Bệnh sởi ở trẻ em: Nguy hiểm nhưng dễ phòng nếu biết 6 điều sau

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bệnh sởi ở trẻ em từng là một trong những “nỗi ám ảnh” của nhiều thế hệ cha mẹ bởi những biến chứng nghiêm trọng mà nó gây ra. Ngay nay, sởi vẫn được biết đến là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhưng không còn quá đáng sợ bởi đã có các biện pháp phòng ngừa hiệu quả.

1. Thời điểm bệnh sởi “hoành hành”. Mẹ cần chú ý!

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể xảy ra ở tất cả mọi người nhưng phổ biến nhất ở đối tượng trẻ nhỏ từ 1 - 4 tuổi. Trẻ dưới 6 tháng thường ít khi bị sởi vì có nguồn miễn dịch thụ động nhận từ mẹ.

Bệnh sởi có xu hướng diễn biến mạnh vào mùa đông - xuân, có khả năng lây truyền mạnh mẽ trong môi trường tập thể và dễ bùng phát thành dịch. Tỷ lệ lây nhiễm đạt 90% ở những người chưa có miễn dịch trước đó. Con đường lây nhiễm chính của bệnh sởi là thông qua qua hô hấp khi tiếp xúc với dịch tiết mũi họng của người bệnh.


Bệnh sởi thường gặp ở trẻ trong giai đoạn 1 - 4 tuổi

Bệnh sởi được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi tỷ lệ tử vong cao, lên đến 0.02% ở các nước phát triển và đạt 0.03 - 0.7% ở các nước đang phát triển. Sau khi mắc bệnh và khỏi, người bệnh thường đạt được miễn dịch bền vững nên rất khó mắc lại lần hai.

Trẻ nhỏ bị sởi dễ gặp phải biến chứng nguy hiểm bởi bệnh gây suy giảm miễn dịch nhanh chóng. Thời điểm này, cơ thể dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh khác dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là tử vong.

Bệnh sởi ở trẻ em vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Các phác đồ điều trị hiện nay chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc cá nhân và điều chỉnh dinh dưỡng giúp nâng cao thể trạng của trẻ. 

2. Nguyên nhân bệnh sởi ở trẻ em

Nguyên nhân gây bệnh sởi ở trẻ em là virus sởi thuộc họ Paramyxoviridae. Đây là một loại virus có hình cầu, đường kính khoảng 120 - 250nm và có hai loại kháng nguyên gồm: kháng nguyên ngưng kết hồng cầu (hemagglutinin) và kháng nguyên tan hồng cầu (hemolysin). Virus sởi dễ bị tiêu diệt bởi thuốc khử trùng, ánh sáng mặt trời hay nhiệt độ. Ở nhiệt độ khoảng 56 độ C, virus sởi có thể bị tiêu diệt trong khoảng 30 phút.


Virus sởi là nguyên nhân bị bệnh sởi ở trẻ em

Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi bám vào các tế bào biểu mô của đường hô hấp và các hạch bạch huyết lân cận sau đó nhân lên. Tiếp đó, virus sởi vào máu rồi theo bạch cầu đến các phủ tạng gây tổn thương và gây ra hàng loạt triệu chứng lâm sàng.

Khi phát hiện bị virus tấn công, hệ miễn dịch của cơ thể được kích hoạt và sinh kháng thể sau khoảng 2 - 3 ngày kể từ khi trẻ nổi ban đỏ. Ban đỏ ở da và niêm mạc cho thấy cơ thể đang đào thải virus khỏi máu và bước vào thời kỳ lui bệnh.

Kháng thể sởi sau khi được sinh ra sẽ tồn tại bền vững trong hệ miễn dịch. Đây là lý do rất hiếm có người mắc sởi lần hai.

3. Dấu hiệu trẻ bị sởi và hình ảnh bệnh sởi ở trẻ em

Nhắc đến bệnh sởi hầu hết ba mẹ sẽ nghĩ ngay đến những nốt ban đỏ dày kín trên da. Tuy nhiên, thực tế không phải trẻ nào cũng sẽ có biểu hiện như vậy. Bệnh sởi ở trẻ em được chia thành hai thể chính gồm: thể điển hình và không điển hình. Ở mỗi thế bệnh, các dấu hiệu mà trẻ gặp phải sẽ khác nhau.

