Mục lục
1. Hiện tượng trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ
Trẻ dưới 1 tuổi đặc biệt là trẻ sơ sinh thường có hiện tượng dụi mắt bứt tai khi ngủ. Nhiều trẻ còn có triệu chứng vặn mình, rướn người kèm theo. Trẻ từ 4 - 12 tháng tuổi cũng có thể gặp phải nhưng tỷ lệ ít hơn. Các hành động này cứ lặp đi lặp lại nhiều lần khiến bố mẹ lo lắng không biết cơ thể con đang có vấn đề gì không.
Nhưng theo các chuyên gia, đây là hiện tượng sinh lý bình thường trong chu trình sinh học của cơ thể trẻ. Đó chỉ là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ ngủ chưa đủ giấc. Nhất là những trẻ dưới 1 tháng tuổi thường có những giấc ngủ ngắn và không sâu nên hành động dụi mắt bứt tai diễn ra thường xuyên hơn.
Tuy nhiên trong một số trường hợp, trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ lại là dấu hiệu cảnh báo một số vấn đề về sức khỏe của trẻ. Chính vì thế bố mẹ không được chủ quan mà cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ kịp thời khi có dấu hiệu bất thường để được chẩn đoán và có hướng xử trí phù hợp.
Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ có nguy hiểm không?
2. Nguyên nhân khiến trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ.
Hay dụi mắt bứt tai khi ngủ hầu hết là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần lưu ý một số dấu hiệu khác kèm theo, bởi hiện tượng này còn do một số nguyên nhân dưới đây gây ra:
Tín hiệu cho thấy trẻ chưa ngủ đủ
Nhiều bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng dụi mắt và mặt khi trẻ bị thức giấc dậy hoặc chưa ngủ đủ. Bởi trẻ sơ sinh chưa nói được, khi cảm thấy mệt mỏi, việc dụi mắt sẽ giúp xoa dịu, giảm đau các cơ tại vùng mắt cho trẻ.
Trẻ cảm thấy nóng
Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ cũng có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang khó chịu do nóng. Hiện tượng này càng xảy ra nhiều vào mùa hè nóng nực. Do đó bố mẹ cần kiểm tra và hạ nhiệt độ phòng để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
Nhiễm trùng mắt, tai
Nhiễm trùng mắt, tai có thể là một trong những nguyên nhân gián tiếp dẫn đến hiện tượng dụi mắt bứt tai khi ngủ ở trẻ. Ngoài ra, trẻ còn kèm theo một số triệu chứng khác như ho, sốt và quấy khóc. Bố mẹ cần theo dõi kỹ các dấu hiệu và đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị sớm.
Thường xuyên vệ sinh tai ngăn ngừa viêm, nhiễm trùng
Trẻ mọc răng
Mọc răng cũng có thể là một trong những nguyên nhân gây hiện tượng dụi mắt bứt tai ở trẻ mà nhiều bố mẹ không ngờ tới. Bởi trẻ mọc răng thường có cảm giác đau quanh miệng và răng theo dây thần kinh lan dần đến tai khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Trẻ mọc răng cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng dụi mắt, bứt tai
Mắt bị khô
Thông thường, mắt được bao bọc bởi lớp màng nước mắt, lớp này sẽ bay hơi dần khi tiếp xúc lâu trong không khí. Càng lớn trẻ càng hiếu động và thích ngắm nhìn, khám phá những thứ xung quanh. Điều này dễ khiến mắt trẻ bị khô gây khó chịu.
Do đó, bé sẽ có xu hướng dụi mắt nhiều hơn so với bình thường. Bởi việc dụi mắt sẽ kích thích quá trình tiết nước mắt, phục hồi độ ẩm hiệu quả.
Viêm da dị ứng
Nhiều trẻ có cơ địa viêm da dị ứng sẽ có biểu hiện da khô, ngứa ngáy khiến cho giấc ngủ không được thoải mái. Điều này cũng có thể là nguyên nhân gây hiện tượng dụi mắt, bứt tai ở trẻ khi ngủ.
Có dị vật trong mắt hoặc trong tai
Các dị vật trong mắt hoặc tai như bụi, côn trùng, vật nhỏ có thể gây ngứa ngáy khó chịu. Phản xạ của trẻ là dụi mắt, bứt tai để loại bỏ các dị vật tạo cảm giác dễ chịu hơn. Bố mẹ cần kiểm tra mắt và tai để đảm bảo dị vật không gây tổn thương trẻ.
