Nguyên nhân bé thiếu tập trung và cách khắc phục hiệu quả

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Hội chứng mất tập trung ở trẻ đang dần trở nên phổ biến trong xã hội hiện đại ngày nay. Có rất nhiều nguyên nhân làm bé thiếu tập trung. Bài viết này sẽ cung cấp cho các mẹ những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bé mất tập trung và giải pháp giúp cải thiện vấn đề này.

1. Nguyên nhân bé thiếu tập trung

Có rất nhiều nguyên nhân tác động làm trẻ bị mất tập trung. Sau đây là những nguyên nhân phổ biến, bao gồm:

1.1 Chế độ dinh dưỡng chưa đảm bảo

Nhiều nghiên cứu cho thấy trẻ không được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng có thể mắc nhiều bệnh, trong đó có hội chứng thiếu tập trung. Nếu thực đơn hàng ngày của các con không cung cấp đủ lượng chất cần thiết cho cơ thể thì não bộ nói riêng và cơ thể nói chung sẽ gặp vấn đề do không đủ năng lượng để hoạt động. Bên cạnh đó, việc ăn uống không lành mạnh, không có kiểm soát như việc ăn quá nhiều đường và chất béo có thể ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, làm trẻ chậm chạp, trí nhớ kém, mất tập trung. Do đó ba mẹ cần hết sức quan tâm tới chế độ ăn uống của con em mình, đảm bảo trẻ được ăn uống một cách khoa học, đầy đủ dinh dưỡng.

Nguyên nhân bé thiếu tập trung do ăn uống không khoa học, không đủ chất dinh dưỡng

1.2. Do di truyền từ bố mẹ

Nhiều trường hợp trẻ sinh ra bị mắc hội chứng thiếu tập trung do ảnh hưởng từ gen di truyền của bố hoặc mẹ. Hầu hết các trường hợp trẻ bị thiếu tập trung bẩm sinh là do mang gen khiếm khuyết hoặc người mẹ trong quá trình mang thai gặp vấn đề sức khỏe nào đó ảnh hưởng tới thai nhi. Vì thế mà trẻ sinh ra thường bị chậm phát triển trí não và mất khả năng tập trung.

1.3. Phương pháp giáo dục chưa đúng

Sự giáo dục của ba mẹ là một trong những điều kiện then chốt dẫn tới sự thành công của các con sau này. Đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới thói quen tập trung của trẻ. Một số cách dạy con chưa đúng có thể tạo cho trẻ thói quen mất tập trung khi làm một việc nào đó như: trẻ vừa ăn vừa xem ti vi hoặc chơi đùa, vừa học vừa chơi điện tử, nghe nhạc…

Tất cả những hành động trên được lặp đi lặp lại sẽ tạo cho trẻ thói quen không tập trung hoàn thành tốt bất cứ một việc gì. Do đó các ba mẹ cần lựa chọn những phương pháp dạy con đúng đắn, thường xuyên quan sát các con để điều chỉnh hành vi, tạo thói quen tốt cho các con ngay từ khi còn bé.

1.4. Sử dụng thiết bị điện tử quá nhiều

Nhiều cha mẹ bận rộn với công việc nên ít có thời gian chơi với con, để cho các con thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử làm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển trí não ở trẻ. Ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân gây ra các tật về mắt và ảnh hưởng tới giấc ngủ sinh lý, làm chậm phát triển não bộ. Việc trẻ tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử lâu dần sẽ làm trẻ vô tình mắc hội chứng thiếu tập trung, giảm trí nhớ và ngại giao tiếp với mọi người xung quanh.

1.5. Trẻ thiếu ngủ, ngủ không đủ giấc

Trẻ em là lứa tuổi cần được ăn nhiều, ngủ nhiều để có thể phát triển một cách toàn diện cả về mặt thể chất và tinh thần. Do đó nếu trẻ ngủ không ngon giấc có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của cơ thể nói chung và trí não nói riêng. Trung bình trẻ em mỗi ngày cần ngủ 10 tiếng. Trẻ thiếu ngủ thường chậm lớn, thường xuyên tỏ ra mệt mỏi khi học tập và kém thông minh so với các bạn cùng trang lứa.

Trẻ ngủ không đủ giấc dễ bị mất tập trung trong các hoạt động hàng ngày

1.6. Môi trường sống

Môi trường sống là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự mất tập trung ở trẻ. Các nghiên cứu thống kê cho thấy, những căng thẳng, cuộc cãi vã của ba mẹ trong các gia đình ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ, đặc biệt là tâm lý. Trẻ em thường xuyên phải chứng kiến những mối bất hòa giữa các thành viên trong gia đình thường gặp phải các vấn đề tâm lý nào đó. Trẻ sẽ có cảm giác căng thẳng tự ti, thiếu tập trung trong các hoạt động hàng ngày, nhất là việc học.

2. Các biện pháp khắc phục tình trạng mất tập trung ở trẻ

Việc phát hiện sớm các dấu hiệu mất tập trung ở trẻ góp phần rất lớn trong quá trình điều trị. Có nhiều phương pháp có thể giúp cải thiện tình trạng mất tập trung ở trẻ, bao gồm:

  • Dùng thuốc: ba mẹ khi thấy con mình có các biểu hiện của hội chứng mất tập trung cần đưa con đến bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh. Tùy theo tình hình mức độ bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định cho trẻ dùng thuốc. Việc của ba mẹ là cần cho dùng đúng thuốc và chế độ sinh hoạt mà bác sĩ đưa ra.

