Trẻ em suy dinh dưỡng: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc và điều trị

0/5 (0 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Trẻ em suy dinh dưỡng không chỉ đến sự phát triển về thể chất mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng học tập và tự tin của trẻ. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ em suy dinh dưỡng, dấu hiệu, cách chăm sóc và điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em, chia theo từng độ tuổi ra sao? Mời ba mẹ cùng với dược sĩ tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ em suy dinh dưỡng và những con số đáng báo động 

Suy dinh dưỡng trẻ em là tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu năng lượng, protein, lipid và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi. Theo báo cáo Tình hình Trẻ em Thế giới  của Tổ chức Unicef, trên thế giới cứ 3 trẻ dưới 5 tuổi thì có một trẻ thiếu dinh dưỡng.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở Việt Nam ở trẻ em dưới 5 tuổi 19,6% đến dưới 20%, với hơn 230.000 trẻ em dưới 5 tuổi thiếu dinh dưỡng cấp tính nặng mỗi năm; đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng thiếu dinh dưỡng thể thấp còi và tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.

Những “con số biết nói” này đã dấy thực trạng số trẻ em phải chịu hậu quả từ chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học, không đáp ứng đủ và đúng nhu cầu đang rất báo động.


Hình ảnh trẻ em suy dinh dưỡng

2. Phân loại trẻ bị suy dinh dưỡng theo từng độ tuổi

Trẻ em suy dinh dưỡng ở từng độ tuổi cũng có nguyên nhân không giống nhau. Có hai thời điểm mà bé dễ gặp tình trạng suy dinh dưỡng nhất, cụ thể là hai thời điểm sau:

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi

Trẻ sơ sinh hoặc các bé từ khoảng 5 tuổi trở lại bị suy dinh dưỡng thường do việc không được tiếp cận sữa mẹ ngay sau sinh, hoặc do sữa mẹ không cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Sau giai đoạn này bé khi bắt đầu ăn dặm, ăn bột hay ăn cháo. Lúc nào trẻ cũng có thể suy dinh dưỡng có thể do chế độ ăn chưa hợp lý hoặc do thay đổi từ bú mẹ sang ăn đồ ăn khiến bé biếng ăn. Lâu dài gây ra tình trạng suy dinh dưỡng. 

Trẻ tuổi mẫu giáo và tiểu học suy dinh dưỡng

Trẻ em suy dinh dưỡng ở độ tuổi mầm non thường do bé không ăn đủ hoặc có chế độ ăn thiếu dinh dưỡng thích hợp. Hoặc do bé không hấp thu được tối đa các chất dinh dưỡng từ thực phẩm để duy trì sức khỏe phát triển về thể chất. Suy dinh dưỡng thời điểm này khiến bé thấp còi hơn các bạn cùng tuổi dẫn đến việc học tập vui chơi sinh hoạt của bé bị ảnh hưởng nhiều. 


Trẻ em tuổi đi mẫu giáo có thể bị suy dinh dưỡng cho thay đổi chế độ ăn 

3. Các thể suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Có thể phân loại suy dinh dưỡng trẻ em theo ba thể như sau:

  • Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân: Đây là tình trạng suy dinh dưỡng dẫn đến cân nặng thấp hơn so với mức tiêu chuẩn của trẻ so sánh ở cùng mức tuổi và giới tính.  Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân là tình trạng bé có cân nặng thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới (dưới -2SD). 

  • Suy dinh dưỡng thể thấp còi: Đây là tình trạng trẻ chậm tăng trưởng kéo dài dẫn đến trẻ không đạt được chiều cao tiêu chuẩn so với một nhóm các trẻ được khảo say. Trẻ có chiều cao thấp hơn với mức tiêu chuẩn của trẻ cùng tuổi và giới . Suy dinh dưỡng thể thấp còi có nghĩa là bé chậm phát triển mạn tính, kéo dài từ trong quá khứ. Thậm chí có thể bắt đầu từ giai đoạn bào thai do mẹ bị thiếu dinh dưỡng khi mang bầu. 

