Bé bị mắt phải bị mờ hơn mắt trái: Mẹ phải làm sao?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Không giống như người lớn, trẻ nhỏ dễ dàng bỏ qua tình trạng mắt phải bị mờ hơn mắt trái nếu không được cha mẹ thường xuyên quan tâm. Đáng chú ý, đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về mắt nghiêm trọng. Vậy hiện tượng mắt phải mờ hơn mắt trái ở trẻ là do đâu và làm thế nào khắc phục? Mời ba mẹ tìm hiểu trong bài viết hôm nay.

1. Thế nào là tình trạng mắt phải mờ hơn mắt trái ở trẻ?

Mờ mắt được biết đến như một dấu hiệu phổ biến nhất trong các bệnh lý về mắt. Tình trạng mắt phải mờ hơn mắt trái được mô tả bằng cảm giác một lớp màng trong suốt phủ trước mắt, khiến tầm nhìn bên góc phải của trẻ bị mờ, nhòe và không rõ nét. Trong khi đó, mắt trái không gặp phải hiện tượng này hoặc nhẹ hơn.


Mắt phải mờ hơn mắt trái ảnh hưởng đến đời sống của trẻ

Mắt phải bị nhìn mờ hơn mắt trái gây ra không ít ảnh hưởng đến quá trình học tập, sinh hoạt và phát triển của trẻ. Cha mẹ có thể nhận biết tình trạng này thông qua một số dấu hiệu như:

  • Trẻ dễ mất tập trung và bỏ qua các hoạt động, sự việc xảy ra ở tầm nhìn bên phải.

  • Trẻ dụi mắt phải thường xuyên, nheo mắt, chớp mắt hoặc nháy mắt liên tục.

  • Mắt phải xuất hiện các dấu hiệu như: ngứa, cộm đỏ, chảy nước mắt, tiết dịch bất thường,...

  • Trẻ kêu đau mắt hoặc nhìn mờ, khó chịu ở mắt bên phải.

  • Trẻ thường chủ động đưa vật lại gần mắt hơn hoặc vô thức dùng tay che mắt phải khi quan sát.

  • Khả năng tập trung bị giảm sút, trẻ mệt mỏi và uể oải khi cần sự chú ý mắt.


2. Nguyên nhân gây mắt phải mờ hơn mắt trái ở trẻ

Việc xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng mắt phải mờ hơn mắt trái ở trẻ giúp ba mẹ định hướng được cách xử lý và điều trị can thiệp phù hợp.

2.1 Nguyên nhân sinh lý

Theo các chuyên gia, tình trạng mắt phải bị mờ hơn mắt trái ở trẻ đôi khi do thói quen sinh hoạt, học tập thiếu khoa học. Mắt phải của trẻ có thể bị mờ hơn sau khi học tập căng thẳng kéo dài hoặc khi trẻ thiếu ngủ, mất ngủ liên tục. Quá trình này làm ảnh hưởng đến quá trình tự điều tiết của mắt, khiến mắt mờ đi.


Xem quá nhiều điện thoại có thể khiến mắt phải tổn thương

Một nguyên nhân phổ biến hơn là thói quen sử dụng quá mức các thiết bị điện tử như: điện thoại, tivi, máy tính bảng,... Việc trẻ xem những thiết bị này trong thời gian dài, ở khoảng cách gần và tư thế không đúng khiến ánh sáng xanh tác động và gây tổn thương đến một bên mắt dẫn đến hiện tượng mắt phải mờ hơn mắt trái. 

Vì lý do này, việc đầu tiên mà cha mẹ cần làm khi phát hiện con bị mờ mắt phải là cần điều chỉnh chế độ sinh hoạt của trẻ và kiểm soát việc trẻ tiếp xúc với các thiết bị điện tử. 

2.2 Nguyên nhân bệnh lý

Mắt phải bị mờ hơn mắt trái có thể xuất phát từ các bệnh lý về mắt. Dưới đây là một số bệnh lý thường gặp nhất.

Tật khúc xạ

Mắt bị mờ là một trong những triệu chứng điển hình nhất của các tật khúc xạ ở mắt như: cận thị, viễn thị, loạn thị,... Sự biến dạng của giác mạc làm lệch điểm hội tụ của ánh sáng trên võng mạc khiến ảnh của vật trở nên mờ, nhòe trong mắt trẻ.