  • Giáo dục trẻ: phương pháp giáo dục rất quan trọng trong việc giúp trẻ cải thiện tình trạng mất tập trung. Ba mẹ nên lựa chọn các phương pháp giáo dục tính kỷ luật và sự tập trung của trẻ, nhất là trong quá trình học bài. Ba mẹ nên tạo cho con một không gian học tập yên tĩnh, nghiêm túc để các con chú ý học bài, tránh xa các tạp âm gây xao nhãng như tiếng ti vi, tiếng mọi người nói chuyện ngoài phòng khách… Ba mẹ cũng nên rèn tính kỷ luật cho con bằng cách đưa ra một số công việc và thời gian nhất định rồi yêu cầu trẻ nghiêm túc thực hiện. Điều này không chỉ giúp trẻ tập trung làm việc mà còn giúp trẻ học được các kỹ năng cần thiết cho con sau này như kỹ năng tổ chức, quản lý…

  • Ba mẹ cũng nên chú ý kiểm tra bài vở của các con để đánh giá tình hình học tập và sự tập trung của trẻ khi thực hiện phương pháp này.

  • Đồng cảm với trẻ: bên cạnh việc tạo cho các con có tính kỷ luật thì ba mẹ cũng nên chia sẻ, thông cảm với các con. Hãy không ngừng động viên các con tập trung hơn trong việc học, khen ngợi các con khi trẻ có sự tiến bộ. Ba mẹ có thể thưởng cho các con khi con đạt kết quả tốt trong học tập hay khi con cố gắng tập trung để hoàn thành tốt một việc gì đó. Trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương của ba mẹ và càng có động lực để tập trung hơn khi làm việc, học tập.

  • Học cùng với trẻ: ba mẹ có thể ngồi học cùng các con để quan sát quá trình học bài của con và có sự can thiệp, nhắc nhở nếu thấy trẻ chưa tập trung. Mỗi khi con gặp phải bài tập khó chưa biết hướng xử lý, ba mẹ hãy gọi ý và cùng con tìm ra cách giải quyết. Điều này không chỉ giúp trẻ thích thú, hăng say học bài hơn mà còn giúp gắn kết tình cảm giữa ba mẹ với các con.

  • Cho trẻ học rèn luyện sự tập trung tại các trung tâm uy tín: ba mẹ có thể cho con học cách phát triển trí não, rèn luyện sự tập trung tại các trung tâm uy tín. Hiện nay có rất nhiều các trung tâm hỗ trợ tìm lại sự tập trung cho trẻ. Được biết đến rộng rãi và uy tín ở Việt Nam có trung tâm UCMAS.

  • Cho trẻ ngủ đủ giấc: ba mẹ hãy tạo cho con có thói quen đi ngủ sớm, ngủ đúng giờ để đảm bảo các con có giấc ngủ ngon và đủ giấc.

  • Ăn uống khoa học, đầy đủ dinh dưỡng: cho trẻ ăn uống với chế độ ăn khoa học, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể là một trong số những phương pháp giúp trẻ phát triển toàn diện. Một số thực phẩm tốt cho trí não của trẻ như cá hồi, thịt gà, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau quả… Bên cạnh đó, hạn chế cho trẻ ăn đồ ăn sẵn chứa nhiều đường và chất béo, chất bảo quản, đặc biệt là các đồ ăn nhanh, thức ăn đóng hộp sẵn…

  • Cây hương thảo: ba mẹ nên trồng một chậu cây hương thảo ngay ở góc học tập của con để giúp con tăng sự tập trung khi học bài.

  • Khuyến khích các con vui chơi lành mạnh: thay vì việc để trẻ chơi các trò chơi điện tử, xem điện thoại, tivi quá nhiều thì ba mẹ hãy khuyến khích trẻ tham gia các trò chơi rèn luyện trí não và sự tập trung như giải đố ô chữ, xếp hình… Bên cạnh đó hãy khuyến khích các con tập thể dục để rèn luyện sức khỏe và nâng cao trí tuệ.

  • Hãy dành thời gian quan tâm, nói chuyện với trẻ nhiều hơn: trẻ thiếu tập trung gây ảnh hưởng xấu tới kết quả học tập, do đó chịu rất nhiều áp lực từ việc học. Thay vì trách mắng các con thì ba mẹ hãy cố gắng ngồi lại trò chuyện cùng con để động viên con vượt qua giai đoạn khó khăn này.

  • Hiểu rõ năng lực của con, đừng tạo quá nhiều áp lực cho con: việc ba mẹ kỳ vọng quá nhiều, éo các con phải học tập và làm việc quá khả năng không chỉ không giúp ích gì cho việc rèn luyện sự tập trung của con mà còn làm cho trẻ chán nản, tự tin hơn. Thay vào đó, ba mẹ hãy cố gắng hiểu thật rõ tính cách và năng lực của con mình để tìm ra phương pháp tối ưu giúp con phát triển toàn diện.

Quan tâm, trò chuyện với trẻ giúp trí não trẻ phát triển, cải thiện tình trạng mất tập trung 

Trên đây là tổng hợp những thông tin về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trẻ mất tập trung. Ba mẹ hãy tham khảo để giúp các con cải thiện tình trạng này. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía dưới. Chúng tôi rất hân hạnh được phục vụ quý bạn đọc!

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.