  • Suy dinh dưỡng thể gầy còm: Là tình trạng cân nặng theo chiều cao của trẻ tụt xuống thấp đáng kể so với trị số nên có ở quần thể tham khảo.

 4. Biểu hiện trẻ em suy dinh dưỡng

Trẻ em suy dinh dưỡng hiện nay có thể đã không còn nhiều và phổ biến như khoảng 20, 30 năm về trước. Tuy nhiên không phải là không có khả năng. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở trẻ nhìn chung khá dễ nhận biết và có những dấu hiệu khá đặc trưng như sau:

  • Bé có cân nặng thấp so với độ tuổi và chiều cao.

  • Bé suy dinh dưỡng thường có da khô, tóc vàng xơ, móng tay yếu do thiếu hụt các nhóm chất cần thiết.

  • Bé suy dinh dưỡng nhìn khuôn mặt nhạt nhòa, đôi mắt thâm quầng.

  • Bé suy dinh dưỡng thường có thể chất yếu đuối, mệt mỏi, dễ bị ốm vặt, ít năng lượng, ít chơi đùa cùng bạn bè

  • Nhìn dáng người bé suy dinh dưỡng thường hơi gù lưng, phần lồng ngực gầy nhô ra, cơ bắp và hệ xương kém phát triển. 


Bé suy dinh dưỡng nhìn khuôn mặt nhạt nhòa, đôi mắt thâm quầng.

Ngoài việc quan sát những dấu hiệu trên mẹ có thể dựa vào những chỉ số sau để biết bé nhà mình có đang suy dinh dưỡng thấp còi hay không:

  • Thứ nhất là dựa vào cân nặng theo từng thời điểm của bé: Thường các bé sơ sinh sẽ có cân nặng giao động 3kg -3,5kg. Sau khoảng 5 tháng tăng gấp đôi, 12 tháng tăng gấp ba; và mỗi năm sẽ tăng khoảng 2kg. Như vậy đến khi bé 6 tuổi thì cân nặng giao động ở mức 20 kg. Nếu bé ở độ tuổi này mà dưới 20kg mẹ hãy cho bé đi khám dinh dưỡng nhé!

  • Thứ hai là dựa theo chiều cao: Bé mới sinh dài trung bình 50cm, 6 tháng bé dài 65cm, 12 Tới khi bé 8 tuổi chiều cao giao động khoảng 120 cm. Trường hợp bé thấp hơn nhiều con số này cũng có thể bé suy dinh dưỡng. 

5. Nguyên nhân nào dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em

Suy dinh dưỡng ở trẻ em có nguyên nhân phức tạp và liên quan đến nhiều yếu tố:

  • Chế độ ăn uống thiếu cân đối: Trẻ em không được cung cấp đủ calo và dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn hàng ngày sẽ dễ bị suy dinh dưỡng hơn các bạn đồng trang lứa

  • Nhiễm trùng và bệnh tật: Trẻ em mắc bệnh đặc biệt là nhiễm trùng đường tiêu hóa, có thể làm suy giảm quá trình hấp thụ dưỡng chất trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng. 

  • Điều kiện sống và sinh hoạt kém: Trẻ em sống trong môi trường thiếu thốn, thiếu nước sạch, điều kiện vệ sinh kém cỏi sẽ tác động tiêu cực tới sức khỏe của trẻ. Điều này khiến bé dễ mắc bệnh, suy giảm đề kháng và dẫn đến suy dinh dưỡng. 

  • Điều kiện kinh tế: Gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn thường không thể đảm bảo chế độ ăn uống đủ đầy cho trẻ, dẫn tới suy dinh dưỡng. 


Chế độ ăn chưa phù hợp có thể khiến trẻ em suy dinh dưỡng

6. Hậu quả của bệnh suy dinh dưỡng ở trẻ

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, có đến hơn 54% số trường hợp tử vong của trẻ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam liên quan đến suy dinh dưỡng mức độ vừa và nhẹ. Nếu trẻ em suy dinh dưỡng kéo dài mà không có giải pháp can thiệp kịp thời, trẻ sẽ phải gánh chịu hàng loạt vấn đề như:

  • Không thể phát triển tầm vóc như bạn bè cùng tuổi.

