Mục lục
- 1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
- 2. Các giai đoạn trẻ dễ gặp tình trạng biếng ăn
- 3. Mẹ phải làm gì khi trẻ lười ăn?
- Cải thiện bệnh lý khiến trẻ lười ăn
- Dừng ngay việc ép trẻ ăn
- Trẻ lười ăn thì bố mẹ cũng cần xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày
- Tạo khung giờ ăn cố định cho bé
- Xay nhỏ thức ăn và đa dạng món ăn mỗi ngày
- Trình bày món ăn thật bắt mắt
- Hãy để bé tham gia vào bữa ăn mỗi ngày
- Hãy để con vận động
- Trẻ lười ăn ư, hãy nói không với ăn vặt
- 4. Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để bé ăn ngon hơn?
- 5. Vitamin tăng hấp thu NEO KIDS® GROWTH - Lựa chọn hàng đầu cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
1. Nguyên nhân trẻ biếng ăn
Trẻ lười ăn hay trẻ biếng ăn là tình trạng bé không chịu ăn, hay mất cảm giác thèm ăn. Bé không chịu hợp tác khi ăn, khóc lóc và bố mẹ thậm chí còn phải quát mắng bé khi ăn. Có 3 dạng lười ăn phổ biến nhất thường gặp đó là:
Trẻ biếng ăn sinh lý: Biếng ăn sinh lý thường xảy ra khi bé bắt đầu tập đi, tập bò, tập nói, hay mọc răng. Biếng ăn sinh lý thường chỉ kéo dài từ 1 - 2 tuần.
Trẻ biếng ăn do tâm lý: Dạng biếng ăn xuất hiện do cách chăm sóc của bố mẹ chưa phù hợp tác động tiêu cực như quát mắng, cho ăn rong…
Trẻ biếng ăn bệnh lý: Đây là dạng biếng ăn nguy hiểm vì nó ảnh hưởng đến sức khỏe của bé, thậm chí gây ra một số bệnh lý nghiêm trọng như suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa.
Bé lười ăn do nhiều nguyên nhân
Nguyên nhân cụ thể hơn khiến cho trẻ lười ăn bao gồm:
Do thói quen xấu mà bố mẹ vô tình tạo ra cho trẻ
Nhiều bé biếng ăn do một số thói quen không tốt mà bố mẹ tạo ra như ăn rong, bữa ăn kéo dài quá lâu hay cho bé ăn vặt quá nhiều trước khi ăn chính. Thậm chí nhiều bé ngậm đồ ăn không nuốt nhưng cha mẹ vẫn cố gắng dỗ dành. Điều này tạo thành thói xấu cho bé không tập trung vào bữa ăn.
Thói quen xem tivi khi ăn khiến trẻ lười ăn
Bé không thích món ăn
Trẻ em cũng như người trưởng thành, có khẩu vị riêng. Do đó cũng có những món bé thích món bé không thích. Do đó, mẹ nên đa dạng hơn trong chế biến bữa ăn hàng ngày đồng thời chú ý xem món nào bé ăn ngon ăn nhanh, món nào bé ăn không hợp tác để điều chỉnh.
Bố mẹ quát mắng bé nhiều trong bữa ăn
Đôi khi cha mẹ lo lắng con ăn uống không đủ chất nên có xu hướng ép con ăn các loại thức ăn khác nhau. Hoặc ép con quá mức để con ăn hết khẩu phần. Thậm chí quát mắng khi khi trẻ lười ăn hay ăn chậm. Điều này khiến bé trở nên sợ hãi trước mỗi bữa ăn và sinh ra tâm lý chán ăn.
Mẹ quát mắng cũng khiến bé sợ ăn
Trẻ không tập trung khi ăn
Hiện nay có không ít bố mẹ vì muốn cho con ăn nhanh hơn mà để con sử dụng điện thoại, máy tính bảng, xem TV hoặc chơi đồ chơi trong lúc ăn. Điều này có thể ban đầu khiến bé hợp tác hơn nhưng lâu dần bé sẽ sinh thói quen không có sẽ không ăn. Chưa kể việc vừa ăn vừa xem còn khiến việc tiêu hóa của bé bị ảnh hưởng.
Thời điểm bữa ăn không hợp lý
Đôi lúc nguyên nhân khiến trẻ lười ăn cũng là do khung thời gian ăn uống của bé không được ổn định. Đôi lúc bé được cho ăn khi chưa đói hoặc có khi đã quá đói nhưng chưa được cho ăn. Điều này nếu lặp lại quá nhiều cũng có thể khiến cho bé biếng ăn.
