Mục lục
1. Viêm phổi ở trẻ có nguy hiểm không?
Viêm phổi là hiện tượng nhiễm trùng phổi ở một hoặc cả hai bên do nhiều nguyên nhân gây ra có thể kể đến: vi khuẩn, virus, RSV, ký sinh trùng hay nấm. Thông thường các trường hợp viêm phổi do biến chứng từ viêm đường hô hấp trên không được điều trị triệt để. Sau khi các tác nhân gây bệnh gây viêm nhiễm tại vùng mũi họng, nếu không được điều trị kịp thời đúng cách sẽ gây nhiễm trùng đường hô hấp dưới, đặc biệt là viêm phổi.
Viêm phổi là bệnh lý nhiễm trùng nguy hiểm ở trẻ
Theo thống kê cho thấy, trẻ mắc bệnh lý viêm phổi tại Việt Nam là khoảng 2,9 triệu/năm. Tỷ lệ tử vong do viêm phổi ở trẻ dưới năm tuổi chiếm 1/3 trong số đó. Do đó, các bậc phụ huynh nên chú trọng đến việc chăm sóc sức khỏe cho con.
Viêm phổi ở trẻ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: tràn dịch màng phổi, nhiễm trùng máu, viêm màng não,...Do đó, bố mẹ cần theo dõi và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để có biện pháp điều trị và chăm sóc đúng cách.
2. Chẩn đoán viêm phổi ở trẻ em
Viêm phổi ở trẻ nhỏ thường diễn biến khá nhanh. Các triệu chứng của trẻ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 2 - 3 ngày bị đau họng hoặc cảm lạnh. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thở nhanh là một dấu hiệu xuất hiện sớm khi trẻ bị viêm phổi. Bởi khi bị viêm nhiễm các chất dịch nhầy, bạch cầu sẽ tập hợp vào trong phế nang khiến phổi khó hấp thụ oxy. Do đó, trẻ sẽ phải thở nhanh để đáp ứng đủ nhu cầu oxy cho cơ thể.
Bố mẹ có thể phát hiện dấu hiệu này dễ dàng ngay tại nhà bằng cách quan sát và đếm nhịp thở của trẻ, cụ thể:
Trẻ dưới 2 tháng: nhịp thở nhanh khi có tần suất 60 lần/phút.
Trẻ từ 2 tháng đến dưới 12 tháng, thở nhanh khi có tần suất 50 lần/phút.
Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi, thở nhanh khi nhịp thở là 40 lần/phút.
Một số dấu hiệu điển hình cảnh báo viêm phổi ở trẻ
Ngoài ra, một số dấu hiệu khác bố mẹ cần lưu ý như:
Thở khò khè, có thể có tiếng thở rít
Ho khan vào thời gian đầu, sau đó chuyển dần sang ho có đờm, đờm trắng và chuyển dần xanh vàng
Sốt cao đột ngột, thở nhanh, gấp, cố hết sức để thở.
Da xanh xao, niêm mạc nhợt do cơ thể không được cung cấp đủ lượng oxy.
Nghẹt mũi, ớn lạnh, buồn nôn, nôn
Trẻ quấy khóc, chán ăn, mệt mỏi, bỏ bú
3. Phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em
Để có phương pháp điều trị chính xác, việc xác định rõ nguyên nhân gây viêm nhiễm là rất quan trọng. Đồng thời, điều trị viêm phổi ở trẻ em sẽ phụ thuộc vào từng độ tuổi, thể trạng và mức độ bệnh lý khác nhau, cụ thể:
Trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi
Trẻ sơ sinh và dưới 2 tháng tuổi sức đề kháng còn rất yếu. Do đó, khi được chẩn đoán là viêm phổi thì cần được nhập viện điều trị để hạn chế những rủi ro bởi viêm phổi diễn tiến nhanh và rất khó tiên lượng. Đồng thời việc sử dụng thuốc điều trị cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia và phù hợp với từng mức độ bệnh và cơ địa của mỗi trẻ.
