Trẻ mắt bị mờ như có màng che - Dấu hiệu nguy hiểm mẹ chớ bỏ qua!

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Mắt bị mờ như có màng che là hiện tượng xuất hiện một lớp màng trắng bao phủ xung quanh mắt. Điều này không chỉ gây giảm thị lực của trẻ mà nó còn là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về thị lực.

1. Trẻ mắt bị mờ như có màng che là bệnh lý gì? Có nguy hiểm không?

Mờ mắt ở trẻ được biết đến là một triệu chứng phổ biến xuất hiện trong các bệnh lý về mắt. Khi mắt bị mờ, trẻ sẽ có cảm giác như có một lớp màng trong suốt che trước mặt, khiến mọi vật xung quanh trở nên nhòe và không rõ nét. Hiện tượng này giống như chúng ta phải nhìn mọi vật qua một tấm kính mờ lâu ngày không được làm sạch. 

Mắt mờ có màng che có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, dấu hiệu này có thể bắt nguồn từ một số bệnh lý về mắt như sau: 

1.1. Khô nhức mỏi mắt do ánh sáng xanh

Tình trạng này rất hay gặp ở các bé thường xuyên sử dụng các thiết bị điện tử. Nguyên nhân là bởi các tế bào mắt của trẻ vẫn còn non nớt, chưa hoàn thiện nên dễ bị tổn thương bởi các yếu tố bên ngoài. Đồng thời nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tiếp xúc ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử trong thời gian dài sẽ gây ra các tình trạng như: khô mắt, đau đầu, đau cổ, mệt mỏi, khó tập trung,.. và đặc biệt là tình trạng mắt mờ như có màng che. 

Nguy hiểm hơn là ánh sáng xanh nguy hại thường xuyên tác động có thể gây chết tế bào thị giác và tế bào võng mạc, gây rối loạn điều tiết mắt, suy giảm thị lực và tăng nguy cơ mù lòa. 


Xem tivi điện thoại quá nhiều sẽ khiến mắt nhức mỏi và mờ ở trẻ

1.2. Mắt bị mờ như có màng che do mắc tật khúc xạ 

Cận thị, loạn thị, viễn thị được gọi chung là các tật khúc xạ mắt. Trong đó, cận thị là tình trạng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Một trong những vấn đề mà bất cứ trẻ nào mắc tật khúc xạ cũng sẽ phải đối mặt chính là mờ mắt hay mắt mờ như có màng che - Đâu chính là biểu hiện của sự suy giảm thị lực khi mắc tật khúc xạ.  

Tuỳ thuộc vào sự suy giảm thị lực của mỗi bên mắt mà sẽ có sự chênh lệch về tầm nhìn, điều này lý giải vì sao có trường hợp mắt phải bị mờ hơn mắt trái và ngược lại. 

1.3. Trẻ bị tăng nhãn áp

Tăng nhãn áp hay Glocom bẩm sinh là một bệnh lý nguy hiểm ở mắt và thường xảy ra với trẻ em. Đây là tình trạng áp lực chất lỏng bình thường ở trong mắt của trẻ tăng cao bất thường, vượt ngưỡng hạn mức cho phép. Khi đó, chất lỏng này sẽ bị tắc lại và không thể thoát ra khỏi mắt khiến cho các dây thần kinh thị giác bị tổn thương và dần dần làm thị lực mờ dần. Ngoài ra, sẽ có một vài đặc điểm sẽ giúp ba mẹ có thể nhận ra:

  • Trẻ sợ ánh sáng và có xu hướng né tránh

  • Kích thước mắt của trẻ tăng lên bất thường.

  • Chảy nước mắt nhiều, không kiểm soát

  • Mắt của trẻ có màu đục hơn so với bình thường

  • Thị lực của trẻ giảm sút kèm theo tình trạng rung giật nhãn cầu.

