Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ có gây nguy hại?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình học tập cũng như giao tiếp, sinh hoạt hàng ngày. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin chính xác nhất về hội chứng thiếu tập trung ở trẻ và cách điều trị hiệu quả.

1. Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ là gì?

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ là tình trạng đang ngày càng phổ biến. Đây là một bệnh mạn tính và có xu hướng kéo dài cho đến tuổi trưởng thành. Trẻ khi bị mắc hội chứng này thường bị mất tập trung trong mọi hoàn cảnh.

Tuy không trực tiếp đe dọa hay gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng lớn tới tương lai của trẻ. Mặc dù các triệu chứng của bệnh có thể thuyên giảm dần khi trưởng thành nhưng dường như không thể khỏi hẳn. Do đó các bậc phụ huynh cần hết sức cẩn trọng.

2. Biểu hiện của hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ có các triệu chứng của bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi nhỏ, dưới 12 tuổi, đôi khi bắt đầu xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành; thường gặp ở nam nhiều hơn nữ. Các biểu hiện cụ thể có thể quan sát thấy đó là:

  • Trẻ gặp khó khăn trong quá trình học tập, chậm hiểu bài, thường xuyên mắc các lỗi đơn giản, bất cẩn khi làm bài tập.

  • Trẻ không biết làm, không thích làm bài tập về nhà.

  • Trẻ thường quên đồ vật, để quên đồ chơi, dụng cụ học tập ở trường.

  • Khó tập trung để làm một việc nào đó, không chỉ trong học tập mà còn trong các hoạt động vui chơi, giải trí…

  • Không hiểu những gì mọi người xung quanh nói, khó làm theo chỉ dẫn của người lớn.

  • Trẻ dễ bị phân tâm dưới tác động của các yếu tố ngoại cảnh như tiếng ồn, ti-vi, tiếng nhạc,…

  • Trẻ hay quên, không nhớ được lời cha mẹ dặn.

 

Trẻ có biểu hiện thiếu tập trung khi học bài

Các triệu chứng của hội chứng thiếu tập trung ở trẻ thường biểu hiện từ sớm và có thể nhầm lẫn với một số tình trạng như chậm ngôn ngữ, chấn thương sọ não, các vấn đề về thị lực và thính giác… Do đó ba mẹ cần đưa con đến các bệnh viện, cơ sở y tế uy tín khi phát hiện con có các biểu hiện bất thường để kiểm tra.

3. Nguyên nhân gây thiếu tập trung ở trẻ

Hiện nay vẫn chưa xác định rõ được nguyên nhân gây nên hội chứng thiếu tập trung ở trẻ. Tuy nhiên có những yếu tố được xem là ảnh hưởng đến sự hình thành các biểu hiện của hội chứng thiếu tập trung ở trẻ là:

  • Yếu tố di truyền: Nếu gia đình có tiền sử bố hoặc mẹ từng mắc phải hội chứng này thì con sinh ra có tỷ lệ di truyền cao, có các biểu hiện tương tự như bố mẹ.

  • Môi trường sống ô nhiễm, độc hại: Đây là yếu tố tác động không nhỏ tới sự phát triển của trẻ nhỏ. Trẻ em, nhất là trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với môi trường xung quanh. Nếu trong giai đoạn này, trẻ phải sống hoặc tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm hoặc chứa các chất độc hại như chì, thủy ngân… sẽ rất dễ bị ảnh hưởng tới sức khỏe.

  • Ảnh hưởng từ mẹ: Nếu người mẹ đang trong thời kỳ mang thai có sử dụng chất cấm như ma túy hoặc các chất kích thích như rượu, thuốc lá,...

  • Sinh non: Trẻ sinh non, thiếu tháng có thể đối mặt với vấn đề sức khỏe, bao gồm cả hội chứng thiếu tập trung ở trẻ.

  • Do cách giáo dục của ba mẹ: Do ba mẹ thường xuyên cho trẻ thực hiện nhiều hành động cùng một lúc như vừa ăn cơm vừa xem ti-vi, vừa học bài vừa nghe nhạc… Điều này có thể sẽ tạo cho trẻ thói quen lơ là, mất tập trung khi làm một việc.