Trẻ từ 2 tháng - 5 tuổi
Trong độ tuổi này nếu trẻ chỉ bị viêm phổi nhẹ với các triệu chứng ho, thở nhanh thì có thể điều trị ngoại trú bằng các loại kháng sinh như cotrimoxazol hoặc amoxicillin và theo dõi sát sao trẻ trong vòng 2 - 3 ngày. Nếu trẻ đáp ứng với thuốc thì điều trị đủ trong 7 - 10 ngày. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng phế cầu kháng kháng sinh cũng tăng lên ở một số vùng, bác sĩ có thể cân nhắc tăng liều amoxicillin hoặc thay thế bằng augmentin ở những vùng có tỷ lệ kháng amoxicillin cao.
Trẻ từ 5 tuổi trở lên
Ở độ tuổi này trẻ thường được bác sĩ chỉ định dùng kháng sinh cefuroxim hoặc benzylpenicillin. Trong trường hợp viêm phổi không điển hình, kháng sinh erythromycin hoặc azithromycin sẽ được cân nhắc chỉ định dùng trong 7 - 10 ngày. Ngoài ra, có thể kết hợp thêm các thuốc điều trị triệu chứng khác.
Lưu ý: Tùy thuộc vào từng cơ địa và mức độ viêm phổi khác nhau, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Hiện nay, nguyên nhân chính gây viêm phổi là phế cầu đang có nguy cơ kháng thuốc rất lớn, gây khó khăn trong điều trị. Do đó, bố mẹ cần tuân thủ theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn xảy ra.
Thăm khám bác sĩ sớm để có phác đồ điều trị viêm phổi ở trẻ em phù hợp
4. Hướng dẫn bố mẹ chăm sóc trẻ bị viêm phổi đúng cách
Việc chăm sóc trẻ đúng cách trong và sau khi bị viêm phổi là rất cần thiết. Để trẻ nhanh khỏi và tránh biến chứng tái phát bố mẹ cần tuân thủ một vài nguyên tắc dưới đây:
Hạ sốt cho trẻ: Khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ C cần kết hợp chườm ấm và sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ.
Hướng dẫn trẻ ho đúng cách để đẩy đờm ra ngoài, giúp thông thoáng đường thở.
Vỗ lưng nhẹ nhàng cho trẻ giúp lưu thông tuần hoàn máu trong phổi, hỗ trợ long đờm trong phế quản. Bố mẹ nên thực hiện vỗ lưng cho trẻ trước ăn hoặc sau ăn 2 giờ để tránh nôn. Lưu ý tránh vỗ vào dạ dày, xương ức hoặc xương sống.
Vệ sinh sạch sẽ mũi miệng bằng khăn giấy. Tuyệt đối không dùng lại khăn cũ để ngăn ngừa vi khuẩn có cơ hội xâm nhập trở lại.
Giữ gìn vệ sinh đồ chơi của trẻ bằng cách rửa sạch bằng xà phòng và ngâm tiệt trùng qua nước nóng hàng ngày.
Điều trị triệt để các bệnh lý viêm đường hô hấp trên tránh các biến chứng nguy hiểm.
Xây dựng chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng, đặc biệt là nhóm vitamin và khoáng chất giúp tăng sức đề kháng. Đồ ăn mềm, dễ tiêu, dễ nuốt và chia nhỏ thành nhiều lần ăn trong ngày.
Trẻ là đối tượng có nguy cơ dễ bị các virus, vi khuẩn tấn công gây bệnh. Chính vì thế, để các tác nhân không có cơ hội tấn công việc nâng cao sức đề kháng luôn được các bậc phụ huynh chú trọng. REISHI KIDS® PROTECT với thành phần Linh chi hữu cơ kết hợp kẽm, vitamin C từ cherry anh đào giúp tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể và giảm thiểu nguy cơ gây viêm đường hô hấp hiệu quả.
REISHI KIDS® PROTECT hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh lý viêm đường hô hấp
Hy vọng thông qua bài viết trên, bố mẹ đã có thêm được những thông tin hữu ích về điều trị viêm phổi ở trẻ em. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ hãy liên hệ hotline 19005066 để nhận được tư vấn từ chuyên gia Neo Kids sớm nhất.