Bệnh tăng nhãn áp có thể gặp ở một hoặc cả hai mắt, điều đó lý giải vì sao một số trường hợp trẻ bị mắt phải bị mờ hơn mắt trái hoặc ngược lại. 


1.4. Thoái hóa điểm vàng

Nếu trẻ đang gặp tình trạng mắt bị nhức mỏi và mờ, kết hợp nhìn méo mó, song thị (nhìn đôi) thì trẻ đang có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa điểm vàng.

Khi tiếp xúc với nguồn ánh sáng nguy hiểm phát ra từ màn hình của các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, ti vi,..., các tế bào thị giác và tế bào võng mạc mắt bị tổn thương, suy yếu và dẫn đến thoái hóa hoàng điểm.

Triệu chứng điển hình của bệnh thoái hóa điểm vàng là nhìn hình bị biến dạng, méo mó, nhìn đôi, nhìn thấy 2 hình của cùng một vật. Ngoài ra, khi mắc bệnh thoái hóa điểm vàng, trẻ còn gặp một số triệu chứng khác như mắt mờ vùng trung tâm, nhìn có điểm mờ đen trước mắt, rối loạn thị lực màu (nhìn mọi vật bị mờ và nhạt màu),...


Hình ảnh trẻ nhìn thấy bị thoái hoá điểm vàng

1.5. Các nguyên nhân khác 

Ngoài các nguyên nhân trên, việc mắt trẻ bị nhức mỏi và mờ còn có thể do một số nguyên nhân sau: 

  • Một số bệnh về mắt như: viêm kết mạc, viêm bờ mi,...

  • Tổn thương mắt do: tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng có cường độ cao hoặc hóa chất độc hại có thể gây ra bỏng giác mạc và đau nhức mắt nghiêm trọng.

  • Mắt chứa dị vật gây cộm ngứa, chảy nước mắt nhiều hoặc đổ nhiều ghèn mắt

  • Mắt bị nhức mỏi và mờ ở trẻ còn liên quan đến các bệnh lý khác như viêm xoang, viêm dây thần kinh thị giác, bệnh Glocom, bệnh đau nửa đầu.

Mắt bị mờ như có màng che có nguy hiểm không? 

Việc mắt khô, nhức mỏi và bị mờ ở trẻ có nguy hiểm hay không còn phụ thuộc vào nguyên nhân và từng giai đoạn của bệnh. Nếu tình trạng khô nhức mỏi mắt ở trẻ chỉ đơn thuần là do cường độ hoạt động của mắt quá cao thì lúc này, mẹ chỉ cần cho bé nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ thì triệu chứng sẽ thuyên giảm.

Tuy nhiên nếu mắt mờ kéo dài và tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm thì ba mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám sớm để phát hiện sớm và kịp thời điều trị. 

2. Dấu hiệu giúp mẹ nhận biết khi mắt bé bị mờ

Bình thường, trẻ nhỏ thường rất khó để chia sẻ cho ba mẹ biết các vấn đề mình gặp phải. Đồng thời, ở giai đoạn sớm thì các biểu hiện thường không nhiều nên rất khó để các bậc phụ huynh nhận ra. Dưới đây là một vài biểu hiện cần chú ý: 

  • Trẻ có xu hướng di chuyển các vật lại gần hoặc ra xa để nhìn cho rõ hơn kèm theo phản xạ dụi mắt, nheo mắt khi xem.

  • Trẻ hay kêu đau đầu, chóng mặt 

  • Mắt cộm đỏ, không có độ trơn bóng như bình thường.

  • Trẻ hay chép sai đầu bài, viết sai hàng, lệch hàng và thường nghiêng đầu khi nhìn.

  • Trẻ hay bị vấp ngã 

Ngay khi phát hiện bé, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, làm rõ nguyên nhân cũng như định hướng điều trị.