3.1 Dấu hiệu bệnh sởi thể điển hình

Ở thể không điển hình, các triệu chứng của bệnh sởi diễn tiến theo từng giai đoạn, cụ thể:

Giai đoạn ủ bệnh

Giai đoạn ủ bệnh thường kéo dài khoảng 8 - 11 ngày tính từ virus tấn công vào cơ thể và di chuyển vào máu. Thời điểm này, trẻ chưa có các biểu hiện lâm sàng rõ ràng.

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát thường kéo dài khoảng 3 - 4 ngày và bắt đầu khi hệ miễn dịch phát hiện virus xâm nhập vào cơ thể. Ba mẹ có thể nhận biết giai đoạn này thông qua các triệu chứng như:

  • Viêm xuất tiết: Trẻ chảy nước mắt, nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp (lòng trắng mắt) dẫn đến mắt tăng đổ ghèn, khó nhìn và sưng nề mi mắt.

  • Nội ban (hay hạt Koplik): Niêm mạc má của trẻ mọc vài chục đến vài trăm các hạt trắng, nhỏ như đầu đinh ghim kèm theo hiện tượng sung huyết. Các hạt này tồn tại trong khoảng 24 - 48 giờ. 

  • Sưng hạch bạch huyết.


Trẻ xuất hiện triệu chứng ho trong giai đoạn khởi phát

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát kéo dài khoảng 4 - 6 ngày, lúc này virus bắt đầu được cơ thể đào thải ra khỏi máu. Các triệu chứng thường gặp gồm:

  • Nổi ban đỏ rải rác hoặc dính liền thành từng đám tròn có đường kính khoảng 3 - 6mm trên bề mặt da. Xung quanh ban đỏ có gờ và được ngăn cách nhau bởi các khoảng da lành.

  • Ban mọc ở sau tai sau đó lan ra mặt ở ngày đầu tiên. Ngày thứ 2, ban lan xuống ngực và tay sau đó lan đến lưng và chân trong ngày thứ 3. Ban trên da kéo dài liên tục 6 ngày rồi hết dần theo thứ tự trên.

  • Xuất hiện nội ban: Ban đỏ ở đường tiêu hoá và phổi gây rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy, viêm phế quản và ho. 

  • Triệu chứng toàn thân: trẻ sốt cao, mệt mỏi. 


Sốt phát ban dạng sởi ở trẻ em trong giai đoạn toàn phát

Giai đoạn lui bệnh

Giai đoạn lui bệnh thường xảy ra vào ngày thứ 6 khi ban bắt đầu lặn dần. Đây là thời điểm virus được đào thải khỏi cơ thể hoàn toàn. Lúc này, cơ thể trẻ có các nốt thâm, bong da mỏng và mịn kiểu vảy cám. Trẻ có dấu hiệu “vằn da hổ” do da bị loang lổ bởi những vết thâm và da bình thường. Cơ thể trẻ hồi phục dần nếu không gặp phải biến chứng. 

3.2 Dấu hiệu bệnh sởi thể không điển hình

Ở các thể không điển hình, triệu chứng bệnh sởi ở trẻ không xuất hiện theo diễn tiến của bệnh mà tiên lượng của bệnh. Tiên lượng sởi được đánh giá dựa vào chủ yếu hội chứng nhiễm khuẩn nhiễm độc toàn thân. Dưới đây là các thể bệnh sởi không điển hình chi tiết:

Sởi không điển hình thể nhẹ - vừa

Sởi không điển hình thể nhẹ thường gặp ở những trẻ dưới 6 tuổi vẫn đang được hưởng miễn dịch từ mẹ. Trường hợp này, trẻ bị sởi thường có một số triệu chứng như:

  • Không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ.

  • Viêm xuất tiết mũi họng nhẹ.

  • Ban đỏ trên da thưa, mờ và thường lặn nhanh. 


Trẻ bị nổi ban mờ và thưa khi bị sởi không điển hình thể nhẹ

Sởi không điển hình thể nặng (sởi ác tính)

Sởi ác tính thường xảy ra ở trẻ trong giai đoạn 6 tháng đến 2 tuổi khi các kháng thể từ mẹ truyền sang con trong đoạn mang thai đã mất đi và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện (giai đoạn khoảng trống miễn dịch). Ngoài ra những trẻ còi xương, suy dinh dưỡng và trẻ mắc các bệnh lý suy giảm miễn dịch cũng có nguy cơ cao mắc phải thể bệnh này.