Trẻ biếng ăn do vấn đề sức khỏe
Một lý do trẻ biếng ăn có thể do bệnh lý như trẻ bị nhiễm giun, sán gây suy nhược cơ thể và chán ăn. Hoặc trẻ đang trong giai đoạn mọc răng hoặc bị sâu răng, đau nướu cũng khiến bé không muốn ăn. Bên cạnh đó, biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ em có thể là do trẻ uống thuốc kháng sinh trong thời gian dài khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng hoặc bổ sung vitamin A, vitamin D quá liều.
Trẻ lười ăn do thiếu hụt vi chất dinh dưỡng
Trẻ tự nhiên biếng ăn cũng có thể do thiếu các nhóm vitamin B (B1, B2, B6 và B12), kẽm, sắt, selen, lysine. Những chất này có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa cũng như hấp thu các chất dinh dưỡng khác cho cơ thể. Trẻ thiếu hụt những chất này có thể gây ra tình trạng táo bón, chướng bụng, từ đó làm cho trẻ khó chịu và dẫn đến chán ăn.
Trẻ lười ăn do vấn đề tâm lý
Nguyên nhân này ít khi xảy ra nhưng không phải là không có, đôi khi trẻ trở nên chán ăn nếu đột ngột thay đổi môi trường, giờ giấc sinh hoạt. Hoặc đôi khi do bố mẹ ít quan tâm thường xuyên để con ăn riêng một mình cũng khiến cho bé biếng ăn.
Bé lười ăn do tâm lý thay đổi
2. Các giai đoạn trẻ dễ gặp tình trạng biếng ăn
Trẻ lười ăn thường xảy ra ở giai đoạn từ 6 tuổi trở lại, tương ứng với mỗi thời kỳ lại có nguyên nhân khác nhau khiến bé không hợp tác trong chuyện ăn uống. Cụ thể như sau:
Giai đoạn khi trẻ mới sinh
Khi bé mới sinh nguồn dinh dưỡng của bé đến từ sữa mẹ. Nếu mẹ sữa ít hoặc tư thế cho bé bú sai có thể khiến bé không muốn bú. Hay đôi khi mẹ có chế độ ăn không phù hợp khiến sữa có vị lạ cũng khiến bé bỏ bú.
Giai đoạn 2 đến dưới 6 tháng tuổi
Thông thường giai đoạn bé được 2,3 tháng tuổi sẽ bắt đầu được tiêm vacxin. Đa số các bé sẽ sốt, quấy khóc và lười bú mẹ hơn. Đến khi được 5 tháng tuổi, trẻ bắt đầu mọc răng. Lúc này các bé cũng có thể sốt, sưng lợi khiến cho bé chán ăn. Tiếp theo đó khi bé được 6 tháng mẹ sẽ bắt đầu cho bé ăn thêm các món ăn dặm. Lúc này, bé cần thích nghi thêm một dạng đồ ăn mới nên sẽ có sự lạ lẫm và cũng có thể là nguyên nhân khiến bé chán ăn.
Giai đoạn bé được 1 - 2 tuổi
Mẹ có biết vì sao tầm từ 1-2 tuổi, tình trạng trẻ lười ăn rất phổ biến không? Đó là bởi đây là cột mốc quan trọng. Bé bắt đầu biết đi, bắt đầu làm quen với nhiều thức ăn lạ hơn. Thêm vào đó là bé cũng bắt đầu nghịch ngợm và muốn chơi đùa khám phá hơn là ăn uống. Giai đoạn này cũng là giai đoạn khủng hoảng đối với nhiều bố mẹ vì không biết phải làm sao để con ăn uống ngon hơn. Thậm chí nhiều mẹ còn cảm thấy trầm cảm khi bé lười ăn khiến con còi cọc hơn bạn cùng lứa.
Giai đoạn trẻ từ 4 - 6 tuổi
Thời điểm này các bé đã bắt đầu đi mẫu giáo. Sự thay đổi môi trường sinh hoạt, chế độ ăn uống tác động lớn đến tâm lý của trẻ, dẫn đến trẻ dễ bị biếng ăn. Tuy nhiên, nếu mẹ biết những cách mà dược sĩ sẽ chia sẻ sau đây thì sẽ sớm cải thiện tình trạng trẻ lười ăn.
