Mục lục
1. Thế nào là mắt bị cay và chảy nước mắt?
Mắt bị cay và chảy nước mắt là một triệu chứng thường gặp ở mắt, xuất hiện khi mắt bị khô hoặc bị kích ứng. Tình trạng này khiến trẻ luôn có cảm giác mắt bị cay xè, nhức nhối như có vật lạ trong mắt, mỏi và khô mắt dù bị chảy nước mắt liên tục.
Cay mắt, chảy nước mắt khiến bé khó chịu
Bên cạnh những cảm giác khó chịu khó mô tả, trẻ có thể xuất hiện một số triệu dấu hiệu bất thường kèm theo như:
Trẻ không thể mở mắt, cử động mắt và nhìn được như bình thường
Trẻ hay chớp mắt, nheo mắt và dụi mắt liên tục.
Mắt trẻ nhạy cảm với ánh sáng, mắt trẻ khó chịu hoặc bị kích thích khi điều kiện ánh sáng thay đổi đột ngột.
Cay nhức và chảy nước mắt không chỉ khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động học tập, vui chơi mà còn trực tiếp tác động đến sức khỏe của bé. Vì vậy, ba mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà cần kiểm tra, làm rõ nguyên nhân và sớm đưa trẻ thăm khám chuyên khoa nếu cần thiết.
2. Nguyên nhân khiến trẻ bị cay mắt, chảy nước mắt
Mắt bị cay và chảy nước mắt có thể gây nguy hiểm hoặc không, tùy thuộc vào nguyên nhân khởi phát triệu chứng này. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp
2.1 Nhóm nguyên nhân ngoại cảnh
Hầu hết các trường hợp trẻ bị cay mắt, chảy nước mắt đột ngột đều xuất phát từ những tác động tiêu cực từ môi trường sống, cụ thể như:
Tiếp xúc quá mức với thiết bị điện tử
Theo các chuyên gia, ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử là nguyên nhân hàng đầu gây ra hội chứng thị giác màn hình với các biểu hiện như: mắt nhìn mờ, khô mắt, chảy nước mắt, khó nhìn tập trung, nhức mỏi mắt,...
Tiếp xúc thiết bị điện tử quá mức khiến mắt tổn thương
Việc trẻ liên tục tiếp xúc với các thiết bị điện tử khiến khả năng tương phản của mắt bị giảm đi, tăng căng thẳng mắt và khiến mắt nhức mỏi. Bên cạnh đó, ánh sáng xanh còn làm giảm tần số chớp mắt khiến mắt không được làm ẩm kịp thời, dẫn đến tình trạng khô mắt, cay mắt và chảy nước mắt.
Mắt dính dị vật
Trẻ nhỏ chưa phân biệt được mức độ nguy hiểm một số hành động hoặc đồ vật nên dễ bị dính các dị vật vào mắt khiến mắt bị kích ứng, dị ứng dẫn đến cay và chảy nước mắt. Một số dị vật thường gặp như: cát bụi, côn trùng, hóa chất, lông động vật,...
Môi trường ô nhiễm
Những tác nhân từ môi trường sống ô nhiễm như: khói bụi, chất xả phương tiện giao thông, khói bụi công nghiệp,... là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng cay nhức mắt, chảy nước mắt.
Môi trường ô nhiễm khiến trẻ bị cay mắt, chảy nước mắt
Bình thường, mắt luôn có cơ chế tự bảo vệ và làm sạch khi các tác nhân lạ xâm nhập. Thế nhưng, nếu trẻ thường xuyên tiếp xúc, sinh hoạt hoặc vui chơi trong môi trường này, chất ô nhiễm bị tích tụ quá nhiều khiến mắt không thể tự làm sạch. Hệ quả là mắt trẻ xuất hiện tình trạng dị ứng, đỏ rát, cay nhức, lâu dần dẫn đến giảm thị lực.
Tia UV
Vào mùa hè, mắt trẻ dễ bị cay nhức, chảy nước mắt do thường xuyên tiếp xúc với bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời. Dễ thấy nhất là trẻ có biểu hiện quáng mắt, chảy nước mắt, mắt ngứa đỏ sau khi di chuyển hoặc hoạt động lâu dưới trời nắng nóng.