Trẻ hay bị vấp ngã hoặc có các biểu hiện nheo mắt khi mắt bị mờ

3. Làm sao để phòng ngừa tình trạng mắt bị nhức mỏi và mờ ở trẻ?

Bên cạnh việc phát hiện sớm để có các biện pháp xử lý thì việc phòng ngừa tình trạng khô nhức mỏi mắt ở trẻ cũng rất quan trọng. Ngay từ khi mắt của trẻ còn đang khoẻ mạnh ba mẹ cũng cần chú ý bảo vệ mắt cho bé ngay từ khi 1 tuổi. Cụ thể: 

3.1. Rèn luyện thói quen sinh hoạt cho con

Đối với việc phòng ngừa tất cả các bệnh mắt nói chung, chế độ sinh hoạt hàng ngày luôn giữ một vai trò quan trọng. Để cho mắt của bé luôn sáng khỏe ba mẹ hãy rèn luyện cho con những thói quen sau: 

  • Tránh lạm dụng thiết bị điện tử: Cho con vui chơi ngoài trời nhiều hơn, tham gia các hoạt động ngoại khóa, buổi dã ngoại để mắt được nghỉ ngơi và mang đến năng lượng tích cực cho bé. Nên cho mắt nghỉ ngơi, chớp mắt nhiều và tránh làm việc quá sức, liên tục; đặc biệt là khi tiếp xúc với màn hình máy tính hay điện thoại thường xuyên.

  • Cho mắt nghỉ ngơi: Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi không nên sử dụng thiết bị điện tử quá 1 giờ mỗi ngày. Sau thời gian sử dụng nên cho mắt nghỉ ngơi 5-10 phút. Nên đặt máy tính thấp hơn màn hình máy tính khoảng 10 - 20 cm. Với vị trí này sẽ giảm căng thẳng cho mắt, hạn chế hiện tượng gây kích thích, khô mắt.

  • Vệ sinh mắt hàng ngày: Cha mẹ có thể hướng dẫn hoặc giúp con vệ sinh mắt với nước muối sinh lý 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ: Đây là thời gian mắt trẻ thư giãn, phục hồi tổn thương. Ba mẹ hãy chắc chắn rằng thời gian và chất lượng giấc ngủ của con được đảm bảo tốt nhất.

  • Đảm bảo môi trường tốt cho mắt: Ba mẹ nên ưu tiên sử dụng ánh sáng tự nhiên, không gian trong phòng không nên quá tối và cũng không quá chói. Bên cạnh đó, trẻ nên tránh hoạt động trong môi trường có độ ẩm quá thấp, bụi bặm hoặc bị ô nhiễm,…

  • Tránh để cho bé bị căng thẳng: Cha mẹ nên tiết chế, điều chỉnh các hoạt động học tập của con cũng như không khí trong gia đình để con thoải mái, tránh áp lực kéo dài.

Nên cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động ngoài trờ

3.2. Thăm khám mắt định kỳ

Trừ các tai nạn ngoài ý muốn, thông thường thị lực không bao giờ mất đi ngay lập tức, tuy nhiên chúng hoàn toàn có thể giảm dần rồi mất đi hoàn toàn vì một bệnh lý hay hội chứng về mắt nào đó mà bạn không hề hay biết.

Để hỗ trợ phòng ngừa đục thủy tinh thể và các bệnh lý mắt khác, các chuyên gia mắt khuyến khích đối tượng trên 50 tuổi nên khám mắt định kỳ mỗi 6 tháng và đối tượng từ tuổi thanh thiếu niên và người lớn có thể khám mắt 1-2 năm/lần để kiểm tra thị lực. Đôi mắt là cánh cửa tâm hồn, chỉ có chăm sóc và theo dõi thường xuyên mới có thể giúp ta tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn, dài lâu .

3.3. Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt từ bên trong

Theo các chuyên gia nhãn khoa thế giới, hiện nay, để phòng ngừa các triệu chứng nhức mỏi mắt, mắt có màng che, mắt kéo mây mờ, mắt “già” trước tuổi, bạn cần chăm sóc mắt từ bên trong bằng cách cung cấp dưỡng chất chuyên biệt cho mắt.