  • Hệ miễn dịch kém khiến bé dễ mắc bệnh, chậm phát triển trí não, ngôn ngữ.

  • Bé suy dinh dưỡng thường giao tiếp kém hơn và việc học tập cũng trở nên khó khăn hơn bé khỏe mạnh. 

Nguy hiểm hơn, tình trạng suy dinh dưỡng có thể kéo dài qua nhiều thế hệ. Người mẹ nếu bị suy dinh dưỡng khi còn nhỏ hoặc ở tuổi vị thành niên có khả năng bị suy dinh dưỡng khi mang thai.

Mẹ bị suy dinh dưỡng thì thai nhi cũng ít nhận được dinh dưỡng hơn khiến con sinh ra yếu ớt, nhẹ cân. Bé có thể suy dinh dưỡng trong năm đầu sau sinh và những bé suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ có nguy cơ tử vong cao hơn so với trẻ bình thường và khó có khả năng phát triển bình thường.



Trẻ em suy dinh dưỡng có đề kháng kém

7. Cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng

Chăm sóc đúng cách trẻ em bị suy dinh dưỡng là yếu tố quan trọng để giúp trẻ phục hồi sức khỏe và phát triển tốt hơn. Dưới đây là một số cách chăm sóc đặc biệt cho trẻ suy dinh dưỡng:

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối: Đảm bảo trẻ được tiếp cận các nhóm thực phẩm đầy đủ, đảm bảo cung cấp đủ lượng calo và dinh dưỡng cần thiết để phát triển.

  • Thúc đẩy việc ăn uống đều đặn: Khi trẻ bị suy dinh dưỡng, việc ăn ít và không đều đặn có thể là nguyên nhân khiến bé khó cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng. Do đó, mẹ nên cho bé ăn uống đúng giờ mỗi ngày để tạo ra thói quen ăn uống cho bé.  

  • Tạo môi trường ăn uống tích cực: Tạo cảm giác vui vẻ, thoải mái và thư giãn trong bữa ăn gia đình, tránh áp lực và căng thẳng trong suốt bữa ăn.

  • Tăng cường hoạt động thể chất: Kích thích trẻ tham gia vào hoạt động vui chơi, thể thao để phát triển cơ bắp và xương khỏe mạnh.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Đưa trẻ đến kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng phát triển và sức khỏe tổng quát của trẻ.

8. Trẻ suy dinh dưỡng mẹ cần bổ sung gì cho bé?

Ngoài việc cung cấp 3 nhóm chất chính bao gồm đạm, đường và béo, việc bổ sung các loại vitamin và khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn cho trẻ suy dinh dưỡng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của bé. Những chất này, mặc dù không cung cấp năng lượng trực tiếp, lại đảm nhận một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chúng thúc đẩy quá trình giải phóng năng lượng, hỗ trợ hoạt động của cơ thể, và bảo vệ các tế bào và cơ quan khỏi tổn thương.

Sắt

Sắt tham gia vào quá trình vận chuyển và lưu trữ oxy, cũng như chuyển hóa các chất dinh dưỡng; nó còn đóng vai trò quan trọng trong tạo enzyme và sản xuất tế bào hồng cầu. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng thiếu máu. Trẻ em không nhận đủ lượng sắt cần thiết thông qua khẩu phần ăn thường dễ dàng gặp tình trạng suy dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng thiếu cân, chậm phát triển trí tuệ và dễ mắc các bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, hô hấp, và da do thiếu các vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, vitamin A, và vitamin nhóm B.

Để giải quyết tình trạng suy dinh dưỡng, mẹ nên cho bé bổ sung thực phẩm giàu chất sắt. Các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt gà, gan, cá, trứng, mộc nhĩ, mè, rau dền, đậu xanh, rau má,... Đồng thời, kết hợp thực phẩm giàu vitamin C từ rau quả để tăng cường hấp thu sắt hiệu quả hơn.