Sởi không điển hình thể nặng khiến trẻ mệt mỏi, mê man

Các triệu chứng của sởi ác tính thường xuất hiện nhanh chóng trong vài giờ vào cuối giai đoạn khởi phát như:

  • Sốt cao liên tục, nhiệt độ trung bình từ 39 - 41 độ C.

  • Trẻ mệt mỏi, vật vã, mê sảng co giật.

  • Huyết áp tụt, mạch nhanh, nhịp thở nhanh, tím tái.

  • Trẻ nôn nhiều, tiêu chảy, thiểu niệu, xuất huyết dưới da hoặc phủ tạng.

4. Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Bệnh sởi ở trẻ em được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bởi có thể diễn tiến thành nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm thanh quản: Gây co thắt thanh quản khiến trẻ khó thở. Trường hợp nặng có bội nhiễm do tụ cầu, liên cầu, phế cầu,.... trẻ có thể bị sốt cao bất ngờ, ho nặng, khàn tiếng kèm theo khó thở, tím tái. 

  • Viêm phế quản: Do bội nhiễm gây nên và thường xuất hiện vào cuối giai đoạn toàn phát. Biến chứng này khiến trẻ sốt cao trở lại, ho nhiều và tăng bạch cầu.

  • Viêm phổi: Do bội nhiễm và thường xuất hiện ở cuối giai đoạn toàn phát. Trẻ có thể sốt cao trở lại, khó thở dẫn đến suy hô hấp thậm chí là tử vong ở trẻ nhỏ.

  • Viêm não - viêm màng não - viêm tuỷ cấp: Xảy ra ở 0.1 - 0.6% bệnh nhân, phổ biến ở trẻ trong độ tuổi đi học và thường gặp ở những ngày đầu của giai đoạn toàn phát. Tình trạng này khiến trẻ thân nhiệt của trẻ tăng vọt đột ngột, co giật, hôn mê, liệt nửa người hoặc một chi, liệt dây thần kinh III và VII, hội chứng tháp - ngoại tháp,....

  • Viêm não chất trắng bán cấp xơ hoá: Thường gặp ở độ tuổi từ 2 - 20 tuổi sau vài năm kể từ khi bị sởi. Bệnh diễn biến trong khoảng vài tháng đến 1 năm và thường gây tử vong cho người bệnh ở trạng thái tăng trương lực cơ và co cứng mất não. 

  • Cam mã tấu: Là một dạng biến chứng đường tiêu hoá xảy ra do bội nhiễm xoắn khuẩn Vincent. Biến chứng này khiến trẻ bị lở loét niêm mạc miệng, lan sâu vào hàm dẫn đến hoại tử niêm mạc, rụng răng và hơi thở có mùi khó chịu.

  • Viêm ruột: Xảy ra khi trẻ bị bội nhiễm các loại vi khuẩn đường ruột như shigella, salmonella, E.coli,.... Các triệu chứng có thể xuất hiện ở trẻ gồm: đau bụng, tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá,...


Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm có thể gặp trong bệnh sởi ở trẻ em

Dễ thấy, hầu hết các biến chứng trong bệnh sởi đều do trẻ bị bội nhiễm các loại vi khuẩn, virus khác. Vì vậy, đối với trẻ đã mắc bệnh, việc áp dụng đúng phương pháp điều trị, có chế độ chăm sóc khoa học là phương án tối ưu để phòng ngừa biến chứng xảy ra. 

5. Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ nhỏ

Sởi ở trẻ em là bệnh do virus gây ra và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, phác đồ điều trị hiện nay đều dựa trên nguyên tắc: cách ly trẻ bị bệnh sởi với cộng đồng, áp dụng các phương pháp  giảm nhẹ triệu chứng và phát hiện - điều trị các biến chứng nếu có. Các cách chữa bệnh sởi ở trẻ em cụ thể như sau:

5.1 Dùng thuốc giảm triệu chứng

Sử dụng thuốc nhằm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh sởi hoặc các biến chứng mà trẻ đang gặp phải. Một số loại thuốc thường dùng gồm:

  • Vitamin A: Được chứng minh là giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ bị bệnh sởi. Tất cả trẻ bị sởi được khuyến cáo bổ sung 1 lần/ ngày trong liên tục 2 ngày với liều lượng: 200.000 IU cho trẻ trên 1 tuổi, 100.0000 IU cho trẻ 6 - 11 tháng, 50.000 Iu cho trẻ dưới 6 tháng. 

