Những gì bạn cần biết về hội chứng ADHD ở trẻ em

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Những năm gần đây, tình trạng mắc ADHD đang trở nên phổ biến, do đó, những kiến thức cần biết về hội chứng này đang càng trở nên quan trọng với các bậc cha mẹ. Cùng tìm hiểu về hội chứng ADHD ở trẻ em qua bài viết dưới đây.

1. Hội chứng ADHD là gì?

ADHD - hay còn được biết đến với tên “rối loạn tăng động giảm chú ý” là tình trạng sức khỏe tâm thần có thể gây ra hiếu động bất thường và các hành vi bốc đồng. Những người bị ADHD cũng có thể gặp khó khăn khi tập trung sự chú ý vào một nhiệm vụ cụ thể hoặc ngồi yên trong thời gian dài.

Ở những người bình thường, tình trạng mất tập trung do không đủ năng lượng thỉnh thoảng vẫn xảy ra. Đối với một người bị ADHD, điều này xảy ra thường xuyên hơn và ở mức độ lớn hơn so với những người không có tình trạng này. Nó có thể ảnh hưởng đáng kể đến học tập, công việc và cuộc sống gia đình của họ.

Cả người lớn và trẻ em đều có thể mắc ADHD. Đó là chẩn đoán được Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA) công nhận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tập trung về hội chứng ADHD ở trẻ em và các triệu chứng của nó.

2. Các triệu chứng của ADHD

Một số hành vi biểu hiện hội chứng ADHD ở trẻ em xuất hiện phổ biến là:

  • Gặp khó khăn khi tập trung hoặc tập trung vào nhiệm vụ

  • Đãng trí, quên việc phải hoàn thành nhiệm vụ

  • Dễ bị phân tâm

  • Khó ngồi yên

  • Làm gián đoạn cuộc trò chuyện của tập thể

Tuy nhiên, để chẩn đoán rõ hơn thì cần phân loại ADHD và theo dõi biểu hiện trẻ theo các dấu hiệu của từng loại. Theo phân loại của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (APA), ADHD được chia thành 3 loại: Giảm chú ý, tăng động/bốc đồng hoặc phối hợp cả hai. 

Dấu hiệu trẻ đang bị tăng động và bốc đồng có thể là:

  • Cảm thấy khó khăn khi ngồi yên hoặc giữ nguyên chỗ ngồi, chẳng hạn như trong lớp học

  • Gặp khó khăn khi chơi hoặc thực hiện các nhiệm vụ một cách yên lặng

  • Nói quá mức

  • Không kiên nhẫn đợi đến lượt khi xếp hàng

  • Ngắt lời người khác khi họ đang nói, chơi hoặc thực hiện một nhiệm vụ

Trẻ gặp khó khăn trong việc tập trung có thể:

  • Thường xuyên mắc lỗi hoặc bỏ sót chi tiết khi học tập

  • Khó duy trì sự tập trung khi nghe, đọc hay tham gia một cuộc trò chuyện

  • Gặp khó khăn khi sắp xếp công việc hàng ngày

  • Mất đồ thường xuyên

  • Dễ bị phân tâm bởi những điều nhỏ nhặt xảy ra xung quanh họ

Khó duy trì sự tập trung là một biểu hiện của ADHD

Ở trẻ kết hợp tăng động /bốc đồng và thiếu chú ý có cả triệu chứng kém chú ý và tăng động. Chúng bao gồm không có khả năng chú ý, xu hướng bốc đồng, mức độ hoạt động thái quá và không bao giờ yên một chỗ. Hầu hết trẻ em đều mắc chứng ADHD dạng kết hợp. Loại này phổ biến hơn ở trẻ em trai so với trẻ em gái. Triệu chứng phổ biến nhất ở trẻ em lứa tuổi mẫu giáo là hiếu động thái quá.

3. Nguyên nhân của ADHD

Nguyên nhân gây ra hội chứng ADHD ở trẻ em đến nay vẫn chưa được hiểu biết rõ ràng, mặc dù tình trạng này đang ngày càng phổ biến. 