Mẹ có thể kiểm tra và lấy dị vật trong mắt trẻ bằng cách dùng miếng bông gòn vô trùng có thấm nước. Vắt nhẹ miếng bông gòn và lau khóe mắt để làm sạch bụi bẩn hoặc dị vật.
Sử dụng bông gòn vệ sinh mắt tránh gây tổn thương
Trẻ có ráy tai
Có nhiều ráy tai khiến trẻ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ thường xuyên bứt tai khi ngủ. Do đó, bố mẹ cần chú ý thường xuyên kiểm tra và làm sạch tai cho con.
Khi vệ sinh, bố mẹ chỉ nên dùng khăn mềm, thấm nước rồi vắt khô và lau nhẹ nhàng vùng vành tai mỗi ngày. Đồng thời sử dụng bông tăm mềm để lau ống tai ngoài vào mỗi tuần. - -
Hậu quả khi trẻ hay dụi mắt bứt tai
Việc trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ sẽ ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của con. Điều này sẽ gây hệ lụy lớn đến sức khỏe và sự phát triển về trí tuệ và chiều cao. Chuyên gia cho biết, nếu trẻ được đảm bảo một giấc ngủ đúng và đủ sẽ giúp ích cho quá trình phát triển toàn diện của con.
Tăng nguy cơ nhiễm trùng
Tay của trẻ là nơi khu trú của rất nhiều loại vi khuẩn và virus. Vì vậy, nếu trẻ dùng tay để dụi mắt sẽ tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vùng mắt của trẻ gây viêm nhiễm. Cùng với đó, dụi mắt nhiều gây trầy xước da sẽ khiến cho vi khuẩn tấn công và khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
Gây tổn thương tai mắt
Trẻ dụi mắt bứt tai nhiều có thể gây kích ứng, viêm nhiễm và nổi mẩn đỏ ở các vùng xung quanh. Nguy hiểm nhất là trẻ có thể vô tình làm xước giác mạc gây rát, khó chịu, chảy nước mắt, đỏ mắt. Một số trường hợp nặng hơn có thể bị đỏ ở lòng trắng mắt do bị vỡ mạch máu.
Thị lực kém
Việc dụi mắt thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu đến mắt, lâu dần dẫn đến tổn thương thần kinh thị lực.
Trẻ mệt mỏi, hay quấy khóc
Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ sẽ khiến cho giấc ngủ không sâu giấc, trẻ hay giật mình và ngủ không đủ giấc. Điều này dễ dẫn đến mệt mỏi, trẻ hay quấy khóc, cáu gắt.
Việc trẻ dụi mắt bứt tai nhiều ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chính vì vậy, điều quan trọng bố mẹ cần làm là ngăn cản hành động dụi mắt bứt tai ở trẻ. Đồng thời theo dõi chặt chẽ các triệu chứng khác để có hướng xử trí phù hợp cho con.
3. Bố mẹ cần làm gì nếu trẻ dụi mắt bứt tai khi ngủ
Bố mẹ cần làm gì để cải thiện tình trạng trẻ hay dụi mắt bứt tai
Nếu con có thói quen hay dụi mắt bứt tai khi ngủ, điều đầu tiên bố mẹ cần làm là cắt móng tay cho con tránh làm xước da. Đồng thời, kiểm tra nhiệt độ và không gian trong phòng, cần giữ cho nhiệt độ ở mức ổn định để đảm bảo giấc ngủ ngon cho con. Tiếp theo, mẹ cần lựa chọn những sản phẩm phù hợp không gây kích ứng da trẻ.
Nếu con dụi mắt và bứt tai quá nhiều kèm theo sốt cao, người nổi mẩn, bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và hướng dẫn cách xử trí an toàn, hiệu quả.
Bố mẹ cần điều trị triệt để tình trạng cảm cúm, viêm tai giữa tránh để bệnh nặng hơn và lây nhiễm sang các bộ phận khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, việc giữ vệ sinh vùng tai và vùng mắt cho trẻ vô cùng quan trọng. Bố mẹ cần sử dụng khăn sạch, mềm, ấm để lau sạch vùng mắt hàng ngày cho con. Khi tắm cần tránh để nước vào tai con, nếu có thì dùng bông tai lau khô và làm sạch tai sau khi tắm. Điều này còn tránh được nguy cơ dẫn đến viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng.
