Bệnh còi xương ở trẻ em: nguyên nhân và triệu chứng

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Bệnh còi xương là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng đặc biệt thường gặp ở trẻ em. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh này có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực như chậm phát triển, mất xương vĩnh viễn, và các dị tật về xương. Vậy bệnh còi xương xảy ra vì nguyên nhân gì, và làm sao để phát hiện bé bị còi xương? Hãy cùng đón đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

1. Bệnh còi xương là gì?

Còi xương là tình trạng xảy ra khi xương bị mềm, yếu, và dễ gãy hơn bình thường. Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng như vitamin D, canxi, và phospho trong cơ thể. Điều này dẫn đến sự mất cân bằng trong quá trình hình thành và chuyển hóa xương, làm cho xương không đủ mạnh và khó thích ứng với sức ép.

Để điều trị còi xương, phương pháp chính là bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là vitamin D, canxi và phospho, thông qua chế độ ăn uống và thuốc bổ sung. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và điều chỉnh liều lượng cũng như thời gian điều trị phù hợp.


Nguyên nhân chủ yếu của bệnh là do thiếu hụt các dưỡng chất quan trọng

Việc phát hiện và điều trị còi xương sớm có vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các biến chứng và hạn chế tác động tiêu cực của bệnh đối với sự phát triển và sức khỏe của trẻ em.

2. Nguyên nhân nào gây ra bệnh còi xương

Chủ yếu các trường hợp còi xương xuất phát từ việc cơ thể thiếu hụt vitamin D. Vitamin D, Canxi và Phospho là những chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình hình thành xương. Đặc biệt, vitamin D có chức năng giúp cơ thể hấp thụ Canxi và Phospho. Khi cơ thể thiếu vitamin D, hàm lượng Canxi và Phospho trong máu giảm, dẫn đến việc cơ thể sử dụng các dưỡng chất này từ xương để đáp ứng nhu cầu của các hoạt động cơ bản.


Chủ yếu các trường hợp còi xương xuất phát từ việc cơ thể thiếu hụt vitamin D

Vitamin D được tổng hợp khi trẻ em tiếp xúc với ánh sáng mặt trời Do đó, trẻ có nguy cơ mắc còi xương nếu bị bao bọc quá kỹ, không tiếp xúc đủ với ánh nắng mặt trời.

Ngoài vitamin D, việc thiếu hụt vitamin K2 - một loại vitamin có nhiệm vụ vận chuyển canxi để hỗ trợ hình thành xương, vitamin D3 - một loại vitamin tham gia vào quá trình chuyển hóa xương, cũng như các khoáng chất như phospho, kẽm, magiê tham gia vào quá trình tạo xương, đều có thể gây ra còi xương khiến cho sự phát triển xương không diễn ra bình thường.

3. Những dấu hiệu cảnh báo bệnh còi xương ở trẻ em 

Triệu chứng điển hình của bệnh còi xương là sự mềm hóa và dễ nứt gãy xương hay còn gọi là hiện tượng gãy xương cành tươi. Đối với trẻ em, mẹ quan sát có thể thấy bé mắc bệnh còi xương có những dấu hiệu sau: 

  • Bé chán ăn và có tình trạng suy dinh dưỡng.

  • Bé phát triển khung xương chậm và không bình thường:

  • Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh có xương có thể bao gồm dấu hiệu thóp chậm liền, bờ thóp mềm, đầu to, bướu đỉnh, bướu trán.

  • Trẻ mắc bệnh còi xương có hệ răng chậm phát triển, răng dễ bị sâu và hay mắc các vấn đề về răng miệng.

  • Lồng ngực bé bị còi xương có hình như ngực gà. 

  • Trẻ chậm biết bò và biết đi, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, và có hiện tượng đổ mồ hôi trộm.

  • Nặng hơn có thể xuất hiện tình trạng tụt canxi, co giật, nôn mửa.


Bé chán ăn và có tình trạng suy dinh dưỡng.

Nguy cơ mắc bệnh còi xương là có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến hơn ở trẻ em, đặc biệt là ở trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi. Trong giai đoạn này, hệ thống xương của trẻ đang trong quá trình phát triển và chưa ổn định, do đó, nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Điều này đặc biệt quan trọng vì còi xương có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển xương và hệ thống xương của trẻ.

4. Những yếu tố gia tăng nguy cơ bị còi xương?

Ngoài các nguyên nhân gây còi xương đã được đề cập ở trên, còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh này, bao gồm:

  • Trẻ ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời: Trẻ ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ảnh hưởng đến khả năng tổng hợp vitamin D tự nhiên trong cơ thể của trẻ, góp phần làm tăng nguy cơ còi xương.


Trẻ ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời có thể bị còi xương

  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non thường sẽ gặp rắc rối về hệ tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng, bao gồm cả vitamin D và canxi. Điều này có thể làm gia tăng nguy cơ mắc còi xương cho trẻ sinh non.