Tật khúc xạ là nguyên nhân khiến trẻ nhìn mờ

Mức độ biến dạng của giác mạc có thể chênh lệch giữa hai mắt, từ đó gây ra tình trạng mắt phải nhìn mờ hơn mắt trái. Khi bị tật khúc xạ, trẻ có thể có một số triệu chứng như:

  • Thích đưa vật lại khoảng cách gần hơn (cận thị), ra xa (viễn thị) hoặc rối loạn (loạn thị) khi nhìn.

  • Thường xuyên phải dụi mắt, nheo mắt khi nhìn.

  • Mắt nhức mỏi, hay dụi mắt, chảy nước mắt, khó tập trung trong thời gian dài.

  • Trẻ hay đau đầu, nhức mỏi mắt khi cần phải chú ý.

Bệnh khô mắt

Bệnh khô mắt xảy ra khi chức năng của tuyến nước mắt bị suy giảm, lượng nước mắt tiết ra không đủ để cấp ẩm cho mắt trong quá trình hoạt động. Nếu tình trạng này chỉ xảy ra ở mắt phải thì sẽ gây hiện tượng mắt phải nhìn mờ hơn mắt trái. Cha mẹ có thể nhận biết con bị khô mắt thông qua một số dấu hiệu như:

  • Trẻ dụi mắt liên tục, chảy nước mắt tự nhiên và đóng gỉ trắng ở hai hốc mắt.

  • Trẻ có cảm giác khô rát, nóng, cộm cứng và khó chịu trong mắt.

  • Mắt cộm đỏ, không có độ trơn bóng như bình thường.

Tăng nhãn áp

Mắt phải bị nhìn mờ hơn mắt trái có thể do sự gia tăng áp lực trong mắt tăng cao khiến các dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến nhìn mờ. Cha mẹ có thể nhận diện tình trạng tăng nhãn áp ở trẻ thông qua một số dấu hiệu như:

  • Kích thước mắt của trẻ tăng lên bất thường.

  • Giác mạc mất đi sự trong suốt, nhìn đục và phù hơn bình thường.

  • Chảy nước mắt không kiểm soát

  • Thị lực của trẻ giảm sút kèm theo tình trạng rung giật nhãn cầu.


Tăng nhãn áp thường khiến một bên mắt nhìn kém hơn

Nhược thị

Nhược thị là tình trạng suy giảm hoạt động và kém phát triển chức năng thị giác. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một mắt gây mất thị lực nghiêm trọng mà không thể điều trị bằng cách điều chỉnh độ kính.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị nhược thị gồm:

  • Trẻ đột nhiên bị nhìn mờ một bên mắt

  • Trẻ có xu hướng nhìn vật ở khoảng cách gần kèm theo phản xạ dụi mắt, nheo mắt khi xem.

  • Trẻ viết sai hàng, lệch hàng và thường nghiêng đầu khi nhìn.

  • Trẻ mệt mỏi và thường xuyên kêu nhức mỏi mắt

3. Khi nào mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ?

Ngay khi phát hiện bé có dấu hiệu mắt phải mờ hơn mắt trái, ba mẹ cần nhanh chóng đưa con đến các cơ sở chuyên khoa để được bác sĩ thăm khám, làm rõ nguyên nhân cũng như định hướng điều trị.

Trong thời gian theo dõi, nếu trẻ có dấu hiệu bất thường dưới đây, cha mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ ngay:

  • Thị lực của trẻ suy giảm đột ngột mà không rõ nguyên nhân.

  • Trẻ bị đau nhức mắt, cơn đau lan lên đầu hoặc xuống dưới mặt, hàm.

  • Mắt trẻ trở nên nhạy cảm hơn với ánh sáng.

  • Khi nhìn vật, trẻ thấy xuất hiện hiện tượng ruồi bay, chấm đen hoặc tối ở vùng trung tâm.

  • Trục nhìn của trẻ bị lệch, hai mắt không nhìn cùng về một hướng.

4. Mẹ phải làm gì khi con nhìn mờ một mắt?

Tình trạng mắt phải bị mờ hơn mắt trái có thể là hồi chuông cảnh báo cho bố mẹ biết thị lực của con đang gặp vấn đề, cần có biện pháp phù hợp và kịp thời. Để xử trí tình trạng này, cha mẹ cần thực hiện can thiệp đồng thời nhiều phương diện. Cụ thể:

4.1 Điều trị và tái khám định kỳ

Sau khi thăm khám và làm rõ nguyên nhân gây mắt phải nhìn mờ hơn mắt trái ở trẻ, cha mẹ cần tiến hành điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tùy vào tình trạng cụ thể của mỗi em bé mà bác sĩ sẽ hướng dẫn phụ huynh các phương pháp điều trị khác nhau.


