Mục lục
1. Đôi nét về nấm Linh Chi
Nấm Linh Chi có tên khoa học là Ganoderma Lucidum, họ Nấm Lim (Ganodermataceae). Nó thường mọc đơn lẻ hoặc theo cụm ở dưới gốc cây rụng nhiều lá hoặc trên các thân cây đã chết. Mũ nấm dạng hình thận, hình tròn hay hình quạt, hóa gỗ, cứng, đường kính từ 5cm đến 18cm, dày 1cm đến 2cm. Mặt trên màu nâu vàng đến nâu đỏ, bóng loáng như đánh vecni, có những vòng đồng tâm và nếp nhăn tỏa ra, mép mỏng, nhẵn, hơi lượn sóng. Mặt dưới màu vàng nâu đến nâu nhạt với các lỗ nhỏ li ti. Phần trong xốp, màu trắng đến nâu nhạt. Cuống hình trụ, đính lệch, có khi phân nhánh, dài 6 cm đến 10cm, đường kính 1cm đến 3,5cm, màu nâu đỏ đến nâu đen.
Linh Chi thường có màu đỏ đến nâu đen
Trong đông y, câu trả lời cho câu hỏi “uống nấm Linh Chi có tác dụng gì?” là dùng để hành khí, hoạt huyết, tư bổ chính khí. Cùng với sự phát triển của y học hiện đại, nấm Linh Chi được nghiên cứu sâu rộng và ngày càng được biết đến rộng rãi với nhiều hoạt chất tiềm năng trong điều trị các bệnh, cũng như nhiều công dụng tuyệt vời.
2. Các hoạt chất có trong Linh Chi
Hầu hết các loại nấm bao gồm khoảng 90% nước tính theo trọng lượng, còn lại là một số thành phần khác. Với Linh Chi, tỷ lệ các thành phần không bay hơi là 26–28% carbohydrat, 3–5% chất béo, 59% chất xơ và 7–8% protein.
Nấm Linh Chi chứa nhiều loại phân tử hoạt tính sinh học, điển hình là polysacarid, peptidoglycan và triterpenes. Hàm lượng và tỷ lệ phần trăm của mỗi hoạt chất này có thể rất khác nhau giữa các sản phẩm tự nhiên và thương mại. Đây là 3 hoạt chất được nghiên cứu trong điều trị một số bệnh cũng như tăng cường sức khỏe nhiều nhất.
Triterpenes: Là nhóm hợp chất tạo cho Linh Chi có vị đắng và người ta tin rằng nó mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, chẳng hạn như tác dụng giảm lipid và chống oxy hóa. Tuy nhiên, hàm lượng triterpenes khác nhau ở các bộ phận và giai đoạn phát triển khác nhau của nấm, do đó được áp dụng trong nghiên cứu cách phân loại và độ tuổi của Linh Chi.
Polysacarid: Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra nhóm hợp chất này được báo cáo là có nhiều hoạt tính sinh học, bao gồm tác dụng chống viêm, hạ đường huyết, chống loét, chống ung thư và kích thích miễn dịch. Trong đó, nổi bật nhất phải kể đến Beta-Glucan với hoạt tính sinh học mạnh mẽ.
Peptidoglycan: Nhóm hợp chất này cũng được chứng minh là có hoạt tính kháng virus và điều hòa miễn dịch.
3. Uống nấm Linh Chi có tác dụng gì?
3.1. Tăng sức đề kháng
Đây là câu trả lời quen thuộc nhất cho câu hỏi “uống nấm Linh Chi có tác dụng gì?” là giúp tăng cường miễn dịch. Hệ miễn dịch là một phần quan trọng với sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em - nhóm đối tượng đang trong độ tuổi phát triển mạnh mẽ nhất. Tuy nhiên hệ miễn dịch ở trẻ lại chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, bổ sung các dưỡng chất tăng đề kháng cho bé là thật sự cần thiết.
Trẻ em là những đối tượng mà hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Linh chi trong y học cổ truyền là vị thuốc vị đắng, ngọt, tính ôn, bình và không độc. Nó được dùng trong chủ trị hư lao, sức đề kháng kém, khí huyết hư. Ở y học hiện đại, nhóm hợp chất polysacarid của nấm Linh Chi chịu trách nhiệm về tác dụng kích thích miễn dịch. Đặc biệt, hoạt chất Beta glucans hoạt động trên nhiều thụ thể của tế bào miễn dịch, có khả năng kích hoạt các tế bào miễn dịch tiết ra cytokin, cùng với đó là tham gia vào quá trình miễn dịch cho vật chủ. Hoạt chất này đã được chứng minh là có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại sự lây nhiễm của vi khuẩn, virus và vi sinh vật gây bệnh, thường được gọi là chất điều chỉnh phản ứng sinh học. Linh Chi còn chứa 1 hoạt chất khác với công dụng tương tự, đó là Acid ganoderic. Nó có tác dụng hỗ trợ kích thích các thành phần kháng virus, từ đó hỗ trợ đem lại hệ miễn dịch khỏe mạnh hơn, giảm triệu chứng bệnh tốt hơn. Chính vì vậy, Linh Chi xứng đáng là người bạn tuyệt vời của hệ miễn dịch, đặc biệt là cho trẻ nhỏ.
