Độ tuổi tăng chiều cao của nữ là bao nhiêu?

5.0/5 (1 đánh giá)
Bài viết đã được chuyên gia trong lĩnh vực Y Dược tham vấn và kiểm tra tính xác thực về nội dung. Tất cả kiến thức cung cấp đảm bảo khoa học và dựa trên các tài liệu tham khảo uy tín, những nghiên cứu cập nhật mới nhất
Chiều cao của chúng ta phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như giới tính, môi trường hay chế độ dinh dưỡng. Sau độ tuổi trưởng thành hầu như chúng ta không cao thêm nữa. Vậy đâu là dấu hiệu hết tăng chiều cao và độ tuổi tăng chiều cao của nữ với nam có gì khác biệt nhau không? Mời quý độc giả cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết sau.

1. Độ tuổi phát triển chiều cao của trẻ là bao nhiêu?

Chiều cao là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến ngoại hình và sức khỏe của trẻ. Quá trình phát triển chiều cao của trẻ diễn ra liên tục từ khi sinh ra cho đến khi trưởng thành, nhưng có những giai đoạn "vàng" mà tốc độ tăng trưởng cao hơn cả. Cụ thể


Bảng đo chiều cao chuẩn WHO cho bé gái

1.1 Giai đoạn "bứt phá" đầu đời

Giai đoạn từ Từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của trẻ, với tốc độ trung bình 25cm/năm trong năm đầu tiên và 10cm/năm trong hai năm tiếp theo. Chăm sóc tốt trong giai đoạn này đóng vai trò nền tảng vững chắc cho hành trình phát triển chiều cao sau này.


Giai đoạn từ Từ 0 - 3 tuổi là giai đoạn tăng trưởng nhanh nhất của trẻ

1.2. Giai đoạn "ổn định"

Giai đoạn từ từ 3 - 13 tuổi là thời điểm chiều cao của trẻ tăng trưởng chậm lại nhưng vẫn đều đặn, với tốc độ trung bình 5 - 8 cm/năm. Đây là thời điểm quan trọng để duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động hợp lý và tạo thói quen tốt cho trẻ. 

1.3. Giai đoạn "dậy thì" - "cú hích" quan trọng

Đối với bé gái tuổi dậy thì là giai đoạn từ 10 - 15 tuổi, kéo dài 2 - 3 năm. Đây là giai đoạn "vàng" để phát triển chiều cao, với tốc độ tăng trưởng trung bình 8 - 12 cm/năm. Đối với bé trai bắt đầu từ 12 - 18 tuổi, kéo dài 3 - 4 năm. Tương tự bé gái, đây là giai đoạn "bứt phá" về chiều cao với tốc độ tăng trưởng ấn tượng. Như vậy độ tuổi tăng chiều cao của nữ và nam cũng không có quá nhiều sự khác biệt. 


Đối với bé gái tuổi dậy thì là giai đoạn từ 10 - 15 tuổi


2. Độ tuổi nào trẻ hết tăng chiều cao

Hầu hết nữ giới sẽ ngừng phát triển chiều cao sau 18 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể tiếp tục phát triển thêm một chút cho đến 20 tuổi. Còn đối với nam thường ngừng phát triển chiều cao sau 20 tuổi. Tuy nhiên, một số trường hợp hiếm hoi có thể tiếp tục phát triển thêm một chút cho đến 25 tuổi. 


3. Dấu hiệu hết tăng chiều cao

Dấu hiệu hết tăng chiều cao ở nam giới và nữ giới có một số điểm khác biệt. Chủ yếu là những đặc điểm khác biệt về giới tính như sau:

3.1 Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam

Đối với nam giới đa số sẽ đạt chiều cao tối đa ở độ tuổi 16 - 17 và ngừng hẳn khi đạt 21 tuổi. Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nam giới có thể được chia thành hai nhóm chính:=

  • Dấu hiệu sinh lý: Râu, ria mép và lông cơ thể phát triển đầy đủ. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nam giới đã bước vào giai đoạn dậy thì muộn và sắp ngừng phát triển chiều cao.


Có râu và ria mép là dấu hiệu hết dậy thì hoàn toàn ở bé trai

  • Kích thước tinh hoàn và dương vật phát triển hoàn toàn: Dấu hiệu này cũng cho thấy sự trưởng thành về sinh dục và tiềm năng phát triển chiều cao hạn chế.

  • Giọng nói trầm: Giọng nói trầm là một trong những dấu hiệu đầu tiên của dậy thì ở nam giới và cũng là dấu hiệu cho thấy sự phát triển chiều cao sắp kết thúc.