Bổ sung sắt cho trẻ em suy dinh dưỡng

Canxi

Canxi đóng vai trò quan trọng trong việc cấu tạo xương và răng, cũng như tham gia vào quá trình đông máu và chuyển hóa một số chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt canxi là một trong những nguyên nhân gây chậm mọc răng ở trẻ em, gây khó khăn trong hoạt động nhai và nuốt, dẫn đến hiệu suất tiêu hóa và hấp thu kém. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như cá, trứng, các loại rau xanh đậm màu, sữa và các sản phẩm từ sữa.


Bổ sung canxi cho trẻ em suy dinh dưỡng

I-ốt

I-ốt là một vi chất dinh dưỡng vô cùng quan trọng mà cơ thể cần được cung cấp hàng ngày để bảo vệ và nâng cao sức khỏe cũng như trí tuệ. Chất dinh dưỡng này đóng vai trò then chốt trong quá trình tổng hợp nội tiết tố tuyến giáp trạng, đồng thời hỗ trợ phát triển não bộ và tăng trưởng thể chất cho trẻ em. Ngoài ra, i-ốt còn tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng cho hoạt động của cơ thể.

Sự thiếu hụt i-ốt từ trong bụng mẹ có thể dẫn đến tình trạng suy giáp bẩm sinh cho trẻ khi ra đời và trong quá trình lớn lên, trẻ có thể chậm phát triển trí tuệ, gặp vấn đề về bướu cổ. Để đảm bảo cung cấp đủ i-ốt, trẻ cần được bổ sung từ các thực phẩm giàu i-ốt như hải sản, rong biển, và muối biển.

Kẽm

Kẽm là một yếu tố vô cùng quan trọng khi nói đến việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng. Kẽm tham gia vào hơn 300 enzyme trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong các phản ứng hóa học, cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng và quá trình phân chia tế bào. Sự thiếu hụt kẽm có thể dẫn đến tình trạng chậm phát triển thể lực, suy dinh dưỡng, giảm sức đề kháng, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng, rối loạn tiêu hóa, rối loạn chuyển hóa và suy giảm miễn dịch.

Để đảm bảo cung cấp đủ kẽm cho trẻ, bữa ăn hàng ngày của bé cần được bổ sung từ các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, hàu, ngao, thịt bò, thịt gà, hạt ngũ cốc và phô mai.


Bổ sung kẽm cho trẻ em suy dinh dưỡng

Các loại vitamin

Trẻ suy dinh dưỡng thường thiếu hụt một số loại vitamin quan trọng như A, D, C và nhóm B.

  • Thiếu vitamin A: Gây chậm phát triển, dễ mắc các bệnh về da, suy giảm khả năng miễn dịch và ảnh hưởng đến thị giác. Các nguồn vitamin A có trong cà rốt, đu đủ, bông cải xanh, cà chua, và bí đỏ.

  • Thiếu vitamin D: Dẫn đến còi xương và suy dinh dưỡng. Vitamin D có trong sữa và các sản phẩm từ sữa, trứng, cá hồi, bơ, dầu gan cá, đặc biệt là các loài cá béo như cá thu, cá hồi, cá trích.

  • Thiếu vitamin nhóm B: Gây mệt mỏi, biếng ăn. Các loại vitamin nhóm B như axit folic có trong bơ, gan, trứng, và đậu phộng; các loại rau xanh đậm như bông cải xanh, cải bó xôi, măng tây.

  • Thiếu vitamin C: Làm cơ thể kém hấp thu sắt, canxi và axit folic. Vitamin C có trong các loại trái cây như cam, ổi, dâu, nho, và kiwi.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ nhỏ sẽ tạo nền tảng phát triển tốt trong những năm đầu đời. Đến tuổi đi học, trẻ có khả năng tập trung và tiếp thu tốt hơn, đồng thời có tốc độ phát triển thể lực và trí lực ở tuổi vị thành niên.


