gây bệnh, tuy nhiên do tay chân miệng do nhiều loại virus gây ra nên trẻ vẫn có nguy cơ mắc lại nhiều lần (lần nhiễm bệnh sau do virus khác với lần trước).
Vì vậy ba mẹ cần chủ động phòng ngừa bệnh tay chân miệng cho trẻ, tránh để trẻ mắc lại nhiều lần, nhất là khi bệnh có nguy cơ bùng phát thành dịch.
Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng bệnh tay chân miệng, để phòng ngừa căn bệnh này ba mẹ cần đảm bảo 8 nguyên tắc dưới đây:
Thường xuyên nhắc nhở hoặc giúp trẻ rửa tay nhiều lần trong ngày bằng xà phòng diệt khuẩn.
Hạn chế không để trẻ ngậm tay hoặc đưa đồ chơi lên miệng.
Đảm bảo cho trẻ ăn đồ ăn được nấu chín, không ăn chung bát thìa với người khác.
Luộc sôi hoặc ngâm trong dung dịch Cloramin B 2% các vật dụng hàng ngày, quần áo, tã lót của trẻ trước khi giặt.
Thường xuyên vệ sinh sàn nhà, đồ chơi của trẻ bằng các chất sát khuẩn.
Người chăm sóc trẻ cần rửa tay sạch sẽ nhiều lần trong ngày bằng xà phòng dưới vòi nước sạch. Nhất là trước khi chế biến thức ăn cho trẻ, trước khi cho trẻ ăn và sau khi vệ sinh cho trẻ.
Tăng cường sức đề kháng cho trẻ ngay từ bây giờ bằng chế độ ăn uống, vận động hợp lý, chú ý bổ sung các thành phần tăng sức đề kháng cho trẻ như vitamin C, kẽm, selen…
Khi phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ trẻ bị chân tay miệng cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trên đây là các thông tin cơ bản giúp ba mẹ phát hiện sớm các dấu hiệu trẻ bị chân tay miệng. Hy vọng bài viết đã mang đến nhiều kiến thức bổ ích về bệnh tay chân miệng, giúp ba mẹ chủ động hơn trong việc theo dõi và phát hiện bệnh.
Neo Kids là một trong những thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn NeoVitalHealth. Có mặt trên thị trường từ năm 2010, cho đến nay Neo Kids đã trở thành thương hiệu nổi tiếng tại Tây Ban Nha về dòng sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Tất cả các sản phẩm của Neo Kids đều được chiết xuất từ các loại thảo mộc, vitamin và khoáng chất có nguồn gốc tự nhiên an toàn với trẻ nhỏ. Cùng với đó là hương vị thơm ngon, dễ chịu mang lại niềm yêu thích cho bé mỗi khi dùng.
Neo Kids - Dòng sản phẩm chuyên biệt chăm sóc sức khỏe bé:
Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA: Link 1
Tăng đề kháng Linh Chi Reishi Kids Protect: Link 2
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth: Link 3
Vitamin C Neo Kids: Link 4
Bộ đôi sáng mắt: Neo Kids DHA và Bổ mắt Oralux Link 5
Cảm ơn ba mẹ đã quan tâm.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.