3.2. Hỗ trợ phòng bệnh ung thư
Một câu trả lời đang rất được quan tâm cho câu hỏi “Uống nấm Linh Chi có tác dụng gì?” là chống ung thư. Đây là căn bệnh quái ác, hiện tại chưa có biện pháp nào điều trị triệt để. Chính vì vậy, nó là nỗi khiếp sợ đối với mọi lứa tuổi. Và việc tìm kiếm những biện pháp phòng chống ung thư luôn là chủ đề nóng hổi trong ngành y dược nói riêng, cũng như xã hội nói chung.
Với khả năng chống lại khối u, Linh Chi là ứng cử viên tiềm năng trong điều trị ung thư. Một số phác đồ kết hợp Linh Chi có khả năng mang lại phản ứng khối u tốt hơn 1,25 lần so với những phác đồ không kết hợp dược liệu này. Ngoài ra Linh Chi có thể được sử dụng để chống lại tác dụng ức chế miễn dịch của hóa trị/xạ trị, đặc biệt là về sự suy giảm tế bào lympho T, từ đó cải thiện hệ miễn dịch và phòng chống ung thư cho cả bệnh nhân và cả những người khoẻ mạnh.
Không chỉ vậy, Linh Chi còn được bệnh nhân ung thư dung nạp tốt, ít tác dụng phụ. Do đó, đây là ứng viên tiềm năng để điều trị và nâng cao chất lượng cuộc sống của những người đang mang trong mình căn bệnh quái ác này.
3.3. Giảm căng thẳng và mệt mỏi
Cuộc sống hối hả hiện nay khiến cho con người dễ đi vào tình trạng căng thẳng và mệt mỏi. Với người trưởng thành, áp lực cơm áo gạo tiền luôn đè nặng lên vai. Với trẻ em, áp lực về học tập và điểm số cũng ngày trở thành gánh nặng. Vì vậy, tìm đến những biện pháp giúp thư giãn, giảm căng thẳng là điều mọi đối tượng quan tâm.
Triterpenes - một hoạt chất có trong Linh Chi cũng được biết đến với tác dụng kích thích sản xuất yếu tố tăng trưởng thần kinh - yếu tố cần thiết cho não và các tế bào thần kinh cảm giác để giữ cho toàn bộ hệ thống thần kinh khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, Linh Chi còn có tác dụng giúp ngủ ngon và sâu hơn. Mặc dù nấm Linh Chi không phải là thuốc an thần, nhưng khi được tiêu thụ với số lượng nhỏ theo thời gian, nấm Linh Chi có thể giúp hỗ trợ giảm căng thẳng, giúp hệ thần kinh thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn.
3.4. Một số lợi ích tiềm năng khác
Tác dụng trên tim mạch: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra Linh Chi có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu thông qua nhiều cơ chế khác nhau như giúp giảm hấp thu hay hạn chế tổng hợp cholesterol. Bên cạnh đỏ, nấm Linh Chi còn có khả năng hạ huyết áp.
Hạ đường huyết: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các polysacarid trong Linh Chi có tác dụng hạ đường huyết lúc đói. Một số nghiên cứu khác chỉ ra hoạt chất triterpenes trong Linh Chi có thể làm giảm lượng đường trong máu thông qua ức chế các chất tham gia vào chuyển hoá glucose trong cơ thể.
Chống oxy hoá: Các nhà khoa học đã phát hiện trong linh chi có rất nhiều hợp chất chống oxy hoá - những chất giúp loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể và ngăn ngừa tổn thương tế bào.
Kháng virus, vi khuẩn: Một số nghiên cứu trong ống nghiệm đã cho kết quả là dịch chiết Linh Chi có khả năng kháng một số vi khuẩn, thậm chí khả năng này còn mạnh hơn kháng sinh. Một số triterpenes từ Linh Chi cũng đã được báo cáo là có tác dụng ức chế hoạt động protease của virus HIV - virus gây căn bệnh thế kỷ mà đến nay vẫn chưa có biện pháp điều trị triệt để.
Cải thiện tình trạng dị ứng: Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng nấm Linh Chi có khả năng kháng histamin và giúp cải thiện việc cung cấp oxy cho cơ thể. Đây chính xác là những điều đáng mong đợi ở những người mắc bệnh hen suyễn mãn tính và dị ứng.
Cải thiện chức năng gan: Bào tử nấm linh chi được một số nghiên cứu phát hiện có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào gan, cải thiện khả năng đưa chất độc ra khỏi cơ thể của cơ quan này. Một lá gan khỏe mạnh cũng có thể rất quan trọng để hỗ trợ các lợi ích sức khỏe khác được đề cập ở trên, bao gồm kiểm soát lượng đường trong máu và dị ứng.
