Suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả gì? Làm sao để ngăn ngừa suy dinh dưỡng

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Suy dinh dưỡng là vấn đề hết sức nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Vậy cụ thể suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả gì? Và làm sao để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng xảy ra. Hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

1. Suy dinh dưỡng là gì?

Suy dinh dưỡng ở trẻ em là tình trạng trẻ không được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thể chất và trí tuệ. Đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ em trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. 


Hình ảnh em bé bị suy dinh dưỡng


2. Nguyên nhân nào khiến trẻ bị suy dinh dưỡng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em. Cụ thể như sau:

2.1 Chế độ ăn uống thiếu hụt dinh dưỡng 

Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Đặc biệt ở những nước kém phát triển, do gia đình nghèo đói, thiếu thốn, không có đủ khả năng cung cấp đủ thức ăn cho trẻ. 

Một nguyên nhân khác có thể dẫn đến suy dinh dưỡng đó là do trẻ bị thiếu một số nhóm chất do chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định, dẫn đến thiếu hụt các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất. Hoặc một số bé kén ăn, lười ăn, trẻ được cho ăn dặm quá sớm hay quá muộn cũng có thể gây tình trạng suy dinh dưỡng. 


Dinh dưỡng thiếu hụt là nguyên nhân hàng đầu gây suy dinh dưỡng

2.2 Suy dinh dưỡng do nguyên nhân bệnh lý

Một số bệnh lý cũng có thể gây ra tình trạng suy dinh dưỡng như tiêu chảy kéo dài, viêm đại tràng,... ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng của trẻ. Các bệnh lý về gan có thể ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp và chuyển hóa protein, vitamin và khoáng chất cũng khiến bé không nhận được đủ dinh dưỡng cần thiết. Như vậy có thể thấy suy dinh dưỡng chủ yếu do yếu tố dinh dưỡng và bệnh lý gây ra. 


3. Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị suy dinh dưỡng 

Nhận biết sớm các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ là điều hết sức cần thiết để giúp bé cải thiện tình trạng này. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết trẻ em bị suy dinh dưỡng:

3.1 Dấu hiệu về thể chất

Trẻ bị suy dinh dưỡng thường không tăng cân hoặc tăng cân chậm. Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của suy dinh dưỡng. Cha mẹ nên theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên bằng cách cân trẻ định kỳ mỗi tháng và ghi chép vào sổ theo dõi sức khỏe. Đôi khi có những bé suy dinh dưỡng vẫn tăng cân nhưng so với bé cùng trang lứa thì vẫn nhẹ cân hơn hẳn. Theo WHO, trẻ em được xem là nhẹ cân khi cân nặng thấp hơn 2SD so với mức trung bình của trẻ cùng độ tuổi và giới tính.

Trẻ suy dinh dưỡng do thiếu hụt protein, cơ bắp sẽ trở nên yếu ớt, chảy xệ và teo tóp. Trẻ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, thiếu sức lực, không muốn vận động. Tóc trẻ khô, xơ xác, dễ gãy rụng. Mắt của trẻ thiếu hụt vitamin A và các chất dinh dưỡng khác sẽ trở nên nhợt nhạt, thiếu sức sống. Miệng hay khô nẻ do thiếu hụt vitamin B2. Có thể có dấu hiệu gan to: Gan của trẻ to ra do bị nhiễm mỡ hoặc xơ gan.

3.2 Dấu hiệu về chức năng

Các bé suy dinh dưỡng thường luôn mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống, do thiếu năng lượng. Thêm vào đó, trẻ hay bị ốm, mắc các bệnh truyền nhiễm. Điều này là do do thiếu hụt các vitamin và khoáng chất thiết yếu, hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, khiến trẻ dễ bị ốm, mắc các bệnh truyền nhiễm. 