  • Chế độ dinh dưỡng không khoa học, trẻ bị thiếu chất: Nếu trẻ ăn uống không lành mạnh mà ăn nhiều các đồ ăn nhanh, không ăn các thực phẩm cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thì có thể bị còi cọc, trí tuệ sa sút dẫn tới mất tập trung trong học tập và các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

  • Do thiếu ngủ: Trẻ em càng nhỏ thì cần ngủ càng nhiều, có thể lên tới 10 tiếng mỗi ngày. Nếu trẻ không ngủ đủ giấc có thể bị mệt mỏi, thường xuyên mất tập trung khi học bài.

Trẻ sống trong môi trường ô nhiễm có nguy cơ cao mắc phải hội chứng thiếu tập trung

4. Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ phải đối mặt với vấn đề gì?

Hội chứng thiếu tập trung thường gây ra nhiều rắc rối, ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, tinh thần, thái độ sống của trẻ như:

  • Trẻ thường có kết quả học tập kém do đó thường phải chịu sự phán xét, chê bai của một số người xung quanh.

  • Trẻ thường có lòng tự trọng thấp.

  • Trẻ hay quên, mất tập trung nên có thể dẫn tới những tai nạn bất ngờ khi chơi một mình, bố mẹ khó kiểm soát.

  • Khó khăn trong giao tiếp và các hoạt động liên quan tới trí nhớ.

  • Trẻ khó hòa nhập được với bạn bè. nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến trẻ trở nên tự ti, trầm cảm, ảnh hưởng rất lớn tới tương lai của trẻ.

  • Trẻ có thể bị dụ dỗ sử dụng chất kích thích như rượu bia, thậm chí là chất cấm và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, trái với nguyên tắc đạo đức cộng đồng…

5. Cách điều trị hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Hội chứng thiếu tập trung ở trẻ rất khó để điều trị khỏi dứt điểm, nhưng có thể sử dụng một số biện pháp để làm giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo nên kết hợp phác đồ điều trị dùng thuốc và các phương pháp can thiệp hành vi ở trẻ. Tuy nhiên ba mẹ cần rất kiên nhẫn trong quá trình đồng hành cùng các con chống lại hội chứng này. Một số phương pháp có thể áp dụng như:

  • Xây dựng không gian học tập cho trẻ: Ban đầu ba mẹ nên tạo cho con một không gian học tập yên tĩnh, cách biệt với các yếu tố gây mất tập trung với trẻ như tiếng ồn, đồ chơi... Nhằm tạo cho trẻ một môi trường độc lập, trẻ sẽ học cách tập trung với việc học mà không bị phân tâm. Sau đó khi trẻ đã có thói quen học bài tập trung thì ba mẹ có thể cho trẻ dần làm quen với không gian học tập có các yếu tố gây nhiễu khác và không ngừng dặn dò con chỉ tập trung học bài. Lặp đi lặp lại những hoạt động này giúp trẻ hình thành và củng cố thói quen tập trung làm một việc nào đó.

  • Ba mẹ có thể cho con đi học tại các lớp học chuyên biệt về rèn luyện tính tập trung và trí não.

  • Ba mẹ cũng nên không ngừng động viên và khích lệ các con cố gắng mỗi ngày.

  • Hãy cùng trẻ học mỗi ngày sẽ giúp trẻ cảm thấy được quan tâm và thích thú, hăng say, tập trung hơn khi học bài.

6. Biện pháp phòng ngừa hội chứng thiếu tập trung ở trẻ

Một số biện pháp sau đây có thể giúp giảm nguy cơ mắc hội chứng thiếu tập trung ở trẻ, bao gồm:

  • Các mẹ nên nhớ không sử dụng chất kích thích nào trong quá trình mang thai như rượu bia, chất gây nghiện… Mẹ phải hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào.

  • Tránh cho con tiếp xúc với môi trường độc hại, ô nhiễm.

  • Không tạo cho trẻ có thói quen vừa ăn vừa xem ti-vi hoặc vừa học vừa nghe nhạc…

Ba mẹ nên đưa con đi khám để chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời

Để giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của hội chứng thiếu tập trung ở trẻ, ba mẹ nên theo dõi con mình thật kĩ ngay từ khi sinh ra để phát hiện các biểu hiện bất thường của con. Ba mẹ nên đưa con đến bệnh viện để chẩn đoán sớm và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.