  • Trẻ sinh ra trong gia đình có tiền sử bệnh còi xương: Yếu tố di truyền cũng đóng vai trò quan trọng trong cơ hội mắc bệnh còi xương. Nếu trong gia đình có tiền sử còi xương, trẻ có nguy cơ cao hơn bị bệnh này.

Ngoài ra cũng có một số thuốc gây ảnh hưởng đến khả năng sử dụng vitamin D cho cơ thể. Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng hấp thụ và sử dụng vitamin D trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương.

5. Điều trị bệnh còi xương như thế nào?

Để điều trị còi xương, bác sĩ sẽ tập trung vào việc cung cấp các dưỡng chất cần thiết thông qua chế độ ăn uống và thuốc bổ sung. Đối với những trường hợp nghiêm trọng hơn do rối loạn thận hoặc di truyền, cần đặc biệt chú trọng điều chỉnh liều lượng bổ sung sao cho phù hợp với sức khỏe của bệnh nhân.

Thường thì sau khoảng 1 tuần điều trị, hiệu quả của quá trình điều trị sẽ bắt đầu hiển thị, và các biến dạng xương sẽ dần được cải thiện. Trong một số trường hợp đặc biệt, như khi có biểu hiện chân vòng kiềng hoặc các biến dạng xương nghiêm trọng hơn, có thể cần đến việc sử dụng nẹp hoặc phẫu thuật để chỉnh lại tư thế xương.

Quá trình điều trị cũng yêu cầu theo dõi chặt chẽ, bằng cách thường xuyên chụp X-quang và xét nghiệm máu, để đảm bảo việc bổ sung vitamin D được điều chỉnh một cách chính xác và hiệu quả.

6. Cách phòng tránh còi xương cho trẻ em

Để tránh còi xương, các bậc phụ huynh cần chú ý bổ sung đủ canxi và vitamin D cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, qua những biện pháp sau đây:

  • Xây dựng thực đơn dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D: Bố mẹ nên đưa vào chế độ ăn hàng ngày của trẻ những thực phẩm giàu canxi và vitamin D như sữa, sản phẩm từ sữa, đậu, rau xanh, ngũ cốc, hạnh nhân, nước ép trái cây, nước cam, v.v...

  • Đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho cơ thể: Trẻ có thể được bổ sung vitamin D thông qua thực phẩm như cá béo, sữa, ngũ cốc và cũng nên được thường xuyên tắm nắng. Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tự nhiên, an toàn và hiệu quả nhất. Bố mẹ cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng các loại thực phẩm bổ sung vitamin D phù hợp cho trẻ.


Đảm bảo cung cấp đủ vitamin D cho bé

  • Phòng ngừa còi xương cho trẻ từ giai đoạn thai kỳ: Phụ nữ mang thai cần tăng cường cung cấp canxi, đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ. Điều này đảm bảo cơ thể mẹ cung cấp đủ vitamin D cho thai nhi.

  • Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh: Sữa mẹ chứa đầy đủ dưỡng chất và kháng thể giúp hỗ trợ hệ miễn dịch của trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng cần chú ý đảm bảo thực đơn đủ chất sau khi sinh để cung cấp chất lượng sữa mẹ tốt nhất cho bé.

  • Thường xuyên tập luyện và tham gia các hoạt động thể dục, thể thao: Đây là cách không chỉ giúp tránh còi xương mà còn giúp trẻ phát triển và khỏe mạnh toàn diện. Những hoạt động như chạy, nhảy, đi bộ, leo trèo... sẽ giúp nâng cao sức bền và kích thích quá trình hình thành xương, giúp xương trở nên chắc khỏe.

Cùng với đó, đồng hành cùng mẹ trên hành trình nuôi con lớn khỏe, đã có Neo Kids Growth - sản phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất toàn diện cho bé. Với công thức hoàn hảo kết hợp chiết xuất rau củ cùng vitamin Neo Kids Growth giúp tăng cường đề kháng, kích thích ngon miệng ở trẻ biếng ăn, hấp thu dinh dưỡng kém, còi xương. Sản phẩm có hương vị thơm ngon, được bào chế ở dạng siro ngọt dịu mà bé nào cũng đều yêu thích. 


Neo Kids Growth giúp tăng cường đề kháng, tăng cường hấp thu cho bé

Trên đây là những thông tin mà dược sĩ chia sẻ đến quý độc giả và bố mẹ căn bệnh còi xương ở trẻ em, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc và điều trị. Hiểu rõ được nguyên nhân chính là cách hiệu quả để bố mẹ bảo vệ và giúp cho bé có được sự phát triển toàn diện. Quý độc giả và bố mẹ cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì, vui lòng gọi ngay số hotline 1900 5066.


Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn đang phát triển, trẻ mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin và khoáng chất cùng với Bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, cà rốt, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 1900 5066

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.