  • Dấu hiệu thể chất: Chiều cao không thay đổi trong một khoảng thời gian dài. Đây là dấu hiệu quan trọng nhất cho thấy bạn đã ngừng phát triển chiều cao. Theo dõi chiều cao thường xuyên bằng cách đo và ghi chép lại là cách tốt nhất để phát hiện dấu hiệu này.

  • Kích thước bàn chân và bàn tay không thay đổi: Khi bạn ngừng phát triển chiều cao, kích thước bàn chân và bàn tay cũng sẽ ngừng phát triển.

  • Xương mu và các khớp xương phát triển hoàn toàn: Xương mu và các khớp xương đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển chiều cao. Khi chúng phát triển hoàn toàn, bạn sẽ không thể phát triển cao hơn nữa..

3.2 Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ

Thông thường, nữ giới sẽ đạt chiều cao tăng trưởng tối đa trong khoảng từ 16 - 18.


Nữ giới sẽ đạt chiều cao tăng trưởng tối đa trong khoảng từ 16 - 18

 Dấu hiệu ngừng phát triển chiều cao ở nữ giới có thể được chia thành hai nhóm chính:

  • Dấu hiệu sinh lý: Ngực phát triển hoàn toàn. Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất cho thấy nữ giới đã bước vào giai đoạn dậy thì muộn và sắp ngừng phát triển chiều cao.

  • Kinh nguyệt: Xuất hiện kinh nguyệt là dấu hiệu dậy thì quan trọng, báo hiệu tiềm năng phát triển chiều cao hạn chế.


Xuất hiện kinh nguyệt là dấu hiệu dậy thì quan trọng

  • Lông mu và nách phát triển đầy đủ: Dấu hiệu này cũng cho thấy sự trưởng thành về sinh dục và tiềm năng phát triển chiều cao hạn chế.

Tất nhiên đây chỉ là những dấu hiệu chung chung chứ không phải toàn bộ. 


4. Làm sao để giúp trẻ phát triển chiều cao một cách tối đa

Để giúp trẻ phát triển chiều cao tối đa, cha mẹ cần chú trọng vào những yếu tố sau:

4. 1. Chú ý chế độ dinh dưỡng

Để con phát triển chiều cao một cách tối đa mẹ hãy xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ dưỡng chất. Bữa ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng quan trọng cho sự phát triển chiều cao như protein, canxi, vitamin D, vitamin K, kẽm, magie,...

  • Ưu tiên thực phẩm giàu canxi: Canxi là yếu tố quan trọng cho sự phát triển hệ xương khớp, giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Các thực phẩm giàu canxi bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, cua, tôm, cá nhỏ, rau lá xanh,...


Canxi là yếu tố quan trọng cho sự phát triển hệ xương khớp

  • Bổ sung vitamin D: Vitamin D giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn. Trẻ có thể nhận vitamin D từ ánh nắng mặt trời, hoặc bổ sung qua thực phẩm như cá béo, lòng đỏ trứng,...

  • Tránh cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh: Những thực phẩm này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn cản trở sự phát triển chiều cao của trẻ.

4. 2. Cho trẻ ngủ đủ giấc

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng cần chú ý cho bé ngủ đúng giờ, đủ giấc để bé phát triển chiều cao hiệu quả. Bởi giấc ngủ giúp cơ thể trẻ sản xuất hormone tăng trưởng, kích thích phát triển chiều cao. Trẻ em cần ngủ từ 8 đến 10 tiếng mỗi ngày, tùy theo độ tuổi. Tạo môi trường ngủ thoải mái, yên tĩnh để giúp trẻ dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

4. 3. Khuyến khích trẻ vận động

Vận động giúp tăng cường sức khỏe, kích thích hệ xương khớp phát triển, giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Mẹ có thể hướng dẫn bé các bài tập phù hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ như đi bộ, chạy nhảy, bơi lội, chơi bóng rổ, cầu lông,...


Vận động giúp tăng cường sức khỏe, kích thích hệ xương khớp phát triển, giúp trẻ phát triển chiều cao tối ưu


5. Kết luận

Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về độ tuổi tăng chiều cao của nữ và nam. Đồng thời những điều cần chú ý để giúp cho trẻ em phát triển chiều cao một cách tối đa. Mọi nhu cầu tư vấn, hỗ trợ vui lòng gọi ngay đến số máy hotline 1900 5066 để được giải đáp. 

Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Hoà
Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Văn Hoà

Bác sĩ Trần Văn Hòa là bác sĩ nhi khoa giỏi, hài hước, tận tâm và vô cùng yêu thương trẻ nhỏ. Ngoài việc tham gia khám và điều trị các bệnh lý về Nhi Khoa, anh còn tích cực tham gia giảng dạy tại Trường Đại Học Kỹ Thuật Y Dược Đà Nẵng.

  • Facebook