Mục lục
1. Nguyên nhân - Dấu hiệu của trẻ bị suy dinh dưỡng
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng gây ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng và phát triển bình thường của cơ thể. Theo thống kê của UNICEF - Quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc, hiện nay tại Việt Nam có khoảng 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng và có nguy cơ tổn thương não lâu dài.
Vậy suy dinh dưỡng ở trẻ có biểu hiện như thế nào?
Hầu hết trẻ bị suy dinh dưỡng thường có các biểu hiện rõ rệt như: nhẹ cân, dễ mắc bệnh, đề kháng kém, trẻ tăng cân chậm, da xanh xao, tóc dễ gãy rụng, kém hoạt bát, chiều cao tăng chậm, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy. Ngoài ra, một số triệu chứng cho thấy trẻ có thể bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng: mắt nhìn mờ, quáng gà, cơ thể bị phù, não bộ chậm phát triển.
Suy dinh dưỡng ở trẻ thường được chia làm 3 thể như sau:
Thể thấp còi: được phản ánh bởi chỉ số chiều cao theo tuổi của trẻ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của độ tuổi đó. Suy dinh dưỡng thể thấp còi thường là biểu hiện của sự chậm phát triển kéo dài.
Thể nhẹ cân: là tình trạng thiếu dinh dưỡng dẫn đến cân nặng của trẻ thấp hơn so với tiêu chuẩn thông thường theo độ tuổi. Thể nhẹ cân có thể phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ kéo dài hoặc ngay tại thời điểm đánh giá.
Thể gầy còm: được phản ánh khi chỉ tiêu cân nặng theo chiều cao của trẻ thấp hơn so với mức tiêu chuẩn. Thể gầy còm thường phản ánh tình trạng cơ thể trẻ thiếu dinh dưỡng cấp tính (bé không tăng cân hoặc đang bị sụt cân).
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường do 2 nguyên nhân chính:
Cơ thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng: chế độ dinh dưỡng không đáp ứng được nhu cầu dinh dưỡng của con, trẻ biếng ăn, cách chế biến thức ăn không phù hợp, thức ăn nghèo dinh dưỡng,... dẫn đến cơ thể bé không được cung cấp đủ năng lượng để hoạt động và phát triển. Từ đó, khiến cho con có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao.
Trẻ nhỏ mắc một số bệnh lý kéo dài như: rối loạn tiêu hóa, đường ruột nhiễm ký sinh trùng,...đòi hỏi cơ thể con cần tiêu tốn nhiều năng lượng hơn so với bình thường, do vậy lượng chất được hấp thu để nuôi cơ thể sẽ bị giảm đi dẫn đến con còi cọc và suy dinh dưỡng.
Trong thực tế, có rất nhiều trường hợp mẹ thấy con thấp còi, nhẹ cân hơn so với các bạn liền ép con ăn thật nhiều mà không theo hướng dẫn khoa học nào cả. Đây thực ra không phải là cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng hiệu quả, ngược lại có thể gây phản tác dụng và tạo nỗi ám ảnh tâm lý cho con.
Dấu hiệu nhận biết sớm trẻ bị suy dinh dưỡng
2. Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng tại nhà
Tình trạng suy dinh dưỡng kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển cả về mặt thể chất lẫn tinh thần của bé. Do đó, khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị suy dinh dưỡng, trước tiên ba mẹ cần đến các cơ sở khám chữa bệnh để được các bác sĩ, chuyên gia kiểm tra và có hướng xử lý. Đồng thời, khi chăm sóc tại nhà, các bậc phụ huynh cũng cần chú ý kết hợp với những điều sau:
2.1. Có chế độ ăn khoa học hợp lý
Cung cấp đủ dinh dưỡng theo nhu cầu phát triển là yếu tố quan trọng giúp trẻ cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Viện dinh dưỡng quốc gia đã đưa ra giải pháp chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng theo từng giai đoạn trưởng thành như sau:
Trẻ dưới 6 tháng tuổi bú sữa mẹ theo nhu cầu của bé, nên chú trọng dinh dưỡng cho mẹ để đảm bảo có đủ sữa cho con bú.
Từ 6 - 12 tháng tuổi, ngoài dùng sữa mẹ trẻ nên được bổ sung thêm chế độ ăn ngoài, cho trẻ ăn bột và cháo xay từ 3 đến 4 bữa mỗi ngày. Nếu con ăn ít có thể tăng số bữa ăn lên.