Đặc biệt, trẻ trên 1 tuổi rất hiếu động thích ngắm nhìn mọi thứ xung quanh. Điều này có thể khiến cho mắt trẻ phải điều tiết nhiều dễ dẫn đến khô mắt. Bố mẹ nên tham khảo để bổ sung thêm các sản phẩm chuyên biệt để nuôi dưỡng, bảo vệ mắt luôn khỏe.
Với sự kết hợp giữa các nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm: DHA/EPA, Vitamin A/E và Lutein/ Zeaxanthin, bộ đôi sáng mắt Neo kids hiện nay đang được nhiều bố mẹ tin tưởng sử dụng. Xem thêm thông tin về sản phẩm TẠI ĐÂY!
Lưu ý: Khi con trẻ dụi mắt bứt tai khi ngủ thường xuyên khiến giấc ngủ của con không đủ sâu gây ảnh hưởng đến tâm trạng, hoạt động thường ngày, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để có giải pháp hữu hiệu nhất.
Tips hay giúp trẻ ngủ ngon hơn
Giấc ngủ ngon đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển tinh thần và thể chất của con. Nếu được ngủ đủ giấc tinh thần trẻ luôn vui vẻ, hoạt bát, đồng thời tăng trưởng chiều cao tốt hơn.
Biện pháp giúp trẻ có giấc ngủ ngon, đảm bảo sự phát triển toàn diện
Để giúp con có một giấc ngủ ngon, bố mẹ cần nằm lòng một số phương pháp dưới đây:
Đảm bảo phòng ngủ của con luôn được thông thoáng, giữ nhiệt độ phòng phù hợp tạo cảm giác thoải mái. Điều này giúp con dễ ngủ và ngủ sâu giấc hơn.
Tập cho trẻ một giấc ngủ sinh học, đi ngủ và thức dậy đúng giờ. Có thể đọc sách hoặc cho con nghe nhạc để trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
Massage nhẹ nhàng vùng tay, chân và lưng để con dễ đi vào giấc ngủ.
Cho trẻ ngủ trong tư thế nằm ngửa. Khi đang ngủ mà bị giật mình tỉnh, quấy khóc, thay vì vội vàng bế con lên mẹ nên vỗ về, vuốt ve nhẹ nhàng để con ngủ lại.
Giữ cho con một tâm lý thoải mái, thư giãn trước khi ngủ. Chỉ cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Hạn chế tuyệt đối để trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng xanh của màn hình điện thoại, máy tính. Bởi điều này không chỉ ảnh hưởng đến giấc ngủ mà còn sức khỏe của con.
Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất từ các loại rau củ quả tươi hỗ trợ sự phát triển toàn diện nhất cho con.
Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ chủ yếu là dấu hiệu sinh lý bình thường. Tuy nhiên bố mẹ cũng cần chủ động theo dõi sức khỏe của con để kịp thời có hướng xử trí phù hợp. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ liên hệ tới hotline: 1900 5066 để nhận được tư vấn từ chuyên gia từ đội ngũ chuyên gia Neo kids.
Nhân đôi bảo vệ nhờ Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Omega 3 DHA - Oralux
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ ở giai đoạn từ 1 - 6 tuổi là khoảng thời gian vàng để phát triển thị lực. Thế nhưng đây cũng là thời điểm mắt bé chưa hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài, đặc biệt là các thiết bị điện tử. Do đó, việc tăng cường sức khỏe cho đôi mắt ngay từ sớm và tránh các tác động xấu từ ngoài là vô cùng cần thiết.
Bộ đôi sáng mắt Neo Kids Oralux giúp bổ sung 3 nhóm dưỡng chất quan trọng với mắt bao gồm:
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.
Nhờ đó sản phẩm giúp hỗ trợ giảm mỏi mắt, khô mắt, nheo mắt,.. thích hợp cho các bé hay xem tivi, điện thoại hoặc đang trong giai đoạn phát triển, hoàn thiện thị lực.
Hiện tại, Bộ đôi sáng mắt đang được rất nhiều các chuyên gia khuyên dùng để bảo vệ thị lực cho trẻ.
DHA - EPA giúp hỗ trợ nuôi dưỡng và hoàn thiện các tế bào mắt của trẻ.
Vitamin A và vitamin E giúp hỗ trợ chống oxy hóa, đẩy nhanh quá trình làm lành các tổn thương mắt
Lutein và Zeaxanthin giúp hỗ trợ hấp thu đến 90% ánh sáng xanh, từ đó giúp hỗ trợ ngăn chặn tác động của chúng đến đôi mắt của trẻ.