4. Cách chế biến Linh Chi
Hãm trà: Với cách này, bạn có thể dùng Linh Chi dạng thái lát hoặc dạng bột. Với dạng lát, có thể hầm trong nhiều giờ để chiết kiệt hoạt chất vào nước. Với dạng bột, bạn có thể chỉ cần hãm 5 phút là đã có thức uống vừa bổ dưỡng, vừa thơm ngon. Có thể gia giảm vị đắng bằng mật ong hoặc vài lát cam thảo.
Linh Chi thường được chế biến thành thức trà thơm ngon
Nấu cháo: Với cách chế biến này, cần dùng bột Linh Chi để vừa có được toàn bộ dưỡng chất từ thảo dược mà vẫn giữ được thể chất lỏng sánh của cháo. Bạn có thể hầm với xương, gà hay các thực phẩm mà gia đình thường dùng để nấu cháo.
Hầm canh: Có thể dùng nấm Linh Chi hầm canh để cả nhà cùng dùng. Có thể nấu với các rau củ khác, kết hợp với xương để canh có vị thơm ngon đậm đà.
Dùng linh chi để hãm trà thường phổ biến hơn so với 2 cách còn lại vì sự tiện dụng và tính kinh tế. Tuy nhiên dù có chế biến bằng cách nào thì cũng không thể làm mất đi vị đắng của Linh Chi. Do đó, với đối tượng là trẻ em thì việc cho bé dùng Linh Chi là điều khó khăn.
Hiện nay trên thị trường xuất hiện một số sản phẩm sử dụng dịch chiết linh chi và được dùng cho nhiều mục đích sức khỏe khác nhau. Các mẹ có thể lựa chọn sản phẩm có chứa dịch chiết Linh Chi dành cho trẻ nếu muốn bổ sung thảo dược này cho bé nhà mình.
5. Nấm Linh Chi nên dùng với lượng bao nhiêu?
Theo Dược điển Quốc gia Việt Nam, liều lượng Linh Chi là Ngày dùng 2g đến 5g, dưới dạng sắc hoặc thuốc bột, hoặc dạng chè tan. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với Nhân sâm. Theo Dược điển của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa khuyến cáo dùng 6 đến 12g chiết xuất nấm linh chi hàng ngày. Ở các tài liệu phương Tây, liều khuyên dùng hằng ngày là khoảng 1,5 -9 gam chiết xuất Linh Chi mỗi ngày.
Ngoài ra, trên thị trường đã có một số sản phẩm bổ sung sử dụng nguyên liệu là Linh Chi với rất nhiều công dụng cho sức khỏe cho các đối tượng khác nhau. Với những sản phẩm này, hãy đảm bảo uống đúng liều được nhà sản xuất quy định.
6. Nấm Linh Chi có tác dụng phụ không?
Mặc dù được dùng từ lâu đời trong lĩnh vực y học cổ truyền, Linh Chi vẫn tồn tại một số tác dụng không mong muốn như khô miệng, chảy máu cam, tiêu chảy,... Tuy nhiên, đây đều là các tác dụng rất hiếm gặp.
Ngoài ra, Linh Chi có thể gây một số tương tác với một số thuốc chống đông máu như warfarin. Khi bệnh nhân dùng Linh Chi kết hợp với các thuốc này, có thể tăng nguy cơ chảy máu và khó đông máu. Cũng chính vì tăng nguy cơ khó đông máu, Linh Chi cũng không nên dùng ở bệnh nhân sắp phẫu thuật hay sau phẫu thuật.
Một số tác dụng tốt của Linh Chi đôi khi trở thành điều không mong muốn. Vì nấm linh chi có thể tăng cường phản ứng của hệ thống miễn dịch, nên chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng ở những người dùng thuốc ức chế miễn dịch để điều trị các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, Lupus ban đỏ hay bệnh vẩy nến. Cùng với đó, Các nghiên cứu cho thấy nấm linh chi có thể hạ huyết áp ở một số đối tượng. Nếu bạn bị huyết áp thấp, hoặc sử dụng thuốc hạ huyết áp, hãy trao đổi với bác sĩ trước khi dùng nấm linh chi.
7. Ai có thể dùng được nấm Linh Chi?
Linh chi hoàn toàn dùng được cho cả người cao tuổi và trẻ em. Ở những người bệnh mạn tính, cần hỏi ý kiến chuyên gia để được thiết kế liều phù hợp với độ tuổi và thể trạng. Phụ nữ có thai và cho con bú không nên dùng Linh Chi do chưa có nghiên cứu cụ thể cho nhóm đối tượng này.
Trên đây là toàn bộ kiến thức giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thảo mộc quý này. Rất mong đây sẽ là những thông tin hữu ích cho bạn đọc trong hành trình chăm sóc sức khỏe của bản thân và gia đình thân yêu.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.