Một số nghiên cứu đưa ra quan điểm cho rằng giảm dopamine là một yếu tố dẫn đến ADHD. Dopamine là một chất trong não giúp chuyển tín hiệu từ dây thần kinh này sang dây thần kinh khác. Nó đóng một vai trò trong việc kích hoạt các phản ứng, từ đó tác động đến tinh thần và cảm xúc con người. Di truyền cũng được nhắc với khả năng đóng một vai trò nào đó.

Một số báo cáo tin cậy khác cho thấy có sự khác biệt về cấu trúc trong não giữa người bị ADHD và người bình thường. Kết quả chỉ ra rằng những người bị ADHD có lượng chất xám vỏ não ít hơn. 

Các yếu tố khác đang được các nhà nghiên cứu đang xem xét bao gồm:

  • Chấn thương sọ não

  • Trẻ tiếp xúc với các chất độc, như chì từ khi còn trong bụng mẹ, hoặc mẹ có tiền sử nghiện rượu, thuốc lá trước/trong khi mang thai 

  • Sinh non hoặc sinh thiếu cân

4. Chẩn đoán và điều trị

Trẻ bị ADHD cần được chẩn đoán và điều trị

Việc chẩn đoán dựa trên sự đánh về các triệu chứng ở những khía cạnh sau:

  • Thời gian tồn tại triệu chứng: trên 6 tháng

  • Phải có triệu chứng xuất hiện trước 12 tuổi

  • Gây trở ngại đến sinh hoạt và học tập

  • Nơi xảy ra triệu chứng, ví dụ như nó xảy ra ở nhà hay ở trường,...

Ngoài ra, bác sĩ sẽ thực hiện một số đánh giá khác để xác định khả năng điều trị, tiên lượng , các yếu tố có nguy cơ làm trầm trọng bệnh,... từ đó có phác đồ điều trị phù hợp. Ngoài việc sử dụng thuốc từ bác sĩ, việc xây dựng cho trẻ lối sống phù hợp để hỗ trợ cải thiện hội chứng ADHD ở trẻ. Một số khuyến nghị đưa ra là:

  • Chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng các nhóm dưỡng chất: Chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất

  • Hoạt động thể chất ít nhất 60 phút mỗi ngày

  • Ngủ đủ giấc

  • Giới hạn thời gian sử dụng điện thoại, máy tính và TV hàng ngày

Một số thực phẩm có thể giúp trẻ cải thiện tình trạng, như các sản phẩm bổ sung axit béo nhóm Omega 3, kẽm, sắt và vitamin D. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cho con, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

5. Trẻ bị ADHD có thể gặp vấn đề gì?

Gặp khó khăn trong việc học: Một số trẻ ADHD gặp một số vấn đề khiến việc thực hiện nhiệm vụ học tập  khó khăn hơn. Ví dụ như chứng khó đọc, khiến việc đọc trở nên khó khăn hoặc các vấn đề học số hoặc vấn đề học viết. 

Để giúp giảm bớt ảnh hưởng của ADHD đến việc học của trẻ, giáo viên có thể vạch ra các hướng dẫn riêng cho học sinh ADHD. Điều này có thể bao gồm việc dành thêm thời gian cho các bài tập, bài kiểm tra hoặc có chương trình khen thưởng riêng cho học sinh đang gặp tình trạng này.

Dễ rơi vào trạng thái lo lắng: Những người bị ADHD có thể gặp khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày, duy trì các mối quan hệ, v.v. Điều này có thể làm tăng nguy cơ lo lắng. Cùng với đó, việc học có thể khiến trẻ có cảm giác kém cỏi so với bạn bè  và mệt mỏi khi ở trường - đây là điều  có thể làm trầm trọng thêm cảm giác lo lắng . Do đó, bé cần có sự hỗ trợ từ người thân, thầy cô và bạn bè để cố gắng giảm thiểu tác động của những thách thức này.

Trẻ bị ADHD có thể thường xuyên gặp trạng thái lo lắng

Trên đây là những gì bạn cần biết về hội chứng ADHD ở trẻ em. Rất mong những thông tin này sẽ là kiến thức bổ ích giúp ba mẹ có thêm hành trang chăm sóc bé yêu và giúp bé phát triển toàn diện.

Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao

Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.

Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.

  • Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới. 

  • DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần. 

  • Vị dâu, không tanh, thơm ngon.

  • Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ

  • Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

Hotline: 1900 636 985

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.