  • Thuốc hạ sốt: Phổ biến nhất là paracetamol. Thuốc được sử dụng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C với tần suất 4 - 6 tiếng/ lần.

  • Thuốc kháng histamin: Được dùng phổ biến như: Dimedrol và Pipolphen. Thuốc có tác dụng an thần, giảm co thắt và giảm nôn cho trẻ.

  • Thuốc ho: Chỉ định cho những trẻ có triệu chứng ho khan. Các hoạt chất thường dùng như: dextromethorphan, noscapin, codein,... có tác dụng trung tâm ho, giảm phản xạ ho ở trẻ.

  • Thuốc long đờm: Chỉ định cho những trẻ có viêm xuất tiết nghiêm trọng. Thuốc giúp làm dịch nhầy ở đường hô hấp, giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn. Các hoạt chất thường dụng như: acetylcystein, bromhexin, ambroxol,...

  • Thuốc sát trùng mũi họng: Sử dụng trong quá trình vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ nhằm giảm nguy cơ bội nhiễm tiến triển thành biến chứng. Các thuốc được dùng phổ biến như dung dịch nhỏ mắt mũi Chloromycetin, Argyrol…

  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định cho trẻ bị sởi dưới 2 tuổi có kèm theo bội nhiễm. Tuỳ vào loại nhiễm khuẩn cụ thể mà các bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh với liều phù hợp cho trẻ.

  • Thuốc chống viêm Corticoid: Thuốc có tác dụng chống viêm, chống phù nề mạnh. nên thường được dùng cho những trẻ có biến chứng viêm nghiêm trọng như: viêm thanh quản, viêm não hay sởi ác tính.


Dùng thuốc cho trẻ cần theo chỉ định của bác sĩ

Lưu ý: Trẻ nhỏ bị sởi là đối tượng vô cùng nhạy cảm do hệ miễn dịch đang bị suy giảm và cơ thể suy nhược. Chính vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không tự ý cho bé sử dụng bất kỳ loại thuốc nào khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp hạn chế tối đa các tác dụng phụ có thể xảy ra do dùng sai thuốc hoặc dùng thuốc sai cách.

5.2 Các biện pháp chăm sóc tại nhà

Các biện pháp chăm sóc tại nhà đóng vai trò hỗ trợ giảm triệu chứng khó chịu, giảm nguy cơ bội nhiễm từ đó hạn chế biến chứng nghiêm trọng cho trẻ mắc sởi. Những lưu ý cụ thể gồm:

  • Thực hiện cách ly trẻ với cộng đồng, đặc biệt là với những trẻ lành bệnh.

  • Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, ba mẹ cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và kết hợp các biện pháp vật lý như chườm ấm để giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn.

  • Trước và sau khi tiếp xúc với trẻ, ba mẹ cần vệ sinh cá nhân sạch sẽ, rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, thay mới khẩu trang.

  • Thực hiện vệ sinh cá nhân đều đặn cho trẻ mỗi ngày, giữ cơ thể sạch sẽ và thoải mái.

  • Vệ sinh không gian sống của trẻ nhằm hạn chế tối đa các tác nhân gây bệnh.

  • Vệ sinh mắt cho trẻ với nước muối sinh lý 0.9% đều đặn 3 lần/ ngày.

  • Cắt móng tay và nhắc nhở trẻ không nên gãi để tránh gây xước da, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

  • Với trẻ dưới 6 tuổi, mẹ cần tăng cường cho trẻ bú nhằm bổ sung dinh dưỡng, kháng thể và điện giải cho trẻ.

  • Với những trẻ lớn, ba mẹ cần chú trọng dinh dưỡng nhằm giúp trẻ tăng miễn dịch và hồi phục thể trạng nhanh hơn.

  • Ưu tiên cách chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hoá và nên chia thành nhiều bữa trong ngày để trẻ hấp thu tốt nhất.