Một số nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được, tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể gây ra các tổn thương tại mắt như: thoái hóa điểm vàng, đục thủy tinh thể,....
2.2 Nguyên nhân bệnh lý
Bên cạnh yếu tố ngoại cảnh, tình trạng cay và chảy nước mắt ở trẻ còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý về mắt, điển hình như:
Bệnh khô mắt
Bệnh khô mắt xảy ra khi số lượng nước mắt tiết ra không đủ hoặc chất lượng nước mắt không đạt yêu cầu khiến nước mắt bị bốc hơi qua nhanh. Tình trạng này khiến bề mặt nhãn cầu bị tổn hại, gây ra các triệu chứng khó chịu như: cay nhức mắt, chảy nước mắt, nhạy cảm với ánh sáng.
Nguyên nhân phổ biến gây khô mắt ở trẻ là do thiếu hụt vitamin A. Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác như: sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài, mắt hoạt động quá lâu, tổn thương tuyến nước mắt, dị ứng thuốc, viêm kết mạc,...
Tật khúc xạ
Ngay nay, các tật khúc xạ như: cận thị, viễn thị và loạn thị là tình trạng rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Sự biến dạng của giác mạc làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, khiến mắt trẻ phải tăng điều tiết hơn bình thường. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị khô mắt, cay nhức và chảy nước mắt.
Các triệu chứng của tật khúc xạ trở nên nghiêm trọng hơn khi mắt trẻ phải hoạt động liên tục trong thời gian dài hoặc hoạt động với cường độ cao. Nguyên nhân gây nên tật khúc xạ ở trẻ thường là do: thói quen sử dụng thiết bị điện tử quá mức, học tập, sinh hoạt trong môi trường thiếu sáng, tư thế ngồi học sai,....
Nhiễm trùng mắt
Nhiễm trùng mắt xảy ra khi có: nấm, vi khuẩn hoặc virus tấn công và gây tổn thương mắt. Tình trạng này đặc trưng bởi các triệu chứng viêm như: mắt sưng tấy, nóng đỏ, đau nhức và tăng tiết nước mắt.
Viêm bờ mi khiến mắt trẻ bị đau, chảy nước mắt
Trong đó, phản xạ tăng tiết nước mắt được cơ thể kích hoạt nhằm mục đích tăng giữ ẩm cho mắt và “rửa trôi” vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng. Một số bệnh nhiễm trùng mắt thường gặp ở trẻ như: viêm kết mạc, viêm bờ mi mắt.
Dị ứng
Về bản chất, phản ứng dị ứng chính là phản ứng viêm xảy ra khi có các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Khi mắt trẻ bị dị ứng, các triệu chứng điển hình thường gặp gồm có: mắt sưng đỏ, phù nề, nóng rát, ngứa ngáy, cay nhức mắt và mắt bị kích thích dẫn đến chảy nước mắt.
Một số tác nhân thường gây dị ứng mắt ở trẻ bao gồm: phấn hoa, các loại thực vật, lông động vật, các loại nấm mốc, khói thuốc lá,..
3. Cha mẹ cần làm gì khi trẻ bị cay mắt, hay chảy nước mắt?
Việc quan trọng khi trẻ bị cay mắt, chảy nước mắt là cần xác định được nguyên nhân, từ đó có giải pháp xử trí phù hợp và kịp thời. Dưới đây là một số gợi ý cho ba mẹ có con gặp phải tình trạng này.
3.1 Theo dõi, thăm khám và điều trị
Ngay tại thời điểm phát hiện trẻ có dấu hiệu bị cay mắt, chảy nước mắt, việc đầu tiên mà ba mẹ cần làm là kiểm tra kỹ mắt của con để phát hiện dị vật và các triệu chứng bất thường. Cùng với đó, nếu bé đã lớn, ba mẹ có thể hỏi để xem con có thực hiện hành động gì tác động xấu đến mắt không.
Trẻ cần thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ
Trường hợp bé bị đau, cay nhức dữ dội kèm theo chảy nước mắt, trẻ khóc và không thể mở mắt, ba mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời.
Nếu các biểu hiện không quá nghiêm trọng, ba mẹ có thể:
Giúp con rửa mắt bằng nước muối sinh lý.
Theo dõi các triệu chứng và vệ sinh mắt trẻ bằng nước muối sinh lý tại nhà trong 2 - 3 ngày.