  • Nuôi dưỡng các tế bào mắt nhờ DHA và EPA 

DHA chiếm gần 60% trong võng mạc - đây là trung tâm tổng chỉ huy sự nhìn của mắt. Vì vậy, nó đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển thần kinh thị lực, giúp hoàn thiện chức năng nhìn để bé có thể quan sát thế giới rõ ràng và sinh động hơn. Sự thiếu hụt DHA có thể gây ra các vấn đề suy giảm thị lực, khô mắt, nháy mắt, nheo mắt… 

Giống như DHA, EPA cũng là acid béo thuộc nhóm chất béo omega-3. EPA có tác dụng làm tăng tính bền thành mạch, từ đó tăng hiệu quả của DHA. 

Nguồn bổ sung EPA và DHA phổ biến nhất hiện nay là dầu cá ( chiết xuất từ cá ngừ, cá hồi,..)


Cá ngừ giàu DHA và EPA tốt cho mắt của trẻ

  • Vitamin A và E giúp phục hồi các tổn thương mắt

Vitamin A và E là các chất chống oxy hoá tan trong chất béo, bảo vệ axit béo khỏi sự oxy hóa có hại. Vì võng mạc tập trung rất nhiều các axit béo nên 2 loại vitamin này sẽ giúp rất cần thiết cho sức khoẻ mắt. Đặc biệt, Vitamin A còn có tác dụng giúp mắt hình thành sắc tố thị giác để thích ứng tốt hơn trong bóng tối.

Thiếu hụt Vitamin A và E có thể dẫn đến thoái hóa võng mạc và suy giảm thị lực..

  • Lutein và Zeaxanthin giúp bảo vệ mắt khỏi ánh sáng xanh

Lutein và zeaxanthin là một trong những thành phần chính cấu tạo nên điểm vàng của mắt, giúp mắt nhìn rõ được mọi vật. Nhờ có cấu tạo đặc biệt này mà mắt không phải điều tiết nhiều, tránh nhức mỏi, giảm nguy cơ mắc bệnh.

Ngoài ra, Lutein và zeaxanthin còn có chức năng ngăn chặn sự xâm nhập của ánh sáng xanh có hại cho mắt, gây tổn thương võng mạc và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng. 

3.4. Bổ sung các sản phẩm chuyên biệt giúp bảo vệ mắt cho trẻ

Việc bổ sung dưỡng chất bảo vệ mắt cho bé thông qua thực phẩm hàng ngày là điều mà các bậc phụ huynh vẫn luôn áp dụng. Tuy nhiên trẻ nhỏ thường xu hướng lười ăn và không ăn đầy đủ các nhóm chất. Đồng thời với các bé trong giai đoạn từ 1 - 6 tuổi, thị lực vẫn hoàn thiện, nhu cầu bổ sung các dưỡng chất cho mắt là rất lớn. Chính vì vậy, việc sử dụng sản phẩm chuyên biệt cho mắt là phương pháp được rất nhiều phụ huynh lựa chọn. 

Hiện nay, bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux đang là sản phẩm được rất nhiều chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ mắt cho bé.

Bộ đôi sáng mắt bổ sung đầy đủ 3 nhóm dưỡng chất quan trọng bậc nhất với mắt: DHA/EPA, Vitamin A/Vitamin E, Lutein/Zeaxanthin với hàm lượng đạt chuẩn. Chuyên biệt giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt, nháy mắt.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.


Mắt bị mờ như có màng che mặc dù không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nó lại “cảnh báo” cho các vấn đề về thị lực của trẻ.  Do đó, để giữ cho đôi mắt của trẻ luôn được khoẻ mạnh, ba mẹ hãy chú ý bảo vệ mắt cho trẻ ngay từ sớm nhé. 

Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 



Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 5066

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.