Ba mẹ có thể chườm ấm giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn

6. Cách phòng bệnh sởi ở trẻ em

Bệnh sởi ở trẻ em mặc dù nguy hiểm nhưng có thể phòng ngừa thông qua các biện pháp dưới đây:

6.1 Tiêm vắc xin

Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả và an toàn nhất giúp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ em. Liều vắc xin đầu tiên được khuyến cáo tiêm khi trẻ được 9 tháng tuổi và nhắc lại mũi thứ 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi. Những trẻ lớn hơn vẫn có thể tiêm phòng sởi mà không ảnh hưởng đến hiệu lực phòng bệnh của vắc xin.


Tiêm vắc xin là biện pháp phòng sởi an toàn và hiệu quả

Tại Việt Nam, vắc xin phòng bệnh sởi đã được thực hiện trong “Chương trình tiêm chủng mở rộng” tại các đơn vị y tế công. Vì vậy, ba mẹ hoàn toàn có thể đưa trẻ đến tiêm phòng tại các cơ sở này. 

6.2 Phòng ngừa lây nhiễm

Biện pháp phòng ngừa phơi nhiễm được thực hiện cho những trường hợp trẻ suy dinh dưỡng hoặc đang mắc các bệnh lý khác sau tiếp xúc với trẻ bị sởi. Lúc này, các bác sĩ có thể sử dụng Gamma globulin với liều 40mg/ kg tiêm trực tiếp cho trẻ bị phơi nhiễm và thực hiện liên tục trong vòng 5 - 6 ngày.

Sau khi sử dụng Gamma globulin, trẻ có thể thực hiện tiêm vắc xin phòng bệnh sau 5 - 6 tháng. Chú ý: Không nên tiêm đồng thời gamma globulin và vắc xin phòng sởi cùng lúc.

6.3 Bổ sung sản phẩm tăng cường miễn dịch

Trên thực tế, những trẻ đã tiêm phòng vẫn hoàn toàn có thể mắc sởi nếu có hệ miễn dịch yếu. Vì vậy, việc bổ sung các sản phẩm tăng cường miễn dịch trong một thời điểm như giao mùa đông xuân, sau khi trẻ ốm dậy hay khi cơ thể suy nhược là biện pháp hiệu quả giúp giảm nguy cơ mắc sởi ở trẻ. 

Một trong những sản phẩm tăng cường miễn dịch cho trẻ được nhiều chuyên gia khuyên dùng là REISHI KIDS PROTECT. Đây là dòng sản phẩm tăng đề kháng đầu tiên tại Việt Nam có thành phần từ chiết xuất linh chi hữu cơ, đảm bảo an toàn tối đa cho trẻ. Đây cũng là một trong số ít thương hiệu đạt tiêu chuẩn 5 không theo xu hướng mới của thị trường.


Chiết xuất Linh Chi hữu cơ REISHI KIDS PROTECT giúp tăng miễn dịch hiệu quả, bền vững

Chiết xuất Linh Chi hữu cơ REISHI KIDS® PROTECT được nhiều ba mẹ tin dùng bởi hàng loạt ưu điểm nổi bật như: 

  • Tăng cường miễn dịch nhanh chóng và vượt trội nhờ sự kết hợp của bộ thành phần: chiết xuất Linh Chi hữu cơ - Chiết xuất quả anh đào - Vitamin C - Kẽm.

  • Hỗ trợ phòng ngừa hiệu quả các bệnh viêm đường hô hấp trên, giảm biến chứng đường hô hấp cho trẻ bị bệnh sởi.

  • Duy trì miễn dịch bền vững cho trẻ ngay cả khi đã ngưng dùng sản phẩm.

Hiện nay, tăng đề kháng Chiết xuất Linh Chi hữu cơ REISHI KIDS® PROTECT đã được phân phối tại các hệ thống nhà thuốc trên toàn quốc. Ba mẹ quan tâm sản phẩm có thể tìm mua trực tiếp TẠI ĐÂY

Bệnh sởi ở trẻ em hiện nay không còn quá phổ biến nhưng vẫn là một trong những mối đe dọa với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Vì vậy, ngay khi nhận thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nếu có thắc mắc cần tư vấn thêm, ba mẹ hãy liên hệ trực tiếp qua hotline: 1900 5066 để được chuyên gia hỗ trợ.

Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ - Reishi Kids Protect

Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.


Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của Beta Glucan & Triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và Vitamin C (Chiết xuất cherry anh đào). Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:


- Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (khi kết hợp với thuốc điều trị).

- Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).

- Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 1900 5066

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.

Dược sĩ Trần Thanh Bình
Dược sĩ Trần Thanh Bình

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.

  • Facebook