Cần đưa bé thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ

Trẻ có thể được chỉ định đeo kính thuốc, sử dụng thuốc uống, áp dụng các bài tập vật lý trị liệu hay các can thiệp ngoại khoa. Việc nghiêm túc tuân thủ y lệnh sẽ giúp trẻ phục hồi tốt hơn, tránh được các biến chứng nguy hiểm sau này.

Sau thời gian điều trị, cha mẹ cần đưa con tái khám định kỳ theo lịch hẹn với bác sĩ. Đây là việc làm quan trọng giúp theo dõi sự tiến triển của các vấn đề ở mắt, phát hiện bất thường từ đó điều chỉnh phương pháp xử lý phù hợp. 

4.2 Giúp trẻ điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Xây dựng lối sống khoa học, loại bỏ những thói quen xấu là việc làm cần thiết và quan trọng khi trẻ bị mắt phải nhìn mờ hơn mắt trái. Một số lưu ý cho cha mẹ khi bé gặp phải tình trạng này gồm:

  • Tránh để cho bé bị căng thẳng: Cha mẹ nên tiết chế, điều chỉnh các hoạt động học tập của con cũng như không khí trong gia đình để con thoải mái, tránh áp lực kéo dài.

  • Không lạm dụng thiết bị điện tử: Cho con vui chơi ngoài trời nhiều hơn, tham gia các hoạt động ngoại khóa, buổi dã ngoại để mắt được nghỉ ngơi và mang đến năng lượng tích cực cho bé.

  • Vệ sinh mắt hàng ngày: Cha mẹ có thể hướng dẫn hoặc giúp con vệ sinh mắt với nước muối sinh lý 1 lần/ ngày vào buổi tối trước khi đi ngủ.

  • Đảm bảo giấc ngủ cho trẻ: Đây là thời gian mắt trẻ thư giãn, phục hồi tổn thương. Ba mẹ hãy chắc chắn rằng thời gian và chất lượng giấc ngủ của con được đảm bảo tốt nhất.

  • Cung cấp môi trường lành mạnh cho mắt: Ánh sáng phải đủ, không quá tối và cũng không quá chói. Bên cạnh đó, trẻ nên tránh hoạt động trong môi trường có độ ẩm quá thấp, bụi bặm hoặc bị ô nhiễm,…

4.3 Tăng cường dưỡng chất có lợi cho mắt

Bổ sung dinh dưỡng phù hợp giúp thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương tại mắt, cải thiện tình trạng mắt phải bị mờ hơn mắt trái. Cha mẹ có thể chủ động tăng cường các nhóm chất gồm:

  • Omega 3 (DHA/ EPA): Giúp tăng cường nuôi dưỡng và hoàn thiện phát triển tế bào mắt.

  • Vitamin A/ Vitamin E: Nhóm chất chống oxy hóa, thúc đẩy quá trình chữa lành, rút ngắn thời gian phục hồi tổn thương mắt.

  • Lutein/ Zeaxanthin: Tạo màng lọc bảo vệ mắt, ngăn cản tác động có hại của ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. 


Bổ sung dưỡng chất tốt cho mắt bằng Bộ đôi Neo Kids và Oralux

Tùy vào nhu cầu và điều kiện của mỗi gia đình mà các bậc phụ huynh có thể lựa chọn bổ sung những dưỡng chất trên thông qua thực phẩm hoặc các sản phẩm chuyên biệt như Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux. Ba mẹ có thể tham khảo bộ sản phẩm này TẠI ĐÂY.

Trên đây là những chia sẻ tổng quan về vấn đề mắt phải bị mờ hơn mắt trái ở trẻ. Nếu cha mẹ cần được tư vấn kỹ hơn, hãy liên hệ trực tiếp với chuyên gia qua hotline: 1900 636 985.


Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux

Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết. 

Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:

  • DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ. 

  • Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt

  • Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.

Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.

Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ. 


Nhà phân phối tại Việt Nam: ng ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Bộ Đôi Sáng Mắt

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.