Mục lục
1. Một số thông tin cơ bản về bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em?
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em (viết tắt là Croup) là một tình trạng phù nề thanh quản và khí quản, dẫn đến đường dẫn khí bị hẹp lại và khiến trẻ nhiễm bệnh có tiếng thở rít khi hít vào và gặp khó khăn trong hô hấp.
Hầu hết các trường hợp viêm thanh khí phế quản ở trẻ để ở mức độ nhẹ và lành tính, tỷ lệ xuất hiện biến chứng thấp, chỉ khoảng 10% trẻ phải nhập viện do mắc căn bệnh này.
Trẻ trong độ tuổi nào dễ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản? Trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi là nhóm đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Những trẻ lớn tuổi hơn thường khó mắc bệnh hơn vì kích thước khí quản lớn hơn, sự phù nề cũng ít gây hẹp đường thở hơn.
Thời điểm trẻ dễ mắc bệnh viêm thanh khí phế quản nhất trong năm? Căn bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, nhưng hay gặp nhất vào những tháng mùa thu và mùa đông. Đây cũng là thời điểm bệnh dễ chuyển nặng và thường hay bị tái phát nhiều lần.
Nguyên nhân gây bệnh là gì? Viêm thanh khí phế quản thường được gây ra bởi virus với tác nhân thường gặp nhất là virus Parainfluenza, chiếm tỷ lệ 70% tổng số trường hợp trẻ mắc bệnh. Viêm thanh khí phế quản do virus cúm gây ra thường đặc biệt nghiêm trọng và có thể xảy ra ở trẻ lớn.
Bên cạnh nguyên nhân gây bệnh do virus, Croup còn có thể xuất hiện do vi khuẩn, các yếu tố dị ứng, trào ngược dạ dày…
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ thường gặp vào mùa lạnh
2. Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em có nguy hiểm không?
Phần lớn các trường hợp mắc bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em sẽ tự khỏi sau 5 – 7 ngày nhiễm bệnh, nếu không xuất hiện thêm bất kỳ biến chứng nào.
Tuy nhiên, nếu bệnh xuất hiện biến chứng, đặc biệt là những biến chứng bội nhiễm (viêm tai giữa, viêm phổi…), dẫn đến mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác, sẽ làm suy giảm nghiêm trọng sức đề kháng của trẻ.
Biến chứng viêm thanh quản cấp ở trẻ em thường diễn biến khá nguy hiểm, thường gặp ở những trẻ có biểu hiện phù nề dữ dội, trong khi kích thước đường thở rất nhỏ (chỉ bằng ⅓ so với người lớn). Đồng thời các tổ chức liên kết ở vùng này lại khá lỏng lẻo nên dễ gây khó thở nặng, đôi khi tử vong ở trẻ em.
Không những thế, viêm thanh khí phế quản cấp có thể tạo nên những ổ áp xe, khi vỡ loét có thể gây ra tình trạng bội nhiễm, làm tràn mủ xuống khí phế quản, từ đó gây ra biến chứng viêm khí quản, phế quản, nghiêm trọng hơn là viêm phổi.
Thêm vào đó, quá trình phù nề từ hạ thanh môn lan nhanh xuống khí – phế quản, đồng thời niêm mạc đường hô hấp dưới tiết ra nhiều dịch nhầy đặc quánh, làm tắc đường dẫn khí, gây ra triệu chứng khó thở. Khi đó, trẻ thường có biểu hiện sốt cao đột ngột và khó thở tăng nặng, nhịp thở nhanh, nông. Bệnh thường diễn biến nhanh và có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Chính vì thế, cha mẹ cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu bệnh của trẻ, nhất là các dấu hiệu biến chứng như đau tai, chảy dịch ở tai, khó hô hấp…
Đa phần các trường hợp viêm thanh khí phế quản ở trẻ không gây nguy hiểm
3. Biểu hiện viêm thanh khí phế quản ở trẻ em là gì?
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em có thể được biểu hiện qua các triệu chứng sau:
Căn bệnh này thường bắt đầu bằng những triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp trên và khá giống với các triệu chứng cảm cúm thông thường như sốt, ho, sổ mũi…
Sau đó, tình trạng ho khan của trẻ thường trở nên nghiêm trọng hơn, xuất hiện tiếng ho khan ông ổng, gắt tiếng, đôi khi được mô tả giống như tiếng hải cẩu kêu. Triệu chứng này thường đi kèm với khản tiếng và xảy ra nhiều vào ban đêm.
Có thể có tiếng thở rít (tiếng kêu bổng, thở gắt, ồn ào) khi trẻ hít vào.
Viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường xuất hiện đột ngột, nhất là vào giữa đêm, thường nặng hơn vào đêm thứ 2, 3 khiến trẻ hay bị thức giấc vào ban đêm. Trong những trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể xuất hiện tình trạng suy hô hấp, thở nhanh, co rút lồng ngực, niêm mạc tím tái…
Khoảng 50% số trẻ bị viêm thanh khí phế quản có thể bị sốt.
Các trường hợp tái phát viêm thanh khí phế quản thường do nguyên nhân co thắt cơ trơn khí phế quản hoặc dị ứng. Tuy nhiên các triệu chứng lâm sàng thường không phân biệt được với nguyên nhân do virus gây ra.
Chú ý: Triệu chứng suy hô hấp và thở rít có thể được cải thiện vào buổi sáng nhưng lại trở nên tồi tệ hơn vào ban đêm là biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em.
Ban đầu bệnh viêm thanh khí phế quản có triệu chứng giống với bệnh cảm cúm
4. Dấu hiệu viêm thanh khí phế quản ở trẻ em cần đi khám ngay
Bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em thường tiến triển khá bất thường, nếu bệnh diễn biến theo chiều hướng tốt, tình trạng khó thở sẽ tự thuyên giảm sau vài ngày.
Ngược lại nếu bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu, tình trạng khó thở sẽ ngày càng nghiêm trọng, nếu không xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
Tình trạng khó thở ở trẻ do viêm thanh khí phế quản có thể chia thành 3 cấp độ như sau:
Cấp độ nhẹ: Trẻ thường bị ho khan tiếng, thở rít khi khóc, tiếng khóc khàn. Ở giai đoạn này, trẻ chưa cần nhập viện điều trị, tuy nhiên ba mẹ nên đưa trẻ đi khám bệnh để bác sĩ hướng dẫn cách theo dõi và chăm sóc trẻ tại nhà.
Cấp độ trung bình: Trẻ thở rít ngay cả khi nằm yên, nhịp thở nhanh và nông. Khi nhận thấy những dấu hiệu này, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời và đúng cách.
Cấp độ nặng: Trẻ thở rít khi nằm yên, khó thở nặng, trẻ kích thích, vật vã, da xanh xao, tím tái. Đây là những biểu hiện trẻ bị tắc nghẽn đường hô hấp nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử trí kịp thời.
Tóm lại, ba mẹ nên đưa trẻ bị viêm thanh khí phế quản đến gặp bác sĩ khi trẻ có một trong các biểu hiện sau:
Tiếng thở rít tăng dần, xuất hiện cả khi trẻ nghỉ ngơi hoặc nằm yên.
Trẻ có dấu hiệu khó thở, nhịp thở bất thường, phập phồng cánh mũi.
Trẻ bị mệt lả, không còn sức để chơi đùa.
Trẻ có triệu chứng há miệng khi thở và chảy nước miếng.
Trẻ bị sốt cao trên 39 độ C, môi khô, lưỡi bẩn, chảy dịch ở tai nghi ngờ do bội nhiễm.
Tình trạng khó thở không thuyên giảm sau 3 ngày điều trị, chăm sóc tại nhà.
Ba mẹ cần chú ý các dấu hiệu nặng của bệnh viêm thanh khí phế quản
Như vậy, bệnh viêm thanh khí phế quản ở trẻ em là một căn bệnh thường gặp, bệnh sẽ tự khỏi nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh có thể chuyển nặng, gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vì thế ba mẹ cần theo dõi sát các biểu hiện viêm thanh khí phế quản của trẻ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Tăng đề kháng linh chi hữu cơ - Reishi Kids Protect
Thấu hiểu được nỗi lo của các mẹ, tập đoàn dược phẩm hàng đầu Tây Ban Nha Neovitalheath đã nghiên cứu và cho ra đời sản phẩm Reishi Kids® Protect. Chuyên biệt hỗ trợ cho các bé hay ốm vặt, sức đề kháng kém, các bé đang có vấn đề về đường hô hấp, muốn tăng cường sức khỏe.
Đây là sản phẩm Tăng đề kháng từ Linh chi hữu cơ đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam. Nổi bật với sự kết hợp của beta glucan & triterpenoid từ Nấm Linh Chi “song hành” cùng “cặp đôi tăng đề kháng kinh điển" là Kẽm và vitamin C. Tăng đề kháng Linh Chi hữu cơ giúp hỗ trợ tăng cường sự vững mạnh của “tuyến phòng thủ” tự nhiên. Nhờ đó giúp bé:
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Trong vài ngày đến 1 tuần: Giúp hỗ trợ giảm triệu chứng cấp tính (Khi kết hợp với thuốc điều trị).
Trong 1 tháng: Hỗ trợ cải thiện hệ miễn dịch (giảm nguy cơ mắc bệnh đường hô hấp).
Trong 3 tháng: Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch ổn định, khoẻ mạnh.