Mục lục
1. Thiếu tập trung ở trẻ có phải là bệnh lý không?
Thiếu tập trung ở trẻ là một vấn đề mà nhiều người quan tâm hiện nay. Tình trạng thiếu tập trung diễn ra có thể do nhiều nguyên nhân. Thiếu tập trung được xem là bệnh lý hay không tùy thuộc vào nguyên nhân sinh ra nó. Một số trường hợp trẻ có biểu hiện thiếu tập trung do di truyền, do thiếu dinh dưỡng, não bộ bị tổn thương… được xem là bệnh lý. Hầu hết các trường hợp còn lại thì tình trạng trẻ thiếu tập trung là do phương pháp giáo dục chưa đúng cách, môi trường sống…
2. Hậu quả của việc thiếu tập trung ở trẻ
Thiếu tập trung ảnh hưởng tới tất cả mọi mặt trong cuộc sống, bao gồm cả học tập và các hoạt động hàng ngày của trẻ. Một số hậu quả mà các phụ huynh cần phải lường trước được khi trẻ bị thiếu tập trung như:
Kết quả học tập kém: trẻ bị hội chứng thiếu tập trung thường phân tâm, dễ xao nhãng khi học bài. Do đó trẻ thường tiếp thu bài chậm hơn so với các bạn, dẫn tới kết quả học tập không tốt.
Trẻ hay quên: khi thiếu tập trung, trẻ không thể ghi nhớ được lời ba mẹ hoặc người khác nói, dẫn tới tình trạng “nói trước quên sau”.
Trẻ bị tự ti, khó hòa nhập cộng đồng: thiếu tập trung ảnh hưởng đến việc học tập và hoạt động vui chơi hàng ngày của trẻ. Do đó trẻ thường nhận được kết quả học tập kém, chơi thể thao kém… Tất cả những kết quả này làm trẻ thấy tự ti vì không bằng các bạn. Lâu dần trẻ trở nên khép mình, ngại giao tiếp, khó hòa nhập được với mọi người. Thậm chí một số trẻ còn có khuynh hướng chán nản, không chịu cố gắng học tập làm ảnh hưởng xấu tới tương lai sau này.
Trẻ gặp phải những tai nạn không đáng có: do sự thiếu tập trung nên nếu để trẻ ở một mình thường rất nguy hiểm. Trẻ có thể bị các chấn thương do ngoại cảnh tác động. Các phụ huynh cũng cần lưu ý nếu thấy trẻ có dấu hiệu thiếu tập trung thì không để cho trẻ đi chơi một mình.
Trẻ thiếu tập trung có kết quả học tập kém
3. Giải pháp khi trẻ bị thiếu tập trung
Việc phát hiện sớm và xác định chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu tập trung ở trẻ có ý nghĩa to lớn trong quá trình điều trị. Nó giúp cho quá trình trị bệnh dễ dàng hơn, tránh gây ra những ảnh hưởng nặng nề cho trẻ. Sau đây là một số cách có thể áp dụng khi trẻ bị thiếu tập trung, bao gồm:
Dùng thuốc, thực phẩm bổ trợ sức khỏe: các bậc phụ huynh khi quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu của tình trạng thiếu tập trung thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay để được chẩn đoán chính xác bệnh. Bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cụ thể bằng việc sử dụng thuốc và các sản phẩm bổ trợ kết hợp với việc thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
Giáo dục trẻ đúng cách: ba mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen tập trung làm một việc để rèn luyện tính tập trung.
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ: một số trẻ thiếu tập trung là do chế độ dinh dưỡng không đáp ứng đủ nhu cầu phát triển của cơ thể. Do đó ba mẹ hãy quan tâm hơn tới chế độ ăn uống của các con, bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho trí não như: các loại hạt, quả hạch, lúa mì, yến mạch, trứng, sữa… Bên cạnh đó cũng hạn chế các loại thực phẩm nhiều chất béo, đường, chất kích thích để đảm bảo cho trẻ có sức khỏe tốt nhất.
Cho trẻ ngủ đủ giấc: trẻ em là độ tuổi cần ngủ nhiều. Do đao ba mẹ hãy đảm bảo các con được ngủ đủ giấc để trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất và tinh thần.
Cho trẻ học tại các trung tâm uy tín: hiện nay đã xuất hiện nhiều trung tâm giáo dục dành riêng cho trẻ mắc hội chứng thiếu tập trung. Ba mẹ có thể tìm hiểu và cho các con tham gia các lớp học này để rèn luyện tính tập trung, tự lập của các con.
4. Biện pháp phòng ngừa tình trạng thiếu tập trung ở trẻ
Để giảm thiểu tỷ lệ thiếu tập trung ở trẻ, ba mẹ là những người có vai trò vô cùng quan trọng. Ba mẹ có thể áp dụng một số những biện pháp sau đây để giúp trẻ có trí não phát triển, ngăn ngừa tình trạng thiếu tập trung:
Cho trẻ ăn uống khoa học với chế độ ăn đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Đồng thời cũng tránh xa các chất có hại cho sức khỏe như chất kích thích, cà phê…
Tạo cho trẻ thói quen tập trung làm một việc. Không để xảy ra tình trạng trẻ vừa ăn vừa chơi đùa, nghịch ngợm. Khi học bài phải nghiêm túc, không vừa học vừa chơi.
Tạo cho trẻ không gian học tập yên tĩnh để tránh bị xao nhãng bởi tiếng ồn, âm thanh bên ngoài.
Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động ngoại khóa, giao tiếp với mọi người nhiều hơn để thúc đẩy trí não phát triển.
Bổ sung thực phẩm tốt cho trí não giúp ngăn ngừa tình trạng thiếu tập trung ở trẻ
Trên đây là những thông tin hữu ích về tình trạng thiếu tập trung ở trẻ. Các ba mẹ hãy tham khảo để có phương pháp điều trị và phòng tránh cho các con. Nếu có ý kiến thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi bằng cách để lại bình luận ở phía dưới. Chúng tôi rất sẵn lòng phục vụ quý bạn đọc!
Neo Kids Omega 3 DHA - Dầu cá chuẩn IFOS, chất lượng 5 sao
Ai cũng muốn con mình lớn lên thông minh, mắt sáng, khỏe mạnh và hạnh phúc. Và một trong những dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ và thị lực chính là DHA. Vì thế mà việc bổ sung hợp chất này cho bé là quan trọng.
Hiện nay, trên thị trường có sản phẩm Dầu cá chuẩn IFOS Neo Kids Omega 3 DHA với nhiều ưu điểm.
Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới.
DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần.
Vị dâu, không tanh, thơm ngon.
Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ
Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.
Nhà phân phối tại Việt Nam: Công ty TNHH Neovital Việt Nam
Địa chỉ: Số 1, Liền Kề 12, Khu đô thị Xala, Phường Phúc La, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội
Hotline: 1900 636 985
Xem chi tiết sản phẩm tại đây: Neo Kids Omega 3 DHA
Fanpage: Neo Kids Việt Nam
Email: neokidsvn@gmai.com
Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
Dầu cá đạt chứng nhận 5 sao quốc tế IFOS - chứng nhận lâu đời và nổi tiếng trong việc đánh giá chất lượng dầu cá trên toàn thế giới.
DHA công nghệ Omegavie ® 25 độc quyền siêu tinh khiết và ổn định gấp 5 lần.
Vị dâu, không tanh, thơm ngon.
Chứa 5 dưỡng chất vàng DHA, EPA, Vitamin A, D3, E cung cấp dưỡng chất cho trẻ
Chính hãng, nhập khẩu châu Âu.