Đi nhà trẻ cũng có thể khiến bé thay đổi môi trường gây chán ăn
3. Mẹ phải làm gì khi trẻ lười ăn?
Trẻ lười ăn không phải là vấn đề quá đáng ngại nếu cha mẹ biết rõ nguyên nhân. Và sau đây là những cách khắc phục tình trạng chán ăn ở trẻ em
Cải thiện bệnh lý khiến trẻ lười ăn
Nếu bé có các vấn đề về sức khỏe tiêu hóa thì bố mẹ cần tìm ra và khắc phục ngay. Với những trẻ lớn bố mẹ nên nhớ tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần. Đồng thời sử dụng thuốc hay các thực phẩm bổ sung theo bác sĩ chỉ định để giúp cho hệ đường ruột của bé được khỏe mạnh hơn.
Dừng ngay việc ép trẻ ăn
Ngay cả người lớn nếu như phải ăn uống trong sự ép buộc khó chịu thì bữa ăn cũng không còn ngon miệng. Do đó nếu như bố mẹ cứ cố gắng ép buộc bé ăn mỗi ngày sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của con, có thể khiến trẻ có cảm giác sợ ăn. Vì thế thay vì quát mắng bố mẹ hãy tạo cho con niềm vui khi ăn, biến bữa ăn trở thành những giờ phút vui vẻ với con.
Mẹ đừng cố gắng ép bé ăn nhé!
Trẻ lười ăn thì bố mẹ cũng cần xem lại thói quen sinh hoạt hàng ngày
Trong bữa ăn bố mẹ nên hạn chế cho con ăn rong hoặc vừa ăn vừa xem tivi, điện thoại. Việc này ban đầu có thể khiến bé ăn ngoan hơn nhưng thực tế bé đang tập trung xem phim hay ca nhạc nên chỉ ăn theo phản xạ. Thậm chí nhiều bé còn nuốt luôn mà không nhai. Điều này vô cùng có hại vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa của bé.
Hãy tạo không khí vui vẻ khi ăn
Tạo khung giờ ăn cố định cho bé
Hãy thiết kế thời gian ăn uống khoa học. Mỗi bữa cách nhau 4 - 5 tiếng và nhớ cho bé ăn đúng giờ. Thêm đó, mẹ hãy thông báo cho bé là đã sắp đến giờ ăn trước khi bắt đầu khoảng 10 - 15 phút, để tạo thành thói quen cho bé.
Xay nhỏ thức ăn và đa dạng món ăn mỗi ngày
Với trường hợp trẻ lười ăn do bắt đầu ăn dặm mẹ có thể xay nhuyễn thức ăn có thể giúp trẻ dễ hấp thu. Đồng thời tránh thức ăn cọ vào lợi bé gây đau và chán ăn. Mẹ có thể thử cách đơn giản nhưng khá hiệu quả này nếu như bé yêu nhà mình chán ăn nhé!
Trình bày món ăn thật bắt mắt
Mẹ đã nấu rất ngon mà con vẫn chẳng chịu hợp tác thì hãy thử trang trí món ăn sao cho sinh động, màu sắc bắt mắt xem nhé! Đôi khi việc sử dụng chén bát dụng cụ ăn dặm, muỗng nĩa có nhiều kiểu dáng độc lạ cũng khiến bé hào hứng hơn khi ăn đó mẹ ạ.
Hãy để bé tham gia vào bữa ăn mỗi ngày
Nếu bé đã lớn hơn bố mẹ hãy để con ăn cùng người lớn và thực hiện những công việc phụ như lấy bát đũa, lấy nước hoặc dọn đồ ăn ra bàn. Các thành viên trong gia đình có thể làm cùng trẻ để khuyến khích và động viên con. Nhờ vậy, trẻ sẽ cảm thấy vui vẻ khi được khen và giúp kích thích ăn ngon miệng hơn.
Hãy để con vận động
Không có gì ngon hơn khi được ăn thật ngon khi đói. Và khuyến khích con vận động hằng ngày, thông qua một số hoạt động như đi bộ, nhảy dây, đá banh có thể khiến bé tiêu hao năng lượng nhanh hơn, nhanh đói hơn.
Trẻ lười ăn ư, hãy nói không với ăn vặt
Nếu như đã loại trừ toàn bộ các lý do trên thì có thể mẹ hãy xem lại bé có đang ăn vặt quá nhiều trước bữa chính không. Bởi các món quà vặt như bim bim, kẹo thường tạo cảm giác “no giả” khiến trẻ không cảm thấy đói khi vào bữa chính. Mẹ cần nghiêm khắc nói không với ăn vặt không phù hợp nhé!