Nhưng cần đưa trẻ đi khám nếu các triệu chứng không cải thiện hoặc có dấu hiệu nặng hơn.
Tiến hành điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ.
3.2 Hướng dẫn trẻ điều chỉnh lối sống
Hầu hết các trường hợp bị cay và chảy nước mắt ở trẻ đều xuất phát từ nguyên nhân ngoại cảnh. Vì vậy, việc xây dựng cho bé một lối sống khoa học là điều cần thiết giúp cải thiện và phòng ngừa tình trạng này.
Áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt khi trẻ ra ngoài
Một số lưu ý cụ thể trong chế độ sinh hoạt của trẻ gồm:
Tiết chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử, không quá 2 tiếng/ ngày và không quá 30 phút/ lần xem.
Đảm bảo khoảng cách an toàn và điều kiện ánh sáng đầy đủ khi trẻ xem các thiết bị điện tử.
Tránh để trẻ vui chơi hoặc sinh hoạt trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi hoặc có không khí quá khô do sử dụng máy lạnh.
Áp dụng các biện pháp bảo vệ mắt như: mặc áo, đội mũ, đeo kính,... khi trẻ ra ngoài trời, đặc biệt là khi trời nắng.
Vệ sinh mắt trẻ đều đặn 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối bằng nước muối sinh lý. Lưu ý: Ba mẹ dùng bông thấm nước muối rồi lau mắt cho con, tránh nhỏ trực tiếp nước muối vào mắt.
Áp dụng các biện pháp massage mắt hoặc chườm ấm để giảm cảm giác đau nhức mỏi mắt hay khô mắt.
3.3. Tăng cường bổ sung dưỡng chất cho đôi mắt
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp nuôi dưỡng, bảo vệ và phục hồi các tổn thương tại mắt. Vậy nên, khi bé bị cay nhức và chảy nước mắt thường xuyên, ba mẹ cần chú ý tăng cường những dưỡng chất có lợi cho đôi mắt của con, cụ thể như:
Omega 3 (DHA/EPA): Dưỡng chất quan trọng giúp nuôi dưỡng tế bào mắt đồng thời thúc đẩy hoàn thiện quá trình phát triển của tế bào mắt.
Lutein và zeaxanthin: Bộ đôi dưỡng chất có khả năng tạo màng lọc ngăn cản tác hại của ánh sáng xanh, hạn chế tổn thương khi trẻ tiếp xúc thiết bị điện tử.
Vitamin A và vitamin E: Là chất chống oxy hóa, chống viêm có khả năng hỗ trợ chữa lành các tổn thương và phục hồi tế bào mắt.
Các dưỡng chất này có thể được bổ sung thông qua các loại thực phẩm tươi sống trong chế độ ăn hàng ngày. Vì vậy, ba mẹ cần chủ động xây dựng thực đơn, linh hoạt thay đổi các thực phẩm để con có nguồn dinh dưỡng đầy đủ và đa dạng.
Bộ đôi sáng mắt Oralux và Neo Kids được nhiều chuyên gia khuyên dùng
Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể bổ sung dưỡng chất cho con qua các dòng sản phẩm chuyên biệt cho mắt như Bộ đôi sáng mắt Neo Kids và Oralux. Đây là bộ sản phẩm được nhiều chuyên gia khuyên dùng bởi các ưu điểm như:
Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mắt gồm: DHA, EPA, lutein, zeaxanthin, vitamin A và vitamin E
Dễ dàng phân liều, cung cấp đầy đủ hàm lượng dưỡng chất theo từng độ tuổi của trẻ.
Hỗ trợ giảm nhanh triệu chứng: cay nhức, đau mỏi mắt, chảy nước mắt, nheo mắt, nháy mắt,... ở những bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Sản phẩm được tin dùng tại hơn 20 quốc gia trên thế giới.
Trên đây là bài viết chia sẻ về tình trạng mắt hay bị cay và chảy nước mắt ở trẻ nhỏ. Hy vọng những thông tin trong bài viết có thể giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về vấn đề này, từ đó lựa chọn được giải pháp phù hợp với con. Nếu cần tư vấn thêm, ba mẹ có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 1900 636 985 để được chuyên gia tư vấn.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.