Bổ sung vitamin cho trẻ em suy dinh dưỡng

Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng cho trẻ suy dinh dưỡng, bố mẹ cũng khuyến khích trẻ em tham gia tích cực các hoạt động thể chất, trải nghiệm thông qua các môn thể thao có lợi như bơi lội, bóng đá, bóng rổ... Trong quá trình chơi các môn thể thao này cũng là lúc năng lượng trong cơ thể trẻ được tiêu hao đúng cách và kích thích trẻ ăn ngon miệng hơn.

Ngoài ra, mẹ cũng nên bổ sung cho bé các sản phẩm chuyên biệt để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phục hồi và phát triển của trẻ. Nổi bật trong số các sản phẩm được nhiều bố mẹ tin dùng cho trẻ em suy dinh dưỡng đó là Neo Kids Growth. 


Neo Kids Growth - người bạn đồng hành cùng bé khoẻ mạnh cao lớn

Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Tây Ban Nha, với sự kết hợp hài hòa từ các chiết xuất rau củ cùng với loại vitamin, Neo Kids Growth mang lại những công dụng giúp:

  • Bổ sung vitamin, khoáng chất và chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. 

  • Giúp nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch đồng thời tăng cường và bảo vệ sức khỏe cho bé. 

Neo Kids Growth phù hợp cho các bé:

  • Trong thời kỳ phát triển cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất

  • Trẻ mới ốm dậy, sức khỏe và đề kháng còn kém. 

  • Trẻ em suy dinh dưỡng, trẻ em biếng ăn hoặc kém hấp thu 

  • Trẻ em hay ốm vặt do đề kháng yếu. 

Hiện nay, Neo Kids® Growth được bán tại các nhà thuốc, hiệu thuốc và điểm bán trên toàn quốc nên bố mẹ có thể dễ dàng mua hàng với mọi hình thức. 

Trên đây là những thông tin về tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng, nguyên nhân, dấu hiệu, cách chăm sóc và điều trị. Đây là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng có thể gây hậu quả kéo dài trong cuộc đời. Hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị suy dinh dưỡng là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe và phát triển toàn diện cho trẻ. Quý độc giả và bố mẹ cần tư vấn thêm bất cứ thông tin gì, vui lòng gọi ngay số hotline 1900 636 985.


Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids Growth - Mẹ chẳng lo con còi cọc

Được nghiên cứu để hỗ trợ cho các bé lười ăn, ăn không hấp thu, còi cọc, chậm lớn hoặc đang trong giai đoạn đang phát triển, trẻ mới ốm dậy. 

Vitamin giúp tăng hấp thu Neo Kids® Growth mang đến "giải pháp kép" nhờ sự kết hợp của 19 loại vitamin và khoáng chất cùng với Bộ tứ dinh dưỡng (rau bina, cải xoong, cà rốt, củ cải đường).

Không chỉ hỗ trợ cung cấp các dưỡng chất thiết yếu để lấp đầy khoảng trống vi chất cho trẻ, giúp hỗ trợ giải quyết tình trạng thiếu hụt vi chất.

Neo Kids® Growth còn cung cấp trọn bộ 8 loại Vitamin B với hàm lượng cao, “song hành” cùng “hai hoạt chất kinh điển” Sắt, Kẽm. Nhờ đó, giúp hỗ trợ cải thiện cấu trúc enzym tiêu hóa, hỗ trợ chặn đứng hiện tượng rối loạn tiêu hoá ở trẻ. Từ đó trẻ ăn ngon hơn, hấp thu tốt các chất dinh dưỡng, tăng cân đều và phát triển khoẻ mạnh.


Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 4, LK12-VT2, khu nhà ở Xa La, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, thành phố Hà Nội, Việt Nam

Hotline: 1900 5066

Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Reishi Kids Protect

Fanpage: Neo Kids Việt Nam

Email: neokidsvn@gmai.com

Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.