Không nên cho bé ăn vặt trước bữa ăn chính
4. Trẻ biếng ăn nên bổ sung gì để bé ăn ngon hơn?
Để giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng và tăng cân hiệu quả hơn, sau đây là những vitamin và khoáng chất mẹ nên bổ sung.
Trẻ lười ăn nên bổ sung Kẽm
Đây là khoáng chất cần thiết giúp thúc đẩy hệ miễn dịch và giúp bé chống lại các bệnh như tiêu chảy, viêm phổi và sốt rét. Kẽm còn giúp tăng tốc độ tăng trưởng và tăng cân ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Kẽm có nhiều trong những thực phẩm như các loại cá, thịt, gia cầm, đậu, trứng, sữa, ngũ cốc, rau củ. Mẹ hãy bổ sung chúng vào thực đơn hàng ngày nhé!
Trẻ lười ăn nên bổ sung Kẽm
Lysine giúp bé ăn ngon miệng hơn
Lysine là một axit amin cần thiết đối mà cơ thể không tự tổng hợp được. Lysine có rất nhiều công dụng với cơ thể con người như:
Lysine giúp cơ thể hấp thụ canxi, sắt và kẽm tốt hơn.
Lysine giúp cơ thể tăng trưởng collagen cũng như sản sinh các enzyme, kháng thể và kích thích tố;
Lysine giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch mạnh mẽ hơn
Lysine có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt đỏ, thịt gà, sữa, trứng, pho mát, các loại đậu, mầm lúa mì, quả hạch, đậu nành. Lysine thường được bổ sung thêm bằng các thực phẩm bổ sung khi cho sự chỉ định của bác sĩ.
Các Vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B như vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B9, B12 giúp cải thiện hiệu suất năng lượng chung của toàn cơ thể. Và đặc biệt là giúp cải thiện mức độ thèm ăn của bé. Do đó đây cũng là nhóm vitamin cực kỳ quan trọng với trẻ lười ăn. Vitamin nhóm B có thể tìm thấy trong thịt gia cầm, cá, sữa, trứng, đậu nành, các loại ngũ cốc…
Vitamin nhóm B kích thích bé ăn ngon miệng hơn
5. Vitamin tăng hấp thu NEO KIDS® GROWTH - Lựa chọn hàng đầu cho trẻ biếng ăn chậm tăng cân
Nhịp sống hiện đại bận rộn đôi khi khiến mẹ không có đủ thời gian chế biến món ăn đủ dinh dưỡng. Cộng thêm đôi khi bé biếng ăn do hấp thu kém nên việc có một sản phẩm chuyên biệt là vô cùng cần thiết. Đó là lý do mà NEO KIDS® GROWTH ra đời dành riêng cho các bé gặp tình trạng lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn.
Neo Kids® Growth là sản phẩm nhờ kết hợp tới 19 loại vitamin khoáng chất cùng chiết xuất từ các loại rau củ như rau bina, cải xoong, carot, củ cải đường… Neo Kids® Growth giúp cung cấp trọn bộ vi chất thiết yếu cho trẻ mang đến "giải pháp toàn diện” cho trẻ lười ăn.
Vitamin tăng hấp thu Neo Kids Growth - giải pháp giúp bé ăn ngon, phát triển toàn diện chiều cao và cân nặng
Với Neo Kids® Growth bé sẽ được cung cấp các dưỡng chất thiết yếu giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất. Đồng thời sản phẩm mang đến 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, kết hợp cùng bộ đôi Sắt, Kẽm. Nhờ đó, Neo Kids® Growth giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hạn chế tình trạng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Nhờ đó mà trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh,toàn diện hơn. Hiện nay, Neo Kids® Growth được bán tại các nhà thuốc, hiệu thuốc và điểm bán trên toàn quốc để mẹ có thể đến mua trực tiếp. Hoặc mẹ cũng có thể đặt hàng dễ dàng trên sàn thương mại điện tử, hay thông qua số hotline 1900 636 985.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề trẻ lười ăn cũng như nguyên nhân và cách giải quyết chúng. Hy vọng qua bài viết trên ba mẹ đã hiểu rõ và biết cách cải thiện vấn đề này sao cho hiệu quả nhất. Nếu ba mẹ còn bất cứ vấn đề gì cần tư vấn, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900 0566 để được dược sĩ chuyên môn giải đáp nhé!
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc
Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn đang phát triển, trẻ mới ốm dậy.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin và khoáng chất cùng với Bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, cà rốt, củ cải đường).
Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.
Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.