Trẻ 1- 2 tuổi: ngoài bú sữa mẹ nên ăn thêm 4 bữa/ngày. Nếu con không bú mẹ nên dùng thêm 400-500ml sữa công thức.
Trẻ 3-5 tuổi cần ăn 5-6 bữa mỗi ngày.
Việc đảm bảo cân đối và bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết là cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng mà mẹ nên lưu ý. Một số dưỡng chất mà mẹ cần bổ sung đủ vào chế độ ăn cho con gồm:
Chất đạm: đảm bảo cho sự phát triển chiều cao, cân nặng, tham gia vào cấu tạo tế bào và giúp nâng cao hệ miễn dịch cho trẻ. Chất đạm thường có nhiều trong các thực phẩm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc, vừng,...
Kẽm: là vi chất cần thiết cho sự phát triển chiều cao, cân nặng và sức đề kháng của trẻ. Thiếu kẽm, trẻ thường có cảm giác chán ăn do rối loạn tế bào vị giác. Một số thực phẩm giàu kẽm mẹ có thể tham khảo thêm như: tôm, gan lợn, lươn, lòng đỏ trứng, hạnh nhân, hạt điều,...
Canxi: rất cần thiết cho trẻ nhỏ trong giai đoạn phát triển. Bổ sung đủ bộ đôi canxi và phospho giúp bé hình thành xương, răng vững chắc, đảm bảo cho sự phát triển chiều cao.
Vitamin nhóm B: Bao gồm nhiều loại như vitamin B1, B3, B6,...Trong đó, vitamin B3 thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt. Vitamin B6 tham gia cấu tạo các chất cần thiết, tạo cảm giác ngon miệng và tiêu hóa tốt.
Vitamin D: hỗ trợ hấp thu canxi, giúp xương bé chắc khỏe và phát triển chiều cao tốt.
Vitamin C: hỗ trợ hấp thu canxi, sắt, và acid folic, củng cố tăng cường hệ miễn dịch, chống dị ứng và bảo vệ thành mạch. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam và bông cải xanh.
Trẻ bị suy dinh dưỡng thường là các bé biếng ăn hoặc kém hấp thu nên nhiều khi nếu chỉ bổ sung từ thực phẩm là không đủ, dẫn đến tình trạng thiếu hụt vi chất ở trẻ. Vì vậy ba mẹ nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt bổ sung đầy đủ vi chất cho bé.
Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng - Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho trẻ như đạm, kẽm, vitamin các loại,...
2.2 Phòng tránh các bệnh lý liên quan đến đường ruột
Đường ruột khỏe mạnh tạo điều kiện tối ưu cho cơ thể tiếp nhận chất dinh dưỡng. Các bệnh lý về đường ruột như nhiễm ký sinh trùng sẽ càng khiến tình trạng suy dinh dưỡng của con thêm trầm trọng hơn. Chính vì vậy bảo vệ hệ tiêu hóa cũng là cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng hữu hiệu mà mẹ cần lưu ý:
Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho con: giữ quần áo con sạch sẽ gọn gàng, tắm rửa vệ sinh cho con bằng nước sạch, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh cho bé, không để con mút tay.
Tránh dùng các thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, ưu tiên lựa chọn thực phẩm tươi sống.
Vệ sinh môi trường sống: đảm bảo con được vui chơi, sinh hoạt trong không gian sạch sẽ thoáng mát. Giữ đồ dùng của con sạch sẽ và khô ráo.
2.3 Chăm sóc tâm lý của con
Trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển cần được nhận sự quan tâm và khích lệ từ phía gia đình nhiều hơn so với trẻ thông thường. Ba mẹ nên thật kiên trì và đồng hành cùng con, nhẹ nhàng khích lệ, âu yếm, chuyện trò để giảm áp lực ăn uống cho con và tạo điều kiện cho con được phát triển tự nhiên.
Tâm lý thoải mái tạo hứng thú cho con vui chơi và ăn ngon miệng hơn
Như vậy qua bài viết trên, Neo kids đã cung cấp cho ba mẹ một số cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng. Mong rằng những thông tin hữu ích này sẽ là hành trang giúp ba mẹ trên hành trình đồng hành cùng con phát triển. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được các chuyên gia tư vấn thêm mẹ nhé!Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc
Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn đang phát triển, trẻ mới ốm dậy.
Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin và khoáng chất cùng với Bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, cà rốt, củ cải đường).
Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.
Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 1900 5066
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Vitamin Neo Kids
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Dược sĩ Trần Thanh Bình
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dược phẩm, chăm sóc sức khoẻ trẻ em.