Các bé suy dinh dưỡng thường luôn mệt mỏi, lờ đờ thiếu sức sống


4. Suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả gì?

Suy dinh dưỡng là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, suy dinh dưỡng sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ. Cụ thể:

4.1 Ảnh hưởng về mặt thể chất

Suy dinh dưỡng làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ, khiến trẻ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm như viêm phổi, tiêu chảy, sởi, quai bị,...Trẻ em suy dinh dưỡng có thể dẫn đến chậm phát triển trí tuệ, rối loạn hành vi, tăng động giảm chú ý,...Suy dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và chiều cao của trẻ. Trẻ ở độ tuổi tập đi mà suy dinh dưỡng sẽ chậm biết đi, biết đứng, vận động yếu ớt.

4.2 Hậu quả về tinh thần khi trẻ bị suy dinh dưỡng

Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của trẻ, khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, khả năng học tập và ghi nhớ kém. Trẻ có thể bị rối loạn lo âu, trầm cảm, tự kỷ. Trẻ suy dinh dưỡng cũng thường rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp với người khác. 


Trẻ suy dinh dưỡng cũng rụt rè, ít nói, ngại giao tiếp với người khác

4.3 Hậu quả về lâu dài

Khi trưởng thành, người từng bị suy dinh dưỡng có thể có sức khỏe yếu, giảm khả năng lao động và học tập. Đồng thời cũng có nguy cơ mắc những bệnh lý tim mạch, tiểu đường hay ung thư hơn người bình thường. Trẻ em bị suy dinh dưỡng thường có nguy cơ bị bắt nạt, cô lập và gặp khó khăn trong việc học tập và hòa nhập xã hội. 


5. Làm sao để ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em?

Như vậy tới quý độc giả cũng đã hình dung được suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả gì cũng như nguyên nhân gây ra suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Việc ngăn ngừa tình trạng này là hết sức cần thiết để giúp trẻ có được sự phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần. 

Dưới đây là các giải pháp toàn diện và hiệu quả để ngăn ngừa suy dinh dưỡng ở trẻ em:

5.1. Cải thiện chế độ ăn uống

Điều đầu tiên giúp trẻ tránh được tình trạng suy dinh dưỡng là đảm bảo cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Bởi đây chính là nguồn dinh dưỡng hoàn hảo cho trẻ trong giai đoạn này. 

Ở những giai đoạn về sau cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng. Bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin và khoáng chất. Tăng cường cho trẻ ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng: Cá, thịt, trứng, sữa, rau xanh, trái cây,...


Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh 

5.2 Vệ sinh an toàn thực phẩm

Giữ gìn vệ sinh trong quá trình chế biến và bảo quản thức ăn cho trẻ. Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn, sử dụng nguồn nước sạch, bảo quản thức ăn đúng cách. Tránh cho trẻ ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh.

5.3 Chăm sóc sức khỏe cho trẻ

Song song với chăm sóc về dinh dưỡng, cha mẹ cần cho trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý ảnh hưởng đến dinh dưỡng của trẻ. Đồng thời luôn luôn cập nhật các thông tin dinh dưỡng để giúp cha mẹ chăm sóc bé được khoa học hơn. 


Ba mẹ có thể tham khảo thêm: 

Vitamin tổng hợp Neo Kids

Canxi hoạt tính Neo Kids

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi suy dinh dưỡng gây ra những hậu quả gì? Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ số máy tư vấn 1900 5066 để được giải đáp. 

Dược sĩ Bùi Phương Thảo
Dược sĩ Bùi Phương Thảo

Tốt nghiệp bằng Giỏi - Đại học Dược Hà Nội. Với Dược sĩ Phương Thảo, trẻ em xứng đáng được yêu thương, chăm sóc và bảo vệ để có thể lớn khôn khoẻ mạnh và phát triển toàn diện nhất. Chính vì lý do đó, Dược sĩ Phương Thảo coi việc cập nhật thông tin Y khoa chính xác là trách nhiệm và là sứ mệnh của một người Dược sĩ để mang lại những giá trị tích cực nhất, đồng hành cùng các bậc phụ huynh trên hành trình nuôi